Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương - pdf 18

Download miễn phí Đồ án

MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
Phần 1. MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài: 2
2. Mục tiêu nghiên cứu: 3
2.1. Mục tiêu tổng quát: 3
2.2. Các nhiệm vụ cụ thể của đồ án: 3
3. Nội dung nghiên cứu: 4
4. Phương pháp nghiên cứu: 4
4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu: 4
4.2. Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis = SA). 4
4.3. Phương pháp xây dựng hệ số phát thải, tính toán dự báo lượng CTRCNNH dựa trên hệ số phát thải. 5
5. Ý nghĩa và tính mới của đề tài: 6
5.1. Ý nghĩa khoa học: 6
5.2. Ý nghĩa thực tiễn: 6
5.3. Tính mới của đề tài: 7
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 7
7. Tổng quan về các nghiên cứu đã qua: 7
Phần 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 11
Chương I. TỒNG QUAN VỀ BÌNH DƯƠNG, CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 14
1.1. Khái quát sơ lược về tỉnh Bình Dương 14
1.1.1. Điều kiện tự nhiên: 14
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội: 14
1.2. Tổng quan về các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 17
1.3. Tổng quan về chất thải nguy hại 18
1.3.1. Một số khái niệm về chất thải nguy hại: 18
1.3.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại 20
Chương II. KHÁI QUÁT VỀ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH VÀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG 24
2.1. Hiện trạng CTRCNNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương 25
2.1.1. Giới thiệu chung: 25
2.1.2. Số lượng, thành phần CTRCNNH 27
2.2. Kết quả xác định khối lượng CTRCNNH phát sinh hiện tại – Hệ số phát thải và dự báo đến năm 2025 31
2.2.1. Hệ số phát thải và phương pháp dự báo khối lượng chất thải 31
2.2.2. Kết quả khối lượng CTRCNNH phát sinh hiện tại và dự báo đến năm 2025 34
2.3. Hiện trạng quản lý CTRCNNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương 40
2.1.1. Quản lý hành chính về CTRCNNH 40
2.1.2. Quản lý CTRCNNH tại các cơ sở sản xuất, các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý 41
2.1.3. Quản lý CTRCN và CTRCNNH tại các KCN 46
2.1.4. Quản lý CTRCN và CTRCNNH tại các huyện, thị xã: 47
2.1.5. Quản lý về kỹ thuật 47
2.1.6. Những khó khăn trong công tác quản lý CTRCNNH trên địa bàn Tỉnh 51
Chương III. CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CTRCNNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG 53
3.1. Các bên làm liên quan làm phát sinh CTRCNNH 55
3.1.1. Các công ty, xí nghiệp sản xuất các ngành CN 55
3.1.2. Bệnh viện, phòng khám đa khoa, trạm y tế: 60
3.1.3. Các hộ gia đình 60
3.2. Các bên liên quan có trách nhiệm quản lý CTRCNNH 61
3.3. Các bên liên quan đến xử lý, tiêu huỷ, thu gom, vận chuyển, lưu giữ CTRCNNH 65
3.3.1. Các công ty, xí nghiệp sản xuất có CTRCNNH: 65
3.3.2. Các công ty thu gom, vận chuyển, xử lý CTRCNNH: 67
3.4. Các bên bị ảnh hưởng bởi CTRCNNH 72
Chương IV. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CHO TỈNH BÌNH DƯƠNG 75
4.1. Kế hoạch quản lý CTRCNNH cho tỉnh Bình Dương 76
4.1.1. Mục tiêu môi trường 76
4.1.2. Mục tiêu xã hội 76
4.2. Đề xuất quy trình quản lý CTRCNNH 76
4.3. Đề xuất các biện pháp an toàn trong lưu giữ, vận chuyển và quản lý CTRCNNH 82
4.3.1. Quản lý CTRCNNH 82
4.3.2. An toàn trong lưu giữ CTRCNNH 85
4.4. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý CTRCNNH 87
4.4.1. Chỉnh sửa, bổ sung, nâng cao thể chế về quản lý CTNH 87
4.4.2. Đào tạo, nâng cao nhận thức và năng lực quản lý CTNH 90
4.4.3. Đề xuất biện pháp kinh tế hỗ trợ 92
4.4.4. Đề xuất giải pháp chuyển đổi KCN đang hoạt động sang KCN sinh thái 95
4.4.5. Ứng dụng tin học để quản lý cơ sở dữ liệu CTNH 96
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
1. Kết luận: 97
2. Kiến nghị: 98
Tài liệu tham khảo 100
Phụ lục 102

Phần 1. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong tiến trình toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, mối quan tâm của thế giới về vấn đề bảo vệ môi trường cũng được nâng cao rõ rệt. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu mà không phải của riêng quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Thực tiễn đã chứng minh, không một quốc gia nào có thể phát triển hùng mạnh và bền vững nếu quốc gia đó không lấy vấn đề bảo vệ môi trường làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường, trong đó ô nhiễm môi trường do chất thải, đặc biệt chất thải nguy hại (CTNH) là nguyên nhân cơ bản và khó tháo gỡ nhất. Trong hoạt động tiêu dùng của xã hội, bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân, một lượng lớn CTNH được thải bỏ vào môi trường.
Bình Dương, sau 36 năm giải phóng, đặc biệt là sau những năm tách ra từ tỉnh Sông Bé, diện mạo Bình Dương hôm nay đã hoàn toàn thay đổi. Từ một tỉnh thuần nông, Bình Dương đã trở thành một trong những tỉnh có tốc độ phát triển công nghiệp cao nhất và năng động nhất trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Song hành với những tác động tích cực từ quá trình phát triển công nghiệp và KCN của Bình Dương trong những năm gần đây thì quá trình này cũng đang gây ra những sức ép không nhỏ đối với môi trường của tỉnh Bình Dương và sức khỏe cộng đồng.
Qua con số thống kê, hàng ngày Bình Dương đổ ra môi trường khoảng 633 tấn CTR đô thị và 883 CTR công nghiệp. CTR công nghiệp và CTNH xuất hiện gần như trong tất cả các loại hình sản xuất trên địa bàn tỉnh. Nhưng hiện chỉ có khoảng 15,3% khối lượng CTR công nghiệp và CTNH được thu gom, vận chuyển đúng quy định. Một con số quá thấp và câu hỏi đặt ra là con số 84,7% còn lại được thu gom, vận chuyển và xử lý như thế nào? Và hiện tại chỉ có các doanh nghiệp lớn hoạt động theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và ISO 14000 mới quan tâm đến việc giảm thiểu chất thải tại nguồn, con số này chỉ chiếm khoảng 14,5% số qoanh nghiệp trên địa bàn tỉnh [11]
Vì vậy nguy cơ ô nhiễm môi trường do CTR công nghiệp và CTNH gây ra đã và đang trở thành một vấn đề cấp bách trong công tác bảo vệ môi trường ở Bình Dương hiện nay. Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu nào về hiện trạng chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh. Các chất thải nguy hại không được xử lý an toàn sẽ tích tụ lâu dài trong môi trường, gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm và không khí, ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Chính vì những lý do đó mà tui thực hiện đề tài: Đánh giá hiện trạng, dự báo chất thải rắn nguy hại và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với sự phát triển của tỉnh Bình Dương.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá hiện trạng chất thải rắn nguy hại và hiện trạng quản lý CTRCNNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương và đề ra các giải pháp quản lý bền vững chất thải rắn nguy hại, bảo vệ môi trường ở tỉnh Bình Dương.
2.2. Các nhiệm vụ cụ thể của đồ án:
• Tìm hiểu hiện trạng chất thải rắn nguy hại và cách thức quản lý hiện nay của tỉnh Bình Dương.
• Tìm hiểu công tác quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
• Phân tích các bên liên quan đến việc quản lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn tỉnh.
