Báo cáo Thực tập tổng hợp tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
Phần 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ XÃ AN BÌNH 3
1.Lịch sử ra đời của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình 3
2.Chức năng và nhiệm vụ cụ thể 4
Phần 2.CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ XÃ AN BÌNH. 5
1.Cơ cấu tổ chức của QTDND xã An Bình. 5
2.Đội ngũ lao động. 8
3.Cơ sở vật chất 9
Phần 3: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA QTDND XÃ AN BÌNH TRONG NHIỆM KỲ 2005-2009. 10
1.Đặc điểm tình hình: 10
1.1 Thuận lợi 10
1.2 Khó khăn 10
2.Những kết quả hoạt động cụ thể 11
2.1 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản 5 năm nhiệm kỳ 2005-2009 11
2.2 Nguồn vốn hoạt động 11
2.3 Kết quả sử dụng vốn: 13
2.4 Kết quả thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn 14
2.5 Công tác hoạt động xã hội và mối quan hệ với Đảng,chính quyền địa phương. 15
3.Tồn tại-nguyên nhân và kinh nghiệm: 15
Phần 4: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ QUẢN TRỊ TẠI QTDND XÃ AN BÌNH 18
1.Kết quả quản trị 18
Phần 5:ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA QTDND XÃ AN BÌNH 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
LỜI MỞ ĐẦU

Hệ thống quỹ tín dụng nhân dân đã có nhiều đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trên đà phát triển của những năm qua, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân vẫn tiếp tục ổn định và phát triển màng lưới, củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh hiệu quả kinh doanh trên phương diện hỗ trợ thành viên và tăng trưởng nguồn vốn, lợi nhuận. Các chỉ tiêu đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã và đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mô hình kinh tế tập thể trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta, đóng góp tích cực trong việc tạo vốn, hạn chế, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn...
Tính đến năm 2006, hệ thống Quỹ tín dụng nhân nhân gồm Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (1 Hội sở chính và 24 chi nhánh); 938 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động tại 55/64 tỉnh, thành phố.
Các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động chủ yếu trên địa bàn xã, phường, thị trấn ở nông thôn, đã thu hút 1.098.754 thành viên tham gia. Tổng nguồn vốn đạt 9.408.494 triệu đồng (tăng so với cùng kỳ năm trước 28,9%), trong đó vốn huy động 6.256.223 triệu đồng (tăng so với cùng kỳ năm trước 31,2%), chiếm 66,5% tổng nguồn vốn. Bên cạnh công tác nguồn vốn, các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ngoài việc chủ động nắm bắt nhu cầu vay vốn của thành viên, còn tư vấn cho thành viên mở rộng ngành nghề sản xuất, kinh doanh, từng bước góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của địa phương. Tổng dư nợ cho vay đạt 8.209.443 triệu đồng (tăng so với cùng kỳ nam trước 27,6% và bằng 87,3% nguồn vốn), trong đó dư nợ cho vay trung hạn là 948.431 triệu đồng (tăng 54,4% so với cùng kỳ năm trước). Do đặc điểm hoạt động trên địa bàn nông thôn nên cơ cấu dư nợ tập trung vào cho vay sản xuất nông nghiệp, