Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa kháng rầy nâu



Đến năm 2000, tại hội nghị Lúa Quốc tế, một số tác giả Nhật Bản đã báo cáo kết quả nghiên cứu lập bản đồ liên kết gen kháng rầy nâu ở quần thể lúa “Tsukushibare x Pl4”. Kết quả chỉ ra rằng gen Bph1, bph2, Bph9 đều nằm trên nhiễm sắc thể số 12 và một chỉ thị AFLP gần với Bph1 nhất nằm cách gen này với khoảng cách 3,1cM. Ngoài ra còn có 9 chỉ thị AFLP liên kết với gen bph2 trong khoảng cách 3,2cM, trong đó có 2 chỉ thị hầu như đồng phân ly với gen này (Murai và ctv., 2001)[25].



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c gen phụ hay các QTLs (Robert Koebner (2003MAS in cereals: green for maize, amber fỏ rice, still red for ưheat ADN barley (2003). Marker Asssisted selection: a fast track to encrease gêntic gain in plant ADN âniml breeding. Page: 12-17 Link:…
)). Hiệu quả cải tiến cây trồng sẽ gia tăng gấp nhiều lần so với chọn giống cổ điển, nhờ thực hiện chọn lọc không cần trực tiếp trên tính trạng mong muốn, mà thông qua chỉ thị phân tử liên kết với tính trạng đó (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2004Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2004). Di truyền phân tử (288-305). NXBNN, TP. HCM
)). Phương pháp này cho phép thanh lọc kiểu hình với một khối lượng quần thể lớn. Thông qua chọn lọc nhờ chỉ thị phân tử, người ta có thể xác định được kiểu hình kháng nhiễm ở ngay thế hệ phân ly đầu tiên ở F2, F3. Như vậy, các nhà chọn giống có thể rút ngắn thời gian đánh giá kiểu hình, tập trung chọn lọc những mục tiêu quan trọng khác có giá trị về mặt kinh tế (Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu, (2002Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu (2002)Chọn tạo giống lúa có gen kháng bệnh đạo ôn nhờ Marker phân tử. Cơ sở di truyền tính khágn sâu bệnh hại cây trồng. NXB. Nông nghệp. Trang 183-195
)). Nếu so sánh với chọn lọc kiểu hình, MAS có thể giúp các nhà chọn giống tiết kiệm từ 1 đến 16,7 lần trong chọn lọc quần thể (Knap (1998
)).
Chọn lọc nhờ chỉ thị phân tử còn là phương tiện hữu hiệu trợ giúp đắc lực cho chọn giống truyền thống nhằm khắc phục những trở ngại mà công tác chọn giống truyền thống rất khó giải quyết nhờ chọn lọc loại bỏ được các tác động gây nhiễu do các tương tác trong cùng alen hay giữa các alen gây ra – những tương tác này thường không thể phát hiện được bằng các phân tích kiều hình. Phương pháp này còn đặc biệt hiệu quả trong trường hợp cần đưa gen lặn hay thậm chí đưa nhiều gen khác nhau vào một nền gen ưu việt.
1.4. một số Chỉ thị phân tử thông dụng được sử dụng trong nghiên cứu genome và chọn giống thực vật
1.4.1.Chỉ thị phân tử
Số lượng các chỉ thị ADN là rất lớn. Cây trồng có khỏang 108 - 1010 nucleotit trong ADN tổng số. Thậm chí, nếu chỉ tính một sai khác rất nhỏ giữa hai cá thể thể đã dẫn đến một số lượng lớn các chỉ thị ADN giữa 2 cá thể đó. Về nguyên tắc, một chỉ thị ADN lý tưởng là chỉ thị thỏa mãn các yêu cầu sau: Bản chất cho đa hình cao, di truyền đồng trội, xuất hiện nhiều trong genome, tập tính chọn lọc trung tính (trình tự ADN của cơ thể nào cũng là trung tính với các điều kiện môi trừơng), dễ tiếp cận, phân tích nhanh và dễ dàng. Tuy nhiên, gần như không thể tìm thấy một CTPT nào có thể thỏa mãn tất cả những điều kiện trên. Tùy thuộc vào những nghiên cứu mà người ta sử dụng một hệ thống chỉ thị thỏa mãn được một số điều kiện trên (Nguyen Duy Bay va ctv., 2001Nguyen Duy Bay, Nguyn H.T., Bui Chi Buu ADN Bui Ba Bong (2001), Genetic markers in genome research ADN plant breeding, Chọn gióngnhowf Marker và Phân tích QTL, Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, tr: 44-58
).
Chỉ thị phân tử thường được phân thành chỉ thị dựa trên cơ sở phép lai ADN và các chỉ thị dựa trên cơ sở phản ứng PCR.
1.4.1.1. Chỉ thị dựa trên cơ sở lai ADN
a. Chỉ thị RFLP (Restriction Fragment Length Polymorphism - Đa hình chiều dai đoạn phân cắt).