• Tính toán và dự báo khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh của tỉnh Bình Dương trong tương lai.
• Đề xuất các phương pháp quản lý chất thải rắn nguy hại phù hợp với địa bàn tỉnh Bình Dương.
3. Nội dung nghiên cứu:
Để đạt được các mục tiêu nói trên, nội dung nghiên cứu của đồ án bao gồm:
1) Đánh giá hiện trạng CTRCNNH và hiện trạng quản lý CTRCNNH trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
2) Các bên liên quan nào liên quan đến quản lý CTRCNNH và đánh giá hiệu quả chính sách quản lý CTRCNNH ở Bình Dương.
3) Khối lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh ở tỉnh Bình Dương.
4) Xây dựng các phương pháp quản lý chất thải rắn nguy hại nhằm bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương.
4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp dữ liệu:
• Thu thập các tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên ngành liên quan đến đề tài
• Thu thập tổng hợp các tài liệu, các đề tài nghiên cứu liên quan đến CTRCNNH
• Thu thập các tài liệu về tỉnh Bình Dương
+ Bản đồ phân bố dân cư và các KCN
+ Các đặc điểm về địa hình, kinh tế, xã hội, các hoạt động công nghiệp…
+ Tài liệu về những định hướng phát triển, các chính sách về CTRCNNH trong tương lai của tỉnh
+ Các dự án hiện tại và tương lai của tỉnh
+ Các thông tin về tình trạng cơ sở hạ tầng, dịch vụ của khu vực
+ Tình trạng CTRCNNH hiện nay ở Bình Dương
+ Hệ thống quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRCNNH
+ Danh mục các công ty, xí nghiệp, các ngành nghề hoạt động trong các KCN của tỉnh
+ Các cơ quan, đối tượng liên quan đến CTRCNNH
4.2. Phương pháp phân tích các bên liên quan (Stakeholder Analysis = SA).
SA là công cụ vận dụng tư duy hệ thống và phân tích hệ thống trong việc chuẩn bị các dự án/chương trình chính sách trong lĩnh vực môi trường hay các lĩnh vực khác. Gồm các bước:
− Bước 1: Xác định mục tiêu dự án, phạm vi dự án
− Bước 2: Xác định các bên có liên quan chính và lợi ích của họ (tích cực hay tiêu cực trong dự án)
− Bước 3: Đánh giá ảnh hưởng và tầm quan trọng của từng bên có liên quan cũng như tác động tiềm tàng của dự án đến mỗi bên có liên quan.
Qua đó ta có thể đặt ra các câu hỏi dưới đây để đánh giá ảnh hưởng và tác động của từng bên có liên quan và tìm ra sách lược phối hợp:
+ Ai có trách nhiệm trực tiếp đến quyết định hay vấn đề quan trọng của dự án?
+ Ai giữ vị trí có trách nhiệm trong tổ chức được hưởng lợi?
+ Ai có ảnh hưởng trong vùng dự án (cả về địa lý và lĩnh vực dự án)
+ Ai sẽ bị dự án tác động?
+ Ai sẽ ủng hộ dự án, khi họ được tham gia?
+ Ai sẽ phản đối dự án nếu họ không được tham gia?
+ Ai đã được tham gia (về lĩnh vực cũng như về địa lý) trong quá khứ?
+ Ai đến bây giờ chưa được tham gia nhưng cần tham gia?
− Bước 4: Xác định cách nào phối hợp các bên có liên quan tốt nhất
4.3. Phương pháp xây dựng hệ số phát thải, tính toán dự báo lượng CTRCNNH dựa trên hệ số phát thải.
• Phương pháp xây dựng hệ số phát thải: thu thập tài liệu, tìm kiếm các hệ số phát thải của các nước, trong WHO, trong các nghiên cứu đã qua.
• Phương pháp tính toán lượng CTRCNNH: Sử dụng mô hình toán để dự báo tốc độ phát sinh CTRCNNH tỉnh Bình Dương. Dựa vào mô hình dự báo dựa vào lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân:

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status