Thành lập bình đồ ảnh vùng đồi núi và công tác đoán đọc điều vẽ - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Thành lập bình đồ ảnh vùng đồi núi và công tác đoán đọc điều vẽ



Mục lục
Phần mở đầu . 1
Chương I : Quy trình thành lập bình đồ ảnh bằng
công nghệ ảnh số . 3
I. Lí thuyết nắn ảnh . .3
1. Phương pháp nắn ảnh giải tích . .4
2. Phương pháp nắn ảnh quang cơ . .4
3. Phương pháp nắn ảnh số . . .5
II. Khái niệm ảnh số . . 6
III. Nắn ảnh số . .8
1. Nắn ảnh vùng bằng phẳng . . 8
2. Nắn ảnh vùng đồi núi . 10
IV. Quy trình thành lập bình đồ ảnh bằng công nghệ ảnh số .12
1. ảnh hàng không .12
2. Đo nối khống chế ảnh . .13
3. Quét phim . .14
4. Tạo Project 15
5. Công tác tăng dày khống chế ảnh . 15
5.1 - Định hướng trong 15
5.2 Định hướng tương đối . 16
5.3 Liên kết dải bay . .16
5.4 Định hướng tuyệt đối .17
5.5 Bình sai khối tam giác ảnh không gian 17
6. Thành lập mô hình số độ cao .17
6.1 Khái niệm mô hình số .17
6.2. Các hàm toán học dùng để biểu diễn bề mặt địa hình 18
7. Thành lập bình đồ ảnh . 21
7.1. Nắn ảnh trực giao dùng mô hình số độ cao DEM . .21
7.2. Cắt ghép ảnh theo mảnh bản đồ .23
7.3. Biên tập và in bình đồ ảnh .24
Chương II : Công tác đoán đọc điều vẽ phục vụ thành lập
bản đồ địa hình . .26
I – Khái niệm chung . 26
II – Cơ sở khoa học của công tác đoán đọc điều vẽ và các
chuẩn đoán đọc . .30
1. Cơ sở khoa học của công tác đoán đọc điều vẽ .30
1.1 Cơ sở địa lý của công tác đoán đọc điều vẽ .31
1.2 .Cơ sở sinh lý của công tác đoán đọc điều vẽ . .32
1.3. Cơ sở chụp ảnh của đoán đọc điều vẽ .35
2. Các chuẩn đoán đọc . 38
2.1. Chuẩn đoán đọc trực tiếp 38
2.2. Chuẩn đoán đọc gián tiếp . .42
2.3. Chuẩn đoán đọc tổng hợp .43
3. Các phương pháp đoán đọc điều vẽ .44
3.1. Công tác đoán đọc nội nghiệp 44
3.2. Điều vẽ ngoại nghiệp . .47
3.3. Đoán đọc điều vẽ bằng phương pháp kết hợp . .49
4- Nội dung công tác đoán đọc điều vẽ .52
4.1 Điều vẽ hệ thống thuỷ văn . 52
4.2 .Điều vẽ hệ thống dân cư . .54
4.3. Điều vẽ hệ thống giao thông . 56
4.4. Điều vẽ địa giới và tường rào . . .57
4.5. Điều vẽ đường dây điện . . .58
4.6. Điều vẽ các địa vật độc lập . .58
4.7. Điều vẽ hệ thống thực vật . 59
4.8. Điều vẽ địa hình 59
4.9. Ghi chú . .59
Phương án chuyển kết quả điều vẽ lên bản đồ . . .60
Chương III: Phần thực nghiệm . 62
I- Mục đích . .62
II- Yêu cầu . .62
3. Nhiệm vụ . .62
III.1 Khái quát tình hình khu đo . .63
1. Vị trí địa lý . .63
2. Đặc điểm tự nhiên .63
3. Đặc điểm về Dân cư – Kinh tế – Xã hội . .64
4. Tư liệu bản đồ . .65
5. Tư liệu ảnh chụp từ máy bay . .65
III.2 Thành lập bình đồ ảnh trên trạm ảnh số .66
III-3 – Quy định kĩ thuật điều vẽ ngoại nghiệp bản đồ địa hình
tỷ lệ 1:2000 . .75
III-4 Phương pháp điều vẽ tiến hành ngoài thực địa . . . 77
III.5. Kiểm tra nội nghiệp và chuyển kết quả lên bản đồ gốc .79



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

t người đoán đọc điều vẽ không đổi
nếu thoả mãn điều kiện :
mmDa 12,0 ; mmDc 05,0
Trong đó:
a- là kích thước hình ảnh địa vật dạng vết (mm);
c – là kích thước hình ảnh địa vật dạng tuyến (mm)
D - là độ tương phản
Bảng tính kích thước các chi tiết có giới hạn rõ nét khi nhìn bằng mắt
thường :
 D 0.06 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 1.0 1.5 2.0 3.0
a(mm) 0.49 0.38 0.27 0.22 0.19 0.17 0.15 0.14 0.12 0.1 0.08 0.07
c(mm) 0.20 0.16 0.11 0.09 0.08 0.07 0.06 0.05 0.05 0.04 0.04 0.03
1.2b. ảnh hưởng của các yếu tố chủ yếu đến độ chính xác của việc đoán
đọc điều vẽ:
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của việc đoán đọc điều vẽ là sự
mệt mỏi của mắt, sự điều tiết và thích nghi của mắt, sự thiếu sót thông tin, ảo
giác và khả năng đoán đọc điều vẽ của ảnh.
