Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư ở tổng công ty - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư ở tổng công ty



MỤC LỤC
Chương I: Giới thiệu về tổng công ty thép Việt Nam 1
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty 1
1.2 Chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của tổng công ty 1
1.2.1 Cơ cấu tổ chức của tổng công ty 1
1.2.2 Cơ chế hoạt động hiện tại 4
1.2.3 Ngành nghề kinh doanh và lĩnh vực hoạt động chủ yếu 5
1.2.4 Năng lực thực tế của Tổng Công ty: 6
Chương II: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư ở tổng công ty 9
2.1 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty 9
2.2 Thực trang về tình hình đầu tư tại tổng công ty 9
2.2.1 Công tác đầu tư phát triển 9
2.2.2 Công tác kế hoạch và hợp tác quốc tế 11
2.2.3 Công tác thị trường 12
2.2.4 Công tác vật tư xuất nhập khẩu 12
2.2.5 Công tác tài chính kế toán 12
2.2.6 Công tác bất động sản 14
2.2.7 Những mặt chưa làm được và tồn tại 14
2.3 Tổng quan về tình hình đầu tư tại công ty 15
2.3.1 Vốn đầu tư của công ty qua các năm 15
2.3.2 Vốn đầu tư của tổng công ty phân theo nguồn vốn huy động 15
2.3.3 Vốn đầu tư của tổng công ty phân theo nội dung đầu tư 15
2.4 Đánh giá công tác quản lý hoạt động đầu tư ở tổng công ty 16
2.4.1 Kết quả 16
2.4.2 Hạn chế nguyên nhân 20
Chương III Định hướng và một số giải pháp tăng cường phát triển của tổng công ty 21
3.1 Định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty trong thời gian tới 21
3.1.1 Đánh giá về đặc điểm tình hình triển khai nhiệm vụ thời gian tới 21
3.1.2 Một số mục tiêu tổng quát, chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 22
3.1.3 Chỉ tiêu phấn đấu chủ yêu năm 2010 của công ty mẹ - tổng công ty thép Việt Nam 23
3.2 Một số giải pháp tăng cường phát triển 23
3.2.1 Các giải pháp điều hành lớn năm 2010 23
3.2.2 Công tác đầu tư phát triển 24
3.2.3 Công tác kế hoạch và hợp tác quốc tế 24
3.2.4 Công tác thị trường 25
3.2.5 Công tác vật tư, xuất nhập khẩu 25
3.2.6 Công tác tài chính kế toán 25
3.2.7 Công tác bất động sản 26
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành;
- Xuất khẩu lao động;
- Các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật.
1.2.4 Năng lực thực tế của Tổng Công ty:
- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ trực tiếp quản lý, khai thác và sử dụng trên 2.700 tỷ đồng với tổng tài sản tại Công ty mẹ là 10.660 tỷ đồng.
Trong đó:
- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty con trên : 988 tỷ đồng, ước tổng tài sản là 4.500 tỷ đồng.
- Tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ đầu tư tại các Công ty liên kết (bao gồm các Công ty liên doanh, Công ty cổ phần) là gần 1.000 tỷ đồng, ước tổng tài sản gần 20.000 tỷ đồng.
- Năng lực luyện phôi thép bình quân đạt gần 1.500.000 T/năm. Trong đó luyện từ quặng là 300.000 T/năm.
- Năng lực sản xuất thép cán và sản phẩm sau cán bình quân đạt trên 2,5 triệu T/năm.
- Sản lượng tiêu thụ bình quân gần 3 triệu T/năm.
- Tổng số lao động bình quân: trên 17.000 người. Trong đó lao động có trình độ từ Đại học trở lên là trên 3.100 người (nam 2.300, nữ 800), chiếm trên 18% và lao động có trình độ tay nghề cao trên 3.300 người, chiếm gần 20% tổng số lao động của toàn Tổng Công ty.   
- Thu nhập bình quân: 4.831.000 đồng.
1.2.5 Kết quả đổi mới doanh nghiệp
Kể từ khi triển khai cổ phần hóa theo Nghị định số 28/Cp đến hết năm 2007, tổng công ty đã hoàn thành cổ phần hóa 26 đơn vị. Trong đó có 8 công ty thành viện và 18 đơn vị trực thuộc; tổng công ty giữ quyền chi phối tại 8 công ty cổ phần, 3 công ty dưới 10% vốn điều lệ và 3 công ty bán toàn bộ vốn nhà nước để thành lập công ty cổ phần do nguyên nhân thua lỗ lớn, kéo dài.
Trong cả quá trình cổ phần hóa của tổng công ty, chỉ có 2 đơn vị tiến hành vào thời kỳ đầu theo nghị định số 28/CP và nghị định số 44/1998/NĐ-CP là bị kéo dài về thời gian đến trên dưới 2 năm, nhưng có 3 đơn vị tiến hành cổ phần hóa theo nghị định 109/2007/NĐ-CP đã hoàn thành trong 6 tháng kể từ khi có quyết định cổ phần hóa đến khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
Quá trình này, cũng đồng thời tạo điều kiện cho tổng công ty giải quyết chế độ, quyền lợi cho 2.743 lao động dôi dư theo nghị định 41/2002/NĐ-CP và nghị định số 110/2007/NĐ-CP với tổng kinh phí hỗ trợ trên 113 tỷ đồng ( chiếm 10% tổng số lao động của toàn tổng công ty).
