Thiết kế và tổ chức thi công hầm Metro Hanoi + bản vẽ - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Thiết kế và tổ chức thi công hầm Metro


THUYẾT TRÌNH
• MẠNG LƯỚI METRO TỔNG THỂ HN: Cùng với sự phát triển chóng mặt của xã hội, cơ sở hạ tầng đô thị cũng phải phát triển liên tục để phù hợp với đòi hỏi của xã hội . Các khu công nghiệp, khu chung cư, các công trình dân dụng, khu vui chơi giải trí, công viên được xây dựng ngày càng nhiều, kết hợp với mạng lưới giao thông, sông hồ tạo nên tổ hợp kiến trúc đô thị phức tạp. Mặt khác do tốc độ mở rộng của đô thị luôn chậm hơn so với nhu cầu về xây dựng luôn không ngừng gia tăng, vì vậy các giải pháp về sử dụng không gian đô thị luôn là một vấn đề đau đầu đối với bất kì một đô thị nào. Ngoài công tác mở rộng không gian theo mặt bằng, các đô thị hiện tại luôn rất chú trọng đến việc phát triển không gian theo mặt đứng bằng cách khai thác không gian trên cao và đặc biệt là không gian ngầm với những ưu điểm:
 Tăng c¬ường cấu trúc qui hoạch và kiến trúc đô thị
 Giải phóng nhiều công trình có tính chất phụ trợ khỏi mặt đất
 Sử dụng đô thị hợp lý cho việc xây dựng nhà ở công viên bồn hoa sân vận động, khu vực cây xanh…
 Tăng cư¬ờng vệ sinh môi trư¬ờng công cộng
 Bảo vệ các t¬ượng đài kiến trúc
 Bố trí hiệu quả các cụm thiết bị kỹ thuật
 Sử dụng cho các mục đích chiến tranh quốc phòng.
 Giải quyết các vấn đề về giao thông
o Đảm bảo sự đi lại liên tục và tốc độ cao của các ph¬ơng tiện giao thông
o Phân luồng tuyến giao thông
o Tạo ra các nút giao thông thuận tiện: nút chuyển đổi, nhà ga…
o Tổ chức tốt các bến đỗ xe
o Tăng cao chất l¬ượng phục vụ
Hiện nay, đa số người dân sử dụng phương tiện cá nhân trong quá trình tham gia giao thông khiến cho tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng mặc dù hệ thống đường xá luôn được nâng cấp và mở rộng. Trong khi đó, vấn đề phát triển giao thông công cộng chưa được chú trọng. Toàn thành phố mới chỉ có duy nhất 1 loại phương tiện công cộng là xe bus, nên dù đã có hơn 60 tuyến nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người dân, hơn nữa chính xe bus lại góp phần làm tăng tình trạng ách tắc. Nhu cầu cấp thiết đặt ra là cần phát triển giao thông công cộng và loại hình vận chuyển đó phải đáp ứng được các yêu cầu:
- Năng lực vận chuyển lớn
- Tốc độ cao
- An toàn trong qua trình vận chuyển
- Ít ảnh hưởng đến tình trạng giao thông hiện tại
Đó chính là hệ thống metro
Trước tình hình đó, UBNN thành phố HN đã đưa ra sơ đồ quy hoạch giao thông đường sắt đô thị cho thành phố đến năm 2020 bao gồm 8 tuyến chạy theo các hướng có lưu lượng người tham gia giao thông lớn nhất.
1. Yên Viên – Ngọc Hồi
2. Ga Hà Nội – Hà Đông
3. Ga Hà Nội – Cầu Diễn
4. Ga Hà Nội – Nội Bài
5. Ga Giáp bát – Nam Thăng Long
6. KS Deawoo – Láng – Hòa Lạc
7. Bưởi – Đông Anh – Sóc Sơn
8. Cổ Bi – Kim Nỗ
Trong phạm vi đồ án xin lựa chọn tuyến số 5: Nam Thăng Long – Giáp Bát làm tuyến để thực hiện nhiệm vụ thiết kế.
