Công tác thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 bằng công nghệ ảnh số - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Công tác thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 bằng công nghệ ảnh số



MỤC LỤC Trang
Lời nói đầu. 2
Chương 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH . 4
1.1. Khái niệm về bản đồ địa hình . 4
1.2. Nội dung của bản đồ địa hình . 4
1.3. Cơ sở toán học khi thành lập bản đồ địa hình . 12
1.4. Phân loại tỷ lệ và chia mảnh bản đồ địa hình .13
1.5. Yêu cầu độ chính xác của bản đồ địa hình . 17
Chương 2: THÀNH LẬP BĐĐH BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐO VÀ ẢNH SỐ
2.1. Khái niệm về ảnh số .27
2.2. Độ phân giải ảnh số .29
2.3. Hệ thống đo vẽ ảnh số .31
2.4. Một số đặc trưng xử lý ảnh số trong tỷ lệ bản đồ địa hình .35
Chương3: QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH BẰNG CÔNG
NGHỆ ẢNH SỐ
3.1.Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa hình . 42
3.2.Các bước của quy trình công nghệ .42
3.3. Các nguồn sai số ảnh hưởng đến độ chính xác của bản đồ cần thành
lập bằng phương pháp đo vẽ ảnh số .63
Chương 4: THỰC NGHIỆM THÀNH LẬP BĐĐH TỈ LỆ 1: 2000
KHU VỰC LĂNG CÔ - ĐÀ NẴNG
4.1. Giới thiệu đặc điểm tình hình, kinh tế - xã hội khu đo . 71
4.2. Phương pháp Thành lập bản đồ địa hình trên trạm ảnh số. 73
4.3. Một số công đoạn thực hiện trên trạm ảnh số Intergraph.75
4.4. Kết quả thực nghiệm .99
Kết luận và kiến nghị .101
Tài liệu tham khảo .103
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nhân dạng dựa vào kỹ thuật mạng nơron.
Các thuật toán nhân dạng hiện nay sử dụng chủ yếu là hai cách đầu còn cách thứ 3 là dựa vào cơ chế đoán nhận, lưu trữ và phân biệt đối tượng mô phỏng theo hoạt động của hệ thần kinh con người.
Trong nhận dạng thường dùng hai loại mô tả lớn, đó là mô tả theo tham số và mô tả theo cấu trúc. Mô hình của đối tượng sẽ được xác định theo cách mô tả lựa chọn. Như vậy sẽ có hai loại mô hình theo tham số và mô hình theo cấu trúc.
* Bản chất của quá trình nhận dạng bao gồm 3 giai đoạn:
+ Lựa chọn mô hình biểu diễn đối tượng.
+ Lựa chọn quy luật ra quyết định (phương pháp nhân dạng) và suy diễn quá trình giải đoán.
+ Giải đoán.
Khi mô hình biểu diễn đối tượng đã được xác định, có thể là định lượng (mô hình tham số) hay định tính (mô hình cấu trúc), quá trình nhận dạng chuyển sang giai đoạn giải đoán.
2.4.5. Nén ảnh
Thông thường dữ liệu ảnh có khối lượng rất lớn. Vì vậy trước khi lưu trữ hay truyền đi trên mạng cần giải nén để giảm bớt khối lượng số liệu. Vậy nén dữ liệu là quá trình làm giảm lượng thông tin “ dư thừa’’ trong dữ liệu gốc. Với dữ liệu ảnh, kết quả nén thường là 10 : 1, tức là nếu dữ liệu gốc là 10 thì dữ liệu nén là 1. Ngoài thuật ngữ “ nén dữ liệu ”, do bản chất của kỹ thuật nén, nên nó được gọi là giảm độ dư thừa hay là mã hoá ảnh gốc.
Tỉ lệ nén là một trong các đặc trưng quan trọng nhất của mọi phương pháp nén. Tỉ lệ nén được định nghĩa như sau:
Tỉ lệ nén bằng kích thước dữ liệu thu được sau khi nén/ kích thước dữ liệu gốc
Dữ liệu dư thừa là phần dữ liệu không có ích hay không nhất thiết phải có để khôi phục ảnh. Có các loại dữ liệu dư thừa sau đây:
- Sự phân bố kí tự: Trong mỗi dãy kí tự có một số kí tự có tần suất xuất hiện nhiều hơn một số dãy khác. do vậy ta có thể mã hoá dữ liệu một cách cô đọng hơn để tiết kiệm bộ nhớ. Các dãy kí tự có tần suất cao được thay bởi mã nhị phân với số bit nhỏ, ngược lại các dãy số có tần suất xuất hiện thấp sẽ được mã hoá bằng mã có nhiều bit hơn. Đây chính là bản chất của phương pháp mã hoá Huffman.
- Sự lặp đi lặp lại của các kí tự : Trong ảnh số, 1 ký hiệu (bit “ 0” hay “1”) được lặp đi lặp lại một số lần. Kỹ thuật nén được áp dụng trường hợp này là thay dãy lặp đó bằng một dãy lặp mới gồm hai thành phần: Số lần lặp và ký hiệu dùng để mã.
Độ dư thừa vị trí: Do sự phụ thuộc lẫn nhau của dữ liệu, đôi khi biết được ký hiệu xuất hiện tại một vị trí, đồng thời có thể đoán trước được sự xuất hiện của các giá trị ở các vị trí khác nhau một các phù hợp.
Phương pháp nén dựa trên sự dư thừa này được gọi là phương pháp mã hoá dư đoán.