Ngoài ra, chỉ tính riêng trong 2 năm 2006-2007, vận dụng cơ chế đó từ nguồng quỹ tiền lương và phúc lợi, công ty gang thép Thái Nguyên đã giải quyết gần 48,5 tỷ đồng cho 880 người lao động; công ty thép miền Nam ( trước đây) đã giải quyết trên 10 tỷ đồng cho 297 người lao động tạo ra những điều kiện cần thiết cho yêu cầu cải tạo và nâng cao chất lượng lao động.
Về tài chính, cũng được xử lý gọn một bước. Trong đó tài sản, vật tư ứ đọng không cần dùng, chờ thanh lý theo nguyên giá là 49,683 tỷ đồng giá trị còn lại 6,596 tỷ đồng, đã bàn giao cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp theo nguyên giá là 22,78 tỷ đồng, giá trị còn lại 5,662 tỷ đồng. Phần còn lại là điều động nội bộ, đồng thời hoàn tất hồ sơ xử lý công nợ khống còn khả năng thu hồi, bàn giao cho công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng là 26,172 tỷ đồng.
Đánh giá khái quát về công tác đổi mới doanh nghiệp của tổng công ty thép Việt Nam trong thời gian qua, về cơ bản tổng công ty đã hoàn thành đầy đủ, đúng quy định, đúng mực kế hoạch đã xác định và đăng ký thực hiện. Mọi vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai, đặc biệt với những tồn tại về tài chính được xử lý theo đúng quy định tại các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành và quy chế của tổng công ty.
Kết quả trên đã được thủ tướng chính phủ và Bộ Công nghiệp ( nay là Bộ Công thương) ghi nhận, biểu dương.
Với phần vốn nhà nước của tổng công ty còn đầu tư tại các công ty cổ phần là 513 tỷ đồng đã thu hút và tại ra trên 936,42 tỷ đồng vốn điều lệ cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư và tạo việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động. Các công ty sau khi cổ phần hóa đều đạt mức tăng trưởng khá ( kết quả thực hiện 2007) với doanh thu bình quân tăng 40-50%, nộp ngân sách tăng gần 20% và đạt chỉ tiêu lợi nhuận rất cao ( nhiều đơn vị tăng 8-9 lần so với thời điểm trước cổ phần hóa). Chỉ duy nhất có 01 công ty CP thép Tân Thuận không thực hiện được các chỉ tiêu theo phương án cổ phần hóa vì buộc phải di dời do không đảm bảo được các yêu cầu về môi trường.
Chương II: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đầu tư ở tổng công ty
2.1 Tổng quan về hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty
Năm 2009, cùng với sự khó khăn của nền kinh tế toàn cầu cũng như cả nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty cũng gặp nhiều khó khăn.Trong quý I, giá thép xây dựng giảm mạnh thậm chí thấp hơn cả giá thành, hầu hết các doanh nghiệp đều lỗ, một số doanh nghiệp phải dùng biện pháp sản xuất gián đoạn hay ngừng sản xuất hàng tháng để cầm chừng, tồn tại. Đồng thời lượng thép thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam tăng cao do các nước trong khu vực dư thừa thép đã tìm cách xuất khẩu sang Việt Nam nên tình hình tiêu thụ của các đơn vị trong nước càng khó khăn hơn.
Tuy nhiên bắt đầu từ quý II, kinh tế thế giới đã có sự hồi phục nhờ các gói kích thích kinh tế của chính phủ các nước. Nhu cầu thép cũng phục hồi và giá thép các loại cũng tăng trở lại trong quý II và quý III. Đầu quý IV, thị trường thép thành phẩm suy yếu, nhu cầu thị trường thấp khiến giá thép các loại đều giảm. Tuy nhiên đến thời điểm cuối năm, giá thép có xu hướng tăng trở lại mặc dù vậy giao dịch trên thị trường khá trầm lắng do nhu cầu thị trường chưa thật sự tăng sức mua yếu.
Trước những thuận lợi và khó khăn, thách thức trên, tổng công ty thép Việt Nam đã quán triệt sâu sắc nghị quyết đại hội Đảng X, phát huy nội lực và được sự chỉ đạo, hỗ trợ có hiệu quả của chính phủ, Bộ Công thương và các cơ quan quản lý cấp trên, nên đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kế hoạch năm 2009 đề ra.
2.2 Thực trang về tình hình đầu tư tại tổng công ty
2.2.1 Công tác đầu tư phát triển
- Dự án cải tạo và mở rộng công ty gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2: gói thầu EPC số 1, hoàn thành ký phụ lục điều chỉnh hợp đồng EPC với nhà thầu MCC và thống nhất chọn Vinaicon là nhà thầu phụ thực hiện phần C của hợp đồng; tiếp tục làm việc với các ngân hàng về tài trợ vốn cho dự án; gói thầu số 2, tiếp tục triển khai thiết kế tổng dự toán khu vực mỏ sắt Tiến Bộ.
- Dự án công ty liên doanh khoáng sản và luyện kim Việt Trung tại Lào Cai, hoàn thành phê duyệt F/S điều chỉnh dự án, chính phủ đồng ý giao hội đồng quản trị quyết định chỉ định thầu thực hiện gói thấu EPC, hoàn thành phê duyệt và phát hành hồ sơ yêu cầu, đôn đốc KISC hoàn tất hồ sơ đề xuất và hoàn tất các thủ tục chỉ định thầu gói thầu EPC, tiếp tục thực hiện thiết kế thi công mỏ sắt Quý Sa.
- Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, phối hợp cùng các bên đối tác chỉ đạo công ty...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status