Nghiên cứu địa mạo cho quy hoạch mở rộng đô thị Hà Nội về phía tây - pdf 18

Download miễn phí Nghiên cứu địa mạo cho quy hoạch mở rộng đô thị Hà Nội về phía tây



Hoạt động của sông Hồng và các chi lưu của nó có ảnh hưởng lớn tới địa hình,
và do vậy có ý nghĩa lớn đối với công tác quy hoạch phát triển đô thị. Biến động lòng
sông trong quá khứ để lại dấu ấn khá rõ nét trong trầm tích cũng như hình thái địa
hình. Thông qua các hoạt động của con người (chủ yếu là sử dụng đất), mà hoạt động
này có sự phân dịkhá rõ theo những thực thể vật chất tự nhiên và chính chúng tạo nên
một dấu hiệu hay một lớp thông tin đáng tin cậy trong quy trình xử lý GIS để nhận
biến sự biến động lòng sông. Từ việc phân tích những thông tin về các thành tạo địa
hình âm dạng tuyến, đôi nơi còn sót các ao hồ cùng thông tin về thành phần vật chất
(được xác định khá tốt trên ảnh viễn thám -hình 1) và các dấu hiệu gián tiếp (nhờ lớp
thông tin v ề phân bố dân cư và các đường đồng mức cũng như các điểm độ cao trên
bản đồ địa hình), với sự trợ giúp của các phần mềm GIS, đã tiến hành khôi phục lại
hoạt động của lòng sông Hồng trong quá khứ và xây dựng bản đồ các thế hệ lòng cổ
của sông Đáy, sông Nhuệ. Sự phân bố của các lòng cổ phù hợp với quy luật dòng
chảy, hầu hết các lòng cổ đều chạy theohướng tây bắc xuống đông nam.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