Có nhiều các phân loại phương pháp nén khác nhau: cách thứ nhất dựa vào nguyên lý nén, cách thứ hai dựa vào cách thực hiện nén và cách thứ ba dựa vào triết lý của sự mã hoá.
Quá trình nén và giải nén dữ liệu được mô tả theo sơ đồ sau:
Hình 2.4 Sơ đồ quá trình nén và giải nén dữ liệu
CHƯƠNG 3
Quy trình thành lập bản đồ địa hình Bằng công nghệ ảnh số
Khảo sát thiết kế
ảnh hàng không
Quét phim
Tăng dày tam giác ảnh không gian
Thành lập DEM/ DTM
Đo nối khống chế ảnh ngoại nghiệp
- Nắn ảnh trực giao
- Thành lập bình đồ ảnh
Điều vẽ, đo vẽ bổ sung ngoại nghiệp
Số hoá địa vật
Nội suy đường bình độ
Biên tập bản đồ số
- Kiểm tra, chỉnh sửa
- In ấn, lưu trữ
3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa hình
DEM DTM
3.2. Các bước của quy trình công nghệ
3.2.1. Khảo sát thiết kế
Mục đích yêu cầu
Khi thành lập bản đồ địa hình một khu vục nào đó trước tiên phải tiến hành công tác khảo sát thực đia, thu thập tài liệu, tư liệu trắc địa hiện có trong khu đo. Nghiên cứu lập luận chứng kinh tế – kỹ thuật có trên cơ sở đó để lựa chọn phương án thiết kế tối ưu đảm bảo được các yêu cầu, chỉ tiêu kỹ thuật đồng thời có tính hiệu quả kinh tế cao.
Tình hình đặc điểm khu đo
Xác định vị trí địa lý khu đo, kinh vĩ độ.
Đặc điểm tình hình khu đo.
Khí hậu thuỷ văn tình hình kinh tế.
Hệ thống giao thông thuỷ lợi trong khu đo.
Tính chất thực phủ tại khu vực.
Căn cứ vào tình hình tư liệu tham khảo để phân tích đặc điểm tình hình phân bố dân cư, khả năng nguồn lực phát triển kinh tế và sự phát triển xã hội trong khu vực.
Tình hình tư liệu.
+ Tư liệu địa hình.
Thu thập các loại bản đồ đã có trong khu vực đo vẽ nằm trong hệ toạ độ,đô cao nào, sản xuất năm nào, độ chính xác của nó, dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác thiết kế kỹ lập luận chứng kinh tế – kỹ thuật cho khu đo.
+ Tư liệu trắc địa:
Điểm toạ độ, độ cao nhà nước: Xác định xem khu vực cần thành lập có bao nhiêu điểm tam giác, các điểm độ cao nhà nước từ hạng I đến hạng IV. Sự phân bố của chúng có trên khu vực đo vẽ. Chất lượng mốc có còn tốt không. Khả năng sử dụng các mốc này. Các số liệu về toạ độ, độ cao của các điểm khống chế trắc địa phục vụ công tác đo nối khống chế.
3. Thiết kế kỹ thuật
Dựa trên cơ sở khảo sát thực địa khu đo và quá trình Thu thập các tài liệu hiện có. Căn cứ vào các quy phạm thành lập bản đồ địa hình của Cục đo đạc và bản đồ Nhà Nước (nay là Tổng cục Địa chính ) và các văn bản hiện hành, các yêu cầu cụ thể để thiết kế, lập luận chứng kinh tế – kỹ thuật phù hợp cho khu đo.
+ Chuyển vị trí các điểm toạ độ độ cao Nhà nước lên bản đồ thiết kế
+ Thiết kế lưới khống chế ngoại nghiệp khu đo.
Khi thiết kế lưới khống chế ngoại nghiệp cần chú ý đến đặc điểm địa hình khu vực đo vẽ, khả năng máy móc thiết bị công nghệ hiện có của đơn vị. Trên cơ sở đó đưa ra được phương án tối ưu nhất. Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, độ chính xác của bản đồ cần thành lập và hiệu quả kinh tế.
3.2.2. Chụp ảnh hàng không.
ảnh hàng không là sản phẩm của quá trình bay chụp, nó là tư liệu gốc ban đầu của đo ảnh, các thông số của ảnh hàng không như: tiêu cự, tỷ lệ ảnh, chất lượng ảnh… ảnh hưởng đến toàn bộ sản phẩm sản xuất sau này.
Do đó, trong công tác bay chụp ảnh phải được tính toán kỹ lượng các thông số kỹ thuật cần thiết: Như độ cao bay chụp ( H ), tiêu cự của máy chụp ảnh ( fk) và tỉ lệ chụp ( ma). Nếu chọn độ cao bay chụp lớn làm tỷ lệ ảnh nhỏ dẫn đến khả năng phân biệt địa vật của ảnh bị hạn chế làm giảm bớt khả năng đoán đọc, điều vẽ độ chính xác đo vẽ đường đồng mức, còn khi chọn độ cao bay chụp thấp tỷ lệ ảnh sẽ lớn thì công tác đo dạc lại không đo vẽ được vùng rộng lớn. Để phục vụ tốt công tác đo vẽ lập thể chúng ta phải lựa chọn độ cao bay chụp để thành lập bản đồ địa hình bằng phương pháp lập thể thì độ cao bay chụp được xác định bằng công thức sau:
Hmax Ê
Trong đó:
b: đường đáy ảnh.
mh: sai số trung phương cho phép xác định độ cao các điểm ghi chú trên bản đồ.
mDp: Sai số đo chênh thị sai ngang.
Với cùng một tỷ l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status