Tuyến NTL – GB, bắt đầu từ bến xe NTL chạy dọc theo đường Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Khuất Duy Tiến, chạy qua khu đô thị Định Công rồi đến điểm cuối là Giáp Bát. Tuyến có tổng chiều dài 15,5km và toàn bộ tuyến được chạy ngầm ở cao độ từ -25m đến -30m. Tuyến bao gồm 11 ga và chia làm 10 đoạn.
Do phạm vi đề tài có hạn nên đồ án chỉ xét trên một đoạn tuyến, đoạn tuyến số 2 từ ga số 2 đến ga số 3. Đoạn tuyến có chiều dài 1,1km, đi qua lớp địa chất cát hạt trung. Độ sâu đặt hầm là 23m.
Trên cơ sở công nghệ thi công và điều kiên địa chất đồ án xin đưa ra 2 phương án sơ bộ
• PHƯƠNG ÁN SƠ BỘ I:
Sử dụng hầm đôi 2 hướng tàu chạy ngược chiều trong cùng mọt kết cấu, hầm có dạng hình tròn đường kính ngoài là 9,3m, đường kính trong là 8,6m, chiều dày lớp vỏ hầm là 350cm, sử dụng vỏ hầm BTCT lắp ghép, vỏ hầm gồm 9 mảnh lắp ghép được đúc sẵn ở nhà máy hay bãi thi công (6N, P, T,K. Trong hầm bao gồm đầy đủ các thiết bị thông gió chiếu sáng phục vụ cho yêu cầu khai thác và kiểm tra. Hầm sử dụng khổ đường 1435 lồng, với tim cách tim là 3400mm, có tĩnh không như hình vẽ.
• PHƯƠNG ÁN SƠ BỘ II
Sử dụng 2 hầm đơn 1 hướng tàu chạy trong 2 hầm riêng biệt cách nhau 20 theo đường tim hầm, hầm có dạng hình tròn đường kính ngoài là 6,3m, đường kính trong là 5,6m, chiều dày lớp vỏ hầm là 350cm, sử dụng vỏ hầm BTCT lắp ghép, vỏ hầm gồm 6 mảnh lắp ghép được đúc sẵn ở nhà máy hay bãi thi công(3N,T,P,K). Trong hầm bao gồm đầy đủ các thiết bị thông gió chiếu sáng phục vụ cho yêu cầu khai thác và kiểm tra. Hầm sử dụng khổ đường 1435, có tĩnh không như hình vẽ.
Cả 2 phương án sơ bộ đều sử dụng phương án thi công chủ đạo là TBM.
Ta thấy phương án sử dụng 1 hầm đôi có dặc điểm:
Ưu điểm:
- Kết cấu chịu lực tốt: Kết cấu có dạng tròn, về mặt hình học thì dạng mặt cắt này có khả năng tối ưu về chịu lực.
- Thỏa mãn tốt các điều kiện làm việc của vỏ hầm trong đất yếu.
- Quá trình thi công đơn giản hơn so với phương án sử dụng 2 hầm đơn chạy song song.
- Về tính kinh tế thì phương án này tiết kiệm hơn do chỉ phải sử dụng 1 hệ thống tổ hợp khiên đào để thi công tuyến hầm đơn..
- Hệ số sử dụng không gian lớn hơn.
Nhược điểm:
- Tiết diện hầm lớn nên khó khăn về công nghệ do đòi hỏi phải đặt trước một máy TBM có đường kính khá lớn.
- Do có đường kính lớn nên sự chuyển vị biến dạng trong thi công làm ảnh hưởng đến công trình trên mặt đất lớn hơn.
- Trong quá trình thi công và khai thác, nếu gặp phải sự cố sẽ làm quá trình thi công cũng như khai thác bị đình trệ, phải chờ khi khắc phục xong sự cố mới đưa vào vận hành tiếp được do đó có thể kéo dài thời gian thi công.