và đặc biệt là đặc trưng biến động trong quá khứ của sông Đáy, sông Nhuệ. Cách nhìn
nhận mới ở đây là việc phục dựng những đới biến động (chứ không chỉ là lòng sông
cổ) và nguyên nhân biến động của các lòng sông Hồng, sông Đáy, sông Nhuệ và sông
Tô Lịch nhằm phục vụ cho việc xác lập những diện tích có độ ổn định cao trong quy
hoạch phát triển và mở rộng thủ đô.
1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA MẠO KHU VỰC
Về mặt sơn văn, Hà Nội có đầy đủ 3 nhóm địa hình cơ bản là đồng bằng, đồi
và núi với cách sắp xếp cao dần về phía tây. Phần trung tâm rộng lớn hơn cả là đồng
bằng hạ lưu và đồng bằng châu thổ của sông Hồng, chuyển lên phía tây là những dải
gò đồi rất thoải của Thạch Thất - Hòa Lạc, Sơn Tây - Ba Vì. Đặc điểm địa mạo của
khu vực đã được tập thể tác giả cũng như các nhiều nhà khoa học khác phân tích
[1,2,6], trong đó đã cho thấy vùng phía tây Hà Nội có đầy đủ 3 nhóm địa hình cơ bản
là núi, đồi và đồng bằng. Địa hình khu vực khá đa dạng với các nhóm dạng địa hình
được thành tạo bởi quá trình bóc mòn chung, phân bố ở phía tây trên các khối núi Ba
Vì và Viên Nam; nhóm dạng địa hình do hoạt động dòng chảy được hình thành bởi
sông Hồng và các chi lưu như sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tích cũng như các sông
suối nhỏ khác; nhóm địa hình karst có diện tích không lớn, song tạo nên tính độc đáo
và đa dạng của cảnh quan, đó là các khối karst sót nổi trên nền đồng bằng tích tụ ở
Chùa Thầy, Quốc Oai,...; địa hình do quá trình biển và hỗn hợp sông biển liên quan
với biển tiến Pleistocen muộn và Holocen tạo nên các bề mặt cao 8-15m và 4-6m.
Dưới đây chỉ phân tích những đặc trưng địa mạo trong mối liên quan với quy hoạch
phát triển đô thị.
Phần cực tây của Hà Nội là khối núi Ba Vì, nơi có 3 đỉnh cao trên 1100m,
trong đó đỉnh Tản Viên cao 1287m mà vào những ngày quang mây, từ thủ đô Hà Nội
có thể chiêm ngưỡng được sự hùng vĩ của nó. Núi Ba Vì có dạng vòm - khối tảng,
mạng lưới thuỷ văn dạng toả tia rất đặc trưng. Núi được cấu tạo bởi tập hợp đá phức
tạp, song chủ yếu là đá phun trào bazơ, qua các pha tân kiến tạo nâng lên bị xâm thực,
bào mòn thành các bậc – vai núi là những mặt bằng cục bộ. Từ dưới lên có thể quan
sát thấy mặt bằng 200-300m, 400- 600m, 800-1000m và 1200m. Đáng chú ý hơn cả là
mặt bằng 400m và 600 m, có chiều dài 700 - 800 m, rộng 200 – 300 m. Nơi đây đã
xây dựng các khu nghỉ mát và an dưỡng từ thời thuộc pháp. Phía nam – đông nam Ba
Vì là dãy núi Viên Nam cũng được cấu tạo bởi đá trầm tích phun trào với đỉnh cao
1031m, là ranh giới tự nhiên với tỉnh Hòa Bình. Núi Ba Vì và Viên Nam là tài nguyên
quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho đồng bằng Sông Hồng. Tính độc đáo về địa
chất, địa hình đã tạo nên sự phân hoá khí hậu theo đai cao, sự đa dạng về cảnh quan,
phong cảnh sơn thủy hữu tình với các đỉnh núi cao soi bóng xuống dòng sông Đà, với
một hệ sinh thái rừng nhiệt đới điển hình, là nơi có nhiều sắc màu văn hóa truyền
thống của đông đảo các dân tộc sống quanh núi Ba Vì, đây là địa bàn thuận lợi cho
phát triển nền công nghiệp không khói có hiệu quả cho Thủ đô Hà Nội – đó là du lịch
sinh thái.
Ngay sát chân núi Ba Vì - Viên Nam là dải địa hình đồi thoải xen các khối núi
sót nhỏ, kéo dài từ khu vực xã Tiến Xuân, Yên Bình (huyện Thạch Thất), theo
phương tây bắc qua Yên Bài, Vân Hòa, Ba Trại (huyện Ba Vì). Các dải đồi thoải xung
quanh núi Ba Vì được hình thành do các máng trũng xâm thực phân cắt bề mặt
pedimen, đã được một số tác giả đề cập tới (Đỗ Hưng Thành và nnk. 1998; Đào Đình
Bắc, 1999). Sự đa dạng của địa hình khu vực này, từ các bề mặt nổi cao như các đồi
thoải, núi sót và các bề mặt thấp như bề mặt các nón phóng vật cổ, đáy thung lũng với
các thềm sông và bãi bồi từ lâu đã được đồng bào các dân tộc khác nhau khai thác cho
sản xuất nông - lâm nghiệp. Các quần cư nông thôn lâu đời nhất của vùng đồi núi Ba
Vì cũng tập trung nơi đây. Cần lưu ý là cùng với địa hình các khối núi ở phía tây, dải
đồi núi sót này chính là nơi đầu nguồn của các thung lũng sông suối, việc khai thác tài
nguyên, sản xuất và sinh hoạt của người dân cần được định hướng cho hợp lý, nhằm
bảo vệ môi trường hiện còn được coi là trong lành nhất của Hà Nội,
Một trong những không gian được quan tâm nhất về địa mạo của khu vực phía
tây Hà Nội là dải gò đồi thoải kéo dài từ Xuân Mai - Hòa Lạc theo phương bắc - tây
bắc lên Sơn Tây, vòng về phía tây qua khu vực Suối Hai. Về mặt địa mạo, hầu hết các
tác giả đều cho rằng các bề mặt gò đồi thoải cấu tạo bởi lớp cuội sỏi mài tròn không
đồng nhất, phủ trên nền đá gốc được hình thành do hoạt động của các dòng lũ đất đột
ngột đưa vật chất bở rời hỗn tạp từ các sườn núi phía trên xuống trong điều kiện khí
tượng – thuỷ văn và địa hình đặc thù vào Pleistocen giữa đến muộn (apQ12-3). Trên
bề mặt tích tụ hỗn hợp sông - lũ này, hoạt động xâm thực, bóc mòn đã hình thành các
thung lũng và máng trũng thoải, nay được đắp đập chặn tạo nên các hồ cảnh quan đẹp
của khu vực như hồ Suối Hai, hồ Đồng Mô,... Với địa hình cao mà không dốc, nền
móng địa chất công trình ổn định, điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi, đây là nơi
thích hợp nhất cho quy hoạch mở rộng đô thị về phía tây.
Nằm chuyển tiếp giữa địa hình đồi núi phía tây và đồng bằng tích tụ phía đông
của thủ đô Hà Nội là dải đất có độ cao tuyệt đối khoảng 10-15m, nằm dọc sông Tích,
từ phía đông thị xã Sơn Tây đến Thạch Thất. Về hình thái, đây là đồng bằng dạng gò
thoải, độ chênh cao địa hình từ 3-5m. Thực chất, đồng bằng được phân biệt bởi ba bộ
phận khác nhau: Phần thấp nhất (ngoài địa hình bãi bồi dọc thung lũng) là các máng
trũng thoải, độ cao tuyệt đối khoảng 6-8m, cấu tạo bởi bột sét màu xám xanh, phần
dưới ẩn chứa các thấu kính hay lớp mỏng than bùn; Phần có diện tích lớn nhất là bề
mặt đồng bằng lượn sóng thoải, cấu tạo bởi bột sét xám vàng, xám xanh phủ trên nền
không đồng nhất; Phần cao nhất có dạng vòm rất thoải trên nền đồng bằng lượn sóng.
Về cấu tạo vật chất, bề mặt địa hình có dạng thềm này có sự khác nhau giữa hai bờ
sông Tích. Phía tây sông Tích, bề mặt dạng gò thoải được cấu tạo bởi lớp cát bột màu
xám vàng, dày 0,5 - 1,5m, phía dưới hầu hết là tầng đá ong dày từ 2 đến 4m, đôi nơi
đá ong lộ trơ trên mặt. Phía đông sông Tích, lớp phủ trầm tích trên mặt chủ yếu là bột
cát xám vàng dày 1-2m, phía dưới là sét bột loang lổ với nhiều kết vón laterit. Với
một số thông tin mới thu nhận được, có thể đưa ra ý kiến về nguồn gốc bề mặt đồng
bằng dạng gò thoải Thạch Thất, đó là bề mặt thềm mài mòn - tích tụ có liên quan với
đợt biển tiến cuối Pleistocen. Tầng đá ong phân bố ở khu vực Thạch Thất ngoài việc
hình thành trên nền đá phiến kết tinh của phức hệ Sông Hồng còn có thể do quá tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status