Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Dệt may Hà nội - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty Dệt may Hà nội



 
MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Chương I: Tổng quan về hoạt động kinh doanh xuất khẩu 2
I. Khái niệm và vai trò xuất khẩu 2
1. Khái niệm xuất khẩu 2
2. Vai trò của xuất khẩu 3
II- Những vấn đề cơ bản của hoạt động kinh doanh xuất khẩu 5
1- Chức năng nhiệm vụ của hoạt động kinh doanh xuất khẩu 5
2- Các hình thức kinh doanh xuất khẩu 5
2.1. Theo nghị định thư 5
2.2. Xuất khẩu trực tiếp 6
2.3. Xuất khẩu gián tiếp 6
2.4. Hợp tác xuất khẩu 7
2.5. Buôn bán đối lưu 7
2.6. Gia công quốc tế 8
3- Các bước tiến hành kinh doanh xuất khẩu 8
3.1. Marketing 9
3.2. Bán hàng 11
3.3. Thực hiện hợp đồng 14
3.4. Tiếp tục hoạt động buôn bán 18
4- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 19
4.1. Quan hệ đối ngoại 19
4.2. Khoa học công nghệ 19
4.3. Kinh tế 20
4.4. Pháp luật 20
4.5. Chính trị văn hoá xã hội 21
4.6. Doanh nghiệp 22
4.7. Đồng tiền thanh toán 23
III- Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may trong phát triển kinh tế của Việt Nam 23
1- Sự cần thiết phải xuất khẩu hàng dệt may 23
2- Vai trò của ngành dệt may 24
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Dệt may Hà Nội 26
I- Giới thiệu chung về Công ty 26
1- Lịch sử hoạt động của Công ty 26
2- Nhiệm vụ chức năng của Công ty 27
3- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 28
Phần II: Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty Dệt may Hà Nội 36
1- Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu dệt may ở Việt Nam nói chung 36
1.1. Tình hình đầu tư xây dựng ngành công nghiệp may Việt Nam 36
1.2. Tình hình sản xuất 37
1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu 39
2- Thực trạng kinh doanh xuất khẩu ở Công ty dệt may Hà Nội 44
2.1. Kết quả hoạt động của Công ty qua các năm 44
2.2. Tình hình xuất khẩu theo sản phẩm 48
2.3. Khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường thế giới 5
2.4. Nỗ lực triển khai hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty 60
Chương III: Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty dệt may Hà Nội 65
I- Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty dẹt may Hà Nội 65
1- Xuất khẩu hàng dệt may trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam 65
2- Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh xuất khẩu của Công ty 68
II- Một số giải pháp nhằm thúc đẩu hoạt động kinh doanh xuất khẩu ở Công ty dệt may Hà Nội 70
1- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường mở rộng thị trường xuất khẩu 70
2- Giải pháp về công nghệ thông tin 72
3- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty 73
4- Tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm ngang với tiêu chuẩn quốc tế 74
5- Mở rộng hoạt động thiết kế cho thị trường xuất khẩu 75
6- Hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và tổ chức xây dựng chiến lược kinh doanh phát triển thị trường 77
III- Một số kiến nghị 79
1- Kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan Nhà nước 79
1.1. Về cơ chế xuất khẩu 79
1.2. Về công tác thị trường ngoài nước 79
1.3. Về các thủ tục hành chính và hải quan 81
1.4. Về sự hỗ trợ của Chính phủ các các chính sách thuế tín dụng liênquan đến hoạt động xuất khẩu 81
1.5. Về chính sách đối với người lao động 82
1.6. Kiến nghị khác 82
2- Kiến nghị với ban lãnh đạo Công ty 82
Kết luận 84
Tài liệu tham khảo 85
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

y đạt 1450 triệu USD, năm 1999 đạt 1747 triệu USD, năm 2000 con số này là 1892 triệu USD, đến năm 2001 là 2200 triệu USD, góp phần không nhỏ vào tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
1.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Xuất khẩu hàng dệt may đã, đang và sẽ là ngành hàng xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Với mức tăng trưởng hàng năm cao (từ 15-20%) liên tục và ổn định suốt gần chục năm qua, xuất khẩu hàng dệt may đã lần lượt vượt qua các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác vươn lên vị trí số 1 trong danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (năm 1998). Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong cơ cấu xuất khẩu cũng ngày càng tăng và chiếm một tỷ lệ quan trọng (chiếm khoảng 14,5% tổng kim ngạch xuất khẩu). Điều tích cực hơn cả là giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động trên mọi miền đất nước, trong lúc chúng ta đang thiếu vốn, thừa lao động.