Sự mệt mỏi của mắt khi làm việc trên các công cụ lập thể sẽ làm giảm
khả năng phân biệt của mắt, đồng thời khả năng điều tiết của mắt cũng yếu và
chậm và dẫn tới việc đoán đọc sai hay thiếu.
ảo giác do sự cảm thụ sai kích thước tự nhiên, sai hình dáng của địa vật
và của nền ảnh là nguyên nhân cơ bản của biến dạng thông tin.
Nhưng hầu hết các nhân viên đoán đọc điều vẽ có thể làm liên tục trong
6-7 giờ mà không hề giảm năng xuất và chất lượng công tác. Điều kiện thích
hợp của nơi làm việc (độ chiếu sáng, có đầy đủ dụng cụ…) đóng vai trò quan
Trường đại học mỏ địa chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ VĂN THế 35 LớP cđ_tđ b_49
trọng trong việc nâng cao năng xuất và chất lượng công tác đoán đọc điều vẽ.
Để nâng cao độ chính xác của việc đoán đọc điều vẽ cần chú ý tới khả
năng đoán đọc điều vẽ của ảnh, tức là khả năng truyền đạt lên hình ảnh các chi
tiết nhỏ của địa vật. Khả năng này do độ tương phản của hình ảnh, độ rõ nét
của ảnh và tỷ lệ của ảnh quyết định.
Độ tương phản nền của ảnh phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau: độ
sáng của nền và của bản thân địa vật tức là phụ thuộc vào điều kiện khách
quan, phụ thuộc vào đặc tính bức xạ, vào việc thu nhận năng lượng tia bức xạ,
phụ thuộc vào đặc tính cảm quang của lớp nhũ ảnh dùng để chụp ảnh, phụ
thuộc vào quang phổ của tia sáng dùng để chụp, phụ thuộc vào điều kiện xử lý
ảnh sau khi chụp ảnh. Do vậy độ tương phản nền rất khác nhau. Đối với âm
bản, độ tương phản lớn nhất ΔDmax= Dmax- Dmin có thể đạt tới 2,5ữ 2,8; đối
với dương bản ΔDmax = 1,5 ữ 1,6. Trên thực tế, độ tương phản nền của các địa
vật quang đãng không quá 0,8 ữ 1,6 và của các địa vật bị che khuất là 0,2 ữ
0,4.
1.3 Cơ sở chụp ảnh của đoán đọc điều vẽ
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng ảnh
ảnh là một tài liệu quan trọng dùng để thành lập bản đồ địa hình, nó
quyết định chất lượng công tác đoán đọc điều vẽ ảnh. ảnh là kết quả của tác
động lẫn nhau của nhiều yếu tố vật lý bao gồm: độ sáng và sự khác nhau về
mầu của địa vật, độ chiếu sáng của chúng, đặc điểm của máy chụp ảnh, đặc
điểm chụp ảnh trên các phương tiện bay, chế độ xử lý hoá ảnh. ảnh hưởng của
các yếu tố vật lý này đến chất lượng hình ảnh không phải ở mức độ như nhau,
điều này gây khó khăn cho việc xác định sự liên hệ giữa các địa vật và hình
ảnh của nó.
Chúng ta hãy xét ảnh hưởng của các yếu tố đến việc xây dựng ảnh. Các
tham số của máy chụp ảnh gây ảnh hưởng tới khả năng đoán đọc điều vẽ của
Trường đại học mỏ địa chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ VĂN THế 36 LớP cđ_tđ b_49
ảnh bao gồm: tiêu cự máy chụp ảnh, độ sáng của kính vật, khả năng phân biệt
của kính vật, méo hình kính vật, kính lọc mầu, độ chuyển dịch hình ảnh, cửa
chớp nhanh của máy chụp ảnh.