Chỉ thị RFLP được di truyền đơn giản theo quy luật Menden. Trong kỹ thuật RFLP, enzyme giới hạn được sử dụng để cắt ADN genome thành nhiều mảnh ADN có độ dài khác nhau. Qua quá trình tiến hóa, trong phạm vi trình tự nhận biết của một loại enzym giới hạn có thể xảy ra sự tái sắp xếp ADN, các đột biến đểm, sự thêm hay mất đoạn ADN, điều này tạo nên sự đa hình giữa các cá thể và có thể phát hiện được đa hình này khi sử dụng kỹ thuật RFLP. Sau khi xử lý bằng enzyme giới hạn, các đoạn ADN được phân tích bằng điện di trên gen agarose và đưa lên màng lai. Những băng đặc hiệu được nhận biết bằng phương pháp lai ADN với các ADN mẫu dò đã được đánh dấu. Các ADN mẫu dò có độ dài khoảng 0,5-3,0kb, được tổng hợp từ cADN hay ngân hàng ADN genome. Các chỉ thị RFLP được sử dụng đầu tiên trong việc lập bản đồ di truyền và đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu về genome nhờ những ưu điểm của nó. Là 1 chỉ thị đồng trội, RFLP rất đáng tin cậy trong phân tích mối liên kết và chọn giống. Ưu điểm của phương pháp này là không những phát hiện được các cá thể dị hợp tử và đồng hợp tử mà còn phát hiện được cá thể đồng hợp tử trội và đồng hợp tử lặn. Tuy nhiên, chỉ thị RFLP có một hạn chế: kỹ thuật RFLP đòi hỏi khối lượng ADN lớn của mỗi cá thể trong mỗi thí nghiệm (Paterson, 1996Paterson C.M. ADN Kisdore G. M. (2000), Exploiting the full potential of disease – resistance to blast disease in rice within a conventional breeding progam, Rice Blast Disease, Wallingfors, United Kingdom, CAB, International, pp. 245-265.
), phương pháp tốn nhiều thời gian, công sức và tỷ lệ số băng cho đa hình thấp, điều này rất bất tiện khi lai giữa các loài có quan hệ gần gũi. (Lê Duy Thành, 2000Lê Duy Thành (2000), Cơ sở di truyền chọn giống thực vật, Nxb. DHQG Hà nội, Hà nội
)
b. Chỉ thị SNP (Single nucleotide polymorphism - Đa hình của các nucleotit đơn)
SNP là những biến dạng của chuỗi trình tự ADN được tìm thấy với tần suất cao nhất trong genome người. Theo phân tích chi tiết chuỗi trình tự cuả những phần nào đó trong genome, ADN từ hai các thể khác nhau phần lớn đều giống nhau với số cặp base khác biệt nhau nằm ở trong khoảng cho phép 500-1000bp. Một cặp base ở một vị trí nào đó sẽ biểu thị sự khác nhau của cá thể có tính chất phổ biến, và một cặp base khác là biến dị, ít phổ biến hơn ở cùng một vị trí. Nếu cặp base ít phổ biến hơn xuất hiện nhỏ hơn 1% trong quần thể, người ta định nghĩa vị trí cặp base đó là một SNP. Hiện nay, người ta đã công bố 3 triệu SNP trong genome người (Russell 2002) [Di truyền phân tử, tr180], nhiều hơn bất cứ chỉ thị phân tử nào đã được công bố trước đó. Kỹ thuật SNP được áp dụng vào đầu những năm 2000, từ genome người cho đến genome các sinh vật khác như cây Arabidopsis, cây lúa….
Các alen của một SNP có thể dễ dàng được xem xét bởi phân tích lai với phân tử oligonucleotit nào đó. Trong quy trình này, một đoạn ngắn oligonucleotit được tổng hợp sao cho nó sẽ bổ sung vào alen phổ biến nhất tại locut SNP. Phân tử oligo này được trộn với ADN mục tiêu, và mức độ lai ADN được hoàn chỉnh ở mức độ cực kỳ chính xác.
SNP có những ưu điểm nổi bật sau:
-SNP có tính chất “diallelic” trong quần thể và tần suất alen của nó có thể được ước đoán dễ dàng trong bất cứ quần thể nào, thông qua một loại xét nghiệm kỹ thuật
- SNP là những chỉ thị phân tử có tính ổn định rất cao về mặt di truyền.
- Nhiều kỹ thuật đã được nghiên cứu để tạo ra SNP theo kiểu tự động hóa với sự giúp đỡ của máy tính (Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang., 2004Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang, 2004. Di truyền Phân tử
)
1.4.1.2. Chỉ thị dựa trên cơ sở nhân bản ADN bằng các kỹ thuật PCR
a. Chỉ thị RAPD (RADNom Amplified Polymophic DNA - Tính đa hình các đoạn ADN được nhân bản ngẫu nhiên).
Chỉ thị RAPD là sự khuyếch đại ngẫu nhiên các đoạn ADN ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status