Năm 1998 do tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực, xuất khẩu chỉ tăng 2,4% bằng khoảng 41% mức tăng GDP. Giá xuất khẩu nhiều mặt hàng chủ lực của ta như dầu thô, gạo, cà phê, hạt điều… biến động mạnh theo hướng bất lợi cho xuất khẩu. Trong khi đó xuất khẩu hàng dệt may vẫn giữ được mức tăng trưởng khá cao khoảng trên 15%. Điều này càng khẳng định xuất khẩu dệt may đã và sẽ giữ vị trí quan trọng trong chiến lược xuất khẩu và ổn định xã hội của nước ta trong những năm sắp tới. Tuy nhiên, chúng ta hiện tại vẫn đang phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức còn tồn tại, đó là kim ngạch xuất khẩu hàng năm tuy tăng nhanh nhưng hiệu quả thấp do ngành Dệt phát triển kém, không đáp ứng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng cho hàng may mặc xuất khẩu, chưa có đội ngũ thiết kế mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trên thế giới, nên khoảng trên 70% sản phẩm xuất khẩu được sản xuất theo cách gia công, công tác thị trường còn nhiều hạn chế, lợi nhuận thực sự mang lại còn thấp.
Việc sản xuất các sản phẩm dệt may trong 10 năm qua đạt tốc độ tăng trưởng khá nhưng không đều.
Sản phẩm
Đơn vị
1997
1998
1999
2000
2001
Sợi các loại
Vải lụa
Hàng may mặc
Hàng dệt kim
1000 tấn
Triệu met
Triệu sản phẩm
Triệu sản phẩm
69,5
300
213
25,4
75
316
290
28
80
331
367
29,6
82
380
389
32,3
90
400
446
34,9
(Nguồn: Tổng Công ty Dệt may Việt Nam)
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
Năm
Kim ngạch xuất khẩu thị trường có hạn ngạch
Kim ngạch xuất khẩu thị trường phi hạn ngạch
Tổng kim ngạch xuất khẩu
Triệu USD
%
Triệu USD
%
Triệu USD
1998
507,5
35,00
942,5
65,00
1450
1999
650
37,20
1097
62,80
1747
2000
720
38,05
1172
61,95
1892
2001
770
35,00
1430
65,00
2200
(Nguồn Bộ Thương mại)
Kết quả thực hiện quá trình xuất khẩu may mặc trong những năm vừa qua cho thấy hàng may mặc nước ta đã có mặt tại hầu hết các khu vực thị trường lớn trên thế giới. Đã có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà sản xuất Việt Nam với các nhà tiêu thụ nước ngoài. Sự liên kết này thể hiện qua các đơn đặt hàng, thường là chuyên doanh về một hay một số chủng loại mặt hàng với một khu vực thị trường.