Tiêu cự của kính vật có ảnh hưởng tới chất lượng đoán đọc điều vẽ của
ảnh. Khi chụp ảnh vùng bằng phẳng không có rừng, người ta sử dụng máy
chụp ảnh có tiêu cự ngắn, góc rộng để chụp. ở vùng rừng núi hay thành phố
thì ngược lại, để tránh các biến dạng hình học của ảnh chụp ta cần sử dụng
máy ảnh có tiêu cự dài, góc thường hay góc hẹp để chụp ảnh.
Tính chất đoán đọc điều vẽ của ảnh phụ thuộc vào hoạt động của máy
chụp ảnh, ảnh hưởng trực tiếp nhất và lớn nhất đến độ rõ nét của ảnh là độ
dịch chuyển hình ảnh, tốc độ làm việc của cửa chớp nhanh, sự điều sáng của
máy ảnh và độ ổn định của máy ảnh.
Hoạt động của cửa chớp nhanh cũng ảnh hưởng chất lượng đoán đọc
điều vẽ của ảnh. Do vậy việc xác định trước vùng thời gian lộ quang có chú ý
tới đặc điểm của cảnh quan, của máy chụp ảnh, phim ảnh và điều kiện kỹ
thuật hàng không.
Độ ổn định của máy chụp ảnh liên quan tới chất lượng đoán đọc điều vẽ của ảnh.
ảnh hưởng của khí quyển đến hình ảnh cuối cùng liên quan đến tác
động của hai cơ chế khác nhau: hiệu ứng của mù và ảnh hưởng của các dòng
đối lưu nhiệt.
Đôi khi để hạn chế bớt ảnh hưởng của mù, ta phải giảm độ cao bay chụp
và sử dụng phim có độ tương phản đặc biệt với độ nhạy cao nhất ở vùng sóng
dài: ví dụ phim Aviphotpan 150.PE1 hay Aviphotpan 200.PE1, có độ nhậy tới
cả ánh sáng có bước sóng 750μm nên có thể dùng để chụp các vùng có độ mù
lớn.
Trường đại học mỏ địa chất Đồ án tốt nghiệp
Đỗ VĂN THế 37 LớP cđ_tđ b_49
1.3.2. Đặc trưng quang học của bề mặt trái đất:
Đặc trưng quang học của bề mặt trái đất được xác định bằng việc kết
hợp hàng loạt các yếu tố tự nhiên và kỹ thuật. Các yếu tố tự nhiên bao gồm: bề
ngoài cảnh quan, khoảng độ chói của cảnh quan, độ sáng, độ mù không khí.
Tính chất của bề mặt ngoài cảnh quan biểu thị sự kết hợp của các dạng
địa hình, thuỷ văn, thực phủ, đất mặt và các địa vật có tính chất kinh tế xã hội
như điểm dân cư, các công trình xây dựng, đất canh tác, đường giao thông. Vẻ
ngoài của cảnh quan thay đổi phụ thuộc vào mùa.
Độ sáng của khu đo đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá điều
kiện quang học- khí quyển của việc chụp ảnh. Độ sáng được xác định bằng
năng lượng tia mặt trời xuống bề mặt trái đất ở dạng tia chiếu trực tiếp và tia
tán xạ.
Khoảng độ chói là độ tương phản chụp ảnh tương đối mà dưới độ tương phản
đó tương quan độ chói của địa vật sáng nhất Bmax và độ chói của địa vật tối nhất Bmin
hay tương quan giữa các hệ số độ chói r tương ứng được nhận biết:
U=
min
max
B
B =
min
max
r
r
Độ tương phản nhìn có thể được xác định theo công thức:
Knh =
max
minmax
B
BB  =
max
minmax
r
rr 
Tỷ số giữa độ chói B trong hướng đang xét và độ chói của mặt trắng lý
tưởng B0 ở cùng độ chiếu như nhau gọi là hệ số độ chói r = B/B0
Độ tương phản chụp ảnh ΔΦ của địa vật là hiệu logarit của độ chói lớn
nhất và độ chói nhỏ nhất của địa vật logarit của khoảng độ chói:
ΔΦ= γ(lg Bmax – lg Bmin)= γlg U
trong đó;
γ- hệ số độ tương phản được xác định
Chi tiết độ chói Δch là hiệu logarit của độ chói( hay của hệ số độ chói)
Trường ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status