Phương án thi công 2 hầm đơn có đặc điểm:

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG 6
1.1. VAI TRÒ CỦA CÔNG TRÌNH NGẦM TRONG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ 6
1.2. TÍNH PHÙ HỢP CỦA TÀU ĐIỆN NGẦM TRONG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG Ở HÀ NỘI 7
1.2.1. Vai trò của giao thông ngầm 7
1.2.2. Tính phù hợp đối với việc phát triển giao thông tại Hà Nội 8
1.3. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TUYẾN 9
1.4. QUY MÔ DỰ ÁN TUYẾN 13
1.5. ĐẶC ĐIỂM ĐOÀN TÀU 14
1.6. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA HỆ THỐNG TUYẾN 15
1.7. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC GA NGẦM 18
1.8. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT THỦY VĂN TUYẾN ĐI QUA 19
1.9- ĐIỀU KIỆN MẶT BẰNG KHU VỰC THI CÔNG 21
PHẦN II: THIẾT KẾ SƠ BỘ 22
2.1. ĐOẠN CHUYẾN LỰA CHỌN THI CÔNG 22
2.1.1. Đặc điểm 22
2.1.2. Điều kiện địa chất đoạn tuyến đi qua 22
2.2. CÁC PHƯƠNG ÁN SƠ BỘ 24
2.2.1. Phương án hầm đơn 24
2.2.2. Phương án hầm đôi chạy song song 25
2.3. BIỆN PHÁP CÔNG NGHỆ 26
2.3.1. Lựa chọn biện pháp thi công 26
2.3.1.1. Các phương pháp thi công hệ thống mêtro trong thành phố 26
2.3.1.2 Lựa chọn khiên đào khi thi công hầm trong đất yếu 32
2.3.1.3. Kết luận 37
2.3.2 Tóm tắt công nghệ 38
2.3.2.1. Định nghĩa. 38
2.3.2.2 Đặc tính thiết kế : 38
2.3.2.3. Cấu tạo của máy TBM : 39
2.3.2.4. Quá trình tuần hoàn thao tác thi công của máy đào mui trần. 40
2.3.2.5. Thi công vỏ hầm : 42
2.4. KẾT CẤU ĐƯỜNG HẦM 43
2.4.1 Kết cấu vỏ hầm 43
2.4.2. Kết cấu phần trên 48
2.4.3. Cấu tạo hệ thống cấp điện - tiếp điện, chiếu sáng 49
2.4.4. Hệ thống thoát nước 53
2.5. THÔNG GIÓ TRONG HẦM 53
2.5.1. Thành phần các khí độc hại trong hầm. 53
2.5.2. Thông gió trong đường hầm đặt sâu. 54
2.6. ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN 55
2.6.1. Phương án hầm đơn 55
2.6.2. Phương án hầm đôi chạy song song 56
PHẦN III:THIẾT KẾ KỸ THUẬT 57
TÍNH TOÁN KẾT CẤU 57
1.1. SỐ LIỆU TÍNH TOÁN 57
1.1.1. Địa chất 57
1.2. TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN KẾT CẤU 57
1.2.1. Áp lực địa tầng thẳng đứng 57
1.2.2. Áp lực địa tầng nằm ngang 57
1.2.3. Trọng lượng bản thân vỏ hầm 57
1.2.4. Áp lực thủy tĩnh 58
1.2.5. Phản lực địa tầng 58
1.2.6. Tải trọng do ảnh hưởng của đường hầm song song với nó 58
1.2.7. Tải trọng do các công trình trên mặt đất 58
1.2.8. Tải trọng tạm thời 58
1.2.9. Tải trọng đặc biệt. 58
1.3. TÍNH TOÁN KẾT CẤU VỎ HẦM 59
1.3.1. Kết cấu vỏ hầm 59
1.3.1.1. Vai trò của vỏ hầm: 59
1.3.1.2. Mặt cắt kết cấu 60
1.3.2. Mô hình tính 60
1.3.3. Tính toán nội lực 60
1.3.4. Kiểm toán nội lực tại các tiết diện: 62
1.3.5. Tính toán kiểm tra điều kiện mối nối giữa các mảnh ghép. 62
1.3.6. Kiểm tra điều kiện chịu ép mặt tại các mối nối: 63
1.4. TÍNH TOÁN VÀ BỐ TRÍ CỐT THÉP 64
1.4.1.Tính toán cốt thép chịu mômen: 64
1.4.3. Tính toán cốt thép chịu lực cắt: 65
PHẦN IV: THIẾT KẾ TỔ CHỨCTHI CÔNG 67
CHƯƠNG 1: BIỆN PHÁP THI CÔNG CHỦ ĐẠO 67
1.1. ĐIỀU KIỆN THI CÔNG VÀ CĂN CỨ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ 67
1.1.1. Điều kiện thi công. 67
1.1.2.Căn cứ lựa chọn công nghệ. 67
1.1.3.Vật liệu xây dựng 70
1.1.4.Nguyên tắc thiết kế, tổ chức thi công. 71
1.1.5. Chuẩn bị hệ thống đảm bảo hậu cần và thi công bể chứa chất thải. 71
1.2. Biện pháp thi công giếng xuất phát. 71
1.3. Biện pháp lắp ráp khiên đào. 73
1.4. Vận hành khiên đào 77
1.5. Biện pháp vận chuyển chất thải lên mặt đất 80
1.6. Biện pháp đúc các mảnh hầm 80
1.6.1. Bê tông : 81
1.6.2. Cốt thép : 82
1.6.3. Cốp pha : 83
1.6.4. Thi công bê tông chống thấm. 83
1.6.5. Chống thấm cho các mảnh hầm lắp ghép 83
1.7. Biện pháp lắp ráp mảnh hầm 85
1.8. Biện pháp lắp đặt đường ray 85
1.9. Các thiết bị phụ trợ thi công. 86
1.9.1. Thiết bị ngoài hầm. 86
1.9.2. Thiết bị trong hầm. 87
1.10.Giải pháp thi công đổ vỏ bê tông chống thấm bên trong hầm 88
1.11. Công tác chuẩn bị mặt bằng 89
1.12. Công tác phụ trong thi công 89
1.12.1. Thông gió trong thi công: 89
1.12.2 Cấp nước trong thi công : 89
1.12. 3.Cung cấp điện cho thi công. 90
1.12.4. Thoát nước trong thi công. 90
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ THI CÔNG CHI TIẾT VÀ TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ 91
2.1. Thiết kế kết cấu thành giếng 91
2.2. Chọn chiều dài một đốt thi công 91
2.2.1. Giai đoạn khởi đầu của TBM 91
2.2.1. Thi công một đốt thi công 91
2.3. Xác định áp lực đất tác dụng lên gương đào 92
2.4. Xác định lực đẩy của kích di chuyển 93
2.4.1. Đường kính ngoài của khiên D 93
2.4.2. Độ nhanh nhạy của khiên LM/D 94
2.4.3. Chiều dài khiên L 95
2.5. Các công tác phụ trong thi công hầm 97
2.5.1. Công tác thông gió. 97
2.5.2. Chiếu sáng. 99
2.5.3. Cấp thoát nước thi công. 100
2.6. Thi công vỏ chống thấm. 100
2.6.1.Công tác cốp pha. 100
2.6.2.Công tác cốt thép. 101
2.6.3.Công tác đổ bê tông. 101
2.7. Tổ chức thi công. 104
2.7.1.Các điều kiện để lập kế hoạch. 104
2.7.2. Công tác tổ chức kỹ thuật. 104
2.8. Lập bảng tiến độ thi công. 104
2.9. Các biện pháp an toàn trong quá trình xây dựng. 105
2.9.1.Biện pháp kỹ thuật an toàn khi tổ chức mặt bằng xây dựng. 105
2.9.2. Biện pháp an toàn. 105
CHUYÊN ĐỀ 106
MỞ ĐẦU 107
PHẦN I: CÁC SỰ CỐ KHI THI CÔNG HẦM BẰNG MÁY TBM 108
1.1. Tổng quan về các loại máy TBM 108
1.2. Sự cố khi thi công hầm bằng máy TBM 110
1.3 Biến dạng của nền đất yếu khi thi công hầm trong đất yếu 112
1.3.1 Sự hình thành biến dạng 112
1.3.2 Ảnh hưởng của biến dạng mặt đất đến các công trình xây dựng gần kề 117
1.3.3 Kết luận 119
PHẦN II:MÔ HÌNH TÍNH TOÁN 120
2.1.Mô hình không gian 120
2.2.Mô hình phẳng 122
PHẦN III:GIẢI BÀI TOÁN ỔN ĐỊNH GƯƠNG ĐÀO BẰNG PHẦN MỀM PLAXIS 3D TUNNEL 129
3.1. Giới thiệu về phần mềm Plaxis 129
3.2 Giải bài toán ổn định gương đào bằng Plaxis 3D 131
3.2.1. Input 132
3.2.2. Calculation 137
3.2.3. Output 139
3.3. Kết luận 148
KIẾN NGHỊ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 149

Part I
Introduction to the Hanoi Metro Pilot Line
Project
I.1. General planning of Hanoi capital until the
year 2020 (Decision No. 108/1998/QD-TTg
dated 20/06/1998)
I.2. Summary of Hanoi Pilot LRT Line, from
Nhon Depot to Hanoi Central Station

HANOI AUTHORITY FOR TRAM AND PUBLIC TRANSPORT HANOI AUTHORITY FOR TRAM AND PUBLIC TRANSPORT
DEVELOPMENT MANAGEMENT (HATD) DEVELOPMENT MANAGEMENT (HATD)
THE OWNER OF
THE HANOI METRO PILOT LINE
FROM NHON DEPOT TO HANOI CENTRAL STATION
HANOI PEOPLE'S COMMITTEE

NEW NAME:
HANOI METROPOLITAN RAIL TRANSPORT PROJECT
BOARD (HRB)
HANOI PEOPLE'S COMMITTEE
Reporter:
Luu Xuan Hung, Ph.D
HRB
Asst.: N.D.Toan, B.H.Linh, P.Q.Thai, HRB
Content
Part I. Introduction to the Hanoi Metro Pilot
Line Project.
Part II. Study of Urban Mass Rail Transit from
Noi Bai Airport to Ha Dong Town (UMRT2).
Part III. Some features of Hanoi geology related
to the construction of underground works
Ministry of Transport proposed
to build 8 urban rail transport
lines, forming the main axes of
the public transport network in
Hanoi:
(1) Yen Vien - Ngoc Hoi (25 km)
(2) Ha Noi - Ha Dong (15 km)
(3) Bac Co - Hanoi Station - Voi
Phuc - Nhon (16 km)
(4) Hanoi - Noi Bai Airport (25
km)
(5) Daewoo - Trung Kinh - Hoa
Lac (32 km)
(6) Giap Bat - Southern Thang
Long (19 km)
(7) Buoi - Dong Anh - Soc Son
(24 km)
(8) Co Bi - Gia Lam - Kim No (26
km)
I.1 General planning of Hanoi capital until the year 2020
(Decision No. 108/1998/QD-TTg dated 20/06/1998)
I.2. Introduction to Hanoi Pilot LRT Line
I.2.1. Scope of study
- Sart point: Nhon Town
- End point: Hanoi Central Railway Station
Total length is 12.5 km with 9.6 km of elevated bridges
and 2.9 km of underground tunnel.
I.2.2 Components of project
- With 15 stations and 1 Depot
+ 11 elevated stations
+ 4 U/G stations
+ 1 Depot at grade in the town of Nhon
Ở Hà Nội hiện nay, tốc độ phát triển của hệ thống giao thông vận tải đô thị (GTVTĐT) rất cao. Riêng tốc độ phát triển của các phương tiện giao thông đường bộ trong các năm 1996 tới nay là khoảng : 8 - 13% đối với xe máy, và 5 - 8% đối với xe ôtô. Chủng loại phương tiện cũng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng cho giao thông cũng có nhiều thay đổi. Toàn bộ hệ thống đường xá, cầu, cống đã liên tục được nâng cấp, tại các ngã ba, ngã tư, các nút giao thông đã được trang bị hệ thống đèn hiệu dải phân luồng. Nhiều tuyến đường lớn nhỏ tiếp tục được qui hoạch, mở rộng hợp lý, đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo phục vụ tốt cho các hoạt động lưu thông. Bộ mặt giao thông đô thị ở Hà Nội đã và đang thay đổi từng ngày.
Tuy nhiên, quá trình phát triển của GTVTĐT ở Hà Nội cũng thể hiện nhiều bất cập. Xu thế phát triển hiện nay của toàn bộ hệ thống GTVTĐT ở Hà Nội chưa cân đối và hợp lý. Điều này có thể thấy rõ ở sự phát triển thiếu hài hoà giữa số lượng và chủng loại của các phương tiện giao thông với hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị. Hệ thống cơ sở hạ tầng tuy phát triển nhanh và dần dần được hiện đại hoá nhưng không theo kịp với tốc độ phát triển nhanh đến mức không thể kiểm soát nổi của các phương tiện giao thông. Chính vì thế hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị vẫn nhanh chóng bị quá tải và xuống cấp nghiêm trọng. Điều này thể hiện rõ qua các sự cố tắc đường liên tục xảy ra trong và ngoài giờ cao điểm tại rất nhiều điểm trên các tuyến đường giao thông ở Hà Nội trong thời gian gần đây.
Những sự cố ách tắc giao thông xảy ra đều gây nên hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt. Về thời gian, các vụ ách tắc thường kéo dài và làm lãng phí rất nhiều thời gian của hàng ngàn người phải dừng lại tại điểm ách tắc. Về kinh tế, các vụ ách tắc giao thông làm cho nhiều hoạt động lưu thông, buôn bán, trao đổi ... bị ngừng trệ. Như vậy, tổn thất kinh tế không thể tính hết. Về mặt năng lượng, các xe tại điểm ách tắc thường trong trạng thái nổ máy, do đó năng lượng lãng phí do sử dụng nhiên liệu cho các động cơ rất lớn.
Hiện trạng và viễn cảnh không xa của tình hình giao thông tại Hà Nội cho thấy vấn đề đã mang tính cấp bách. Các loại phương tiện giao thông cá nhân ngày càng tăng cả về số lượng, và số lượt hoạt động, nhưng Hà Nội không có khả năng xây dựng thêm đường sá, vì quĩ đất thì có hạn mà dân số lại tăng nhanh. Để phát triển đồng bộ kinh tế - xã hội, Hà Nội đang phát triển về không gian, xây dựng những đô thị vệ tinh. Song song với các biện pháp tăng cường quản lý giao thông, thì việc phát triển vận tải hành khách công cộng với khối lượng lớn cũng được xem là giải pháp cứu cánh,
Trước thực trạng như vậy giải pháp khắc phục mang lại hiệu quả về nhiều mặt là xây dựng hệ thống giao thông ngầm. Việc xây dựng hệ thống giao thông ngầm có ý nghĩa lớn trong giải quyết vấn đề giao thông đô thị, cho phép sử dụng đất đô thị hợp lý.Xuất phát từ vấn đề trên ,với những kiến thức đã được học trong trường , em chọn đề tài tốt nghiệp :”Thiết kế và tổ chức thi công hầm metro ”.
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong bộ môn Cầu Hầm. Em xin chân thành Thank các thầy, cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức quý báu về chuyên ngành Cầu Hầm trong suốt những năm học vừa qua, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, giúp đõ của thầy Đỗ Như Tráng.
Do thời gian có hạn, tài liệu tham khảo lại không đầy đủ nên mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót. Qua đây, em mong muốn có được nhiều những ý kiến, sự chỉ bảo của thầy cô hơn nữa để có thể vững vàng trong công tác của mình sau này.



/file/d/1Ub-_rR ... sp=sharing

Xem thêm
Thiết kế và tổ chức thi công hầm Mêtrô đặt trong thành phố
Thiết kế và tổ chức thi công hầm nối hai ga CÁT LINH - VĂN MIẾU có bản vẽ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status