Thị trường có hạn ngạch là thị trường các nước EU, Canada và Thổ Nhĩ Kỳ (trong đó chủ yếu là thị trường EU), thị trường không có hạn ngạch là thị trường các nước Nhật Bản, các nước ASEAN và các nước Đông Âu, Mỹ và các nước khác (trong đó chủ yếu là Nhật Bản). Qua trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của chúng ta vào thị trường có hạn ngạch tuy vẫn tăng hàng năm nhưng có xu hướng giảm dần về tỷ trọng so với kim ngạch xuất khẩu sang khu vực thị trường không có hạn ngạch. Đây cũng là lẽ tự nhiên bởi cùng với xu thế quốc tế hoá kinh tế đang diễn ra sôi động ở các nước trên thế giới và chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng dệt may nói riêng sang các nước khác sẽ không còn bị áp đặt hạn ngạch nữa. Đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế.
Theo Hiệp định hàng Dệt may (ATC) của tổ chức WTO thì cuối năm 2004 toàn bộ hạn ngạch sẽ được bãi bỏ đối với các nước xuất khẩu hàng dệt may là thành viên của WTO. Nếu đến năm 2005 Việt Nam vẫn chưa phải là thành viên của tổ chức Thương mại Thế giới này thì việc xuất khẩu hàng dệt may của chúng ta vẫn bị áp đặt bằng hạn ngạch. Và đó là một cản trở không nhỏ tới khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ra thị trường thế giới.
Dưới đây ta sẽ đánh giá thực trạng tình hình xuất khẩu các sản phẩm dệt may Việt Nam trên một số khu vực thị trường chính.
+ Thị trường chung Châu Âu (EU)
Năm 1997 EU đã quyết định cho Việt nam hưởng ưu đãi phổ cập – GSP trong buôn bán với một số nhóm hàng nhất định. Từ đó kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt nam và EU không ngừng tăng lên qua các năm, diện mặt hàng cũng được mở rộng. Trên thực tế mức tăng gần 3 lần từ 83 triệu Ecu năm 1990 lên 215 triệu Ecu năm 1993. Trong đó Việt nam đã ở thế xuất siêu so với EU.
Quan hệ mậu dịch trong lĩnh vực hàng may mặc giữa Việt Nam và EU mới chỉ phát triển trong một vài năm gần đây. Thời kỳ năm 1991-1992 tuy chưa có hạn ngạch của EU song các doanh nghiệp may nước ta đã bước đầu xuất sang thị trường này tuy chỉ rất nhỏ bé về khối lượng và chỉ giới hạn trong một vài chủng loại.
Ngày 15/12/1992, hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam và EU được ký kết có hiệu lực trong 5 năm kể từ 01/01/1993. So với chế độ đơn phương cấp hạn ngạch từ năm 1992 trở về trước, tổng hạn ngạch được cấp lần này tăng lên nhiều về chủng loại mặt hàng và số lượng (tăng gấp 10 lần về giá trị so với năm 1992). Việc ký kết hiệp định này đánh dấu một bước chuyển biến rõ rệt về lượng và chất trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai bên.
Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU
(Đơn vị : triệu USD)
Năm
1998
1999
2000
2001
Kim ngạch XK
~ 450
~ 520
609
~ 710
Qua đây ta có thể thấy thị trường EU giữ một vị trí quan trọng đối với ngành may nước ta. Đối với chúng ta EU là một thị trường mới mẻ song kết quả đạt được trong việc xuất khẩu hàng may mặc sang EU là đáng khích lệ. Bởi lẽ EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu cao về mặt chất lượng, điều kiện thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Mặt khác mối quan hệ truyền thống lâu đời trong lĩnh vực hàng may mặc giữa EU và hơn 50 bạn hàng khác trên thế giới là trở ngại lớn cho sự xâm nhập của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam vào thị trường này. Mặt khác hiện nay các doanh nghiệp may của chúng ta còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng yếu kém, máy móc thiết bị còn lạc hậu, nguồn nguyên phụ liệu còn thiếu, hơn nữa chúng ta mới chỉ tham gia vào thị trường may mặc EU nên ít nhiều còn bỡ ngỡ, chưa thông thạo tập quán buôn bán cũng như luật lệ kinh doanh trên thị trường nổi tiếng là khó tính này. Do vậy để đạt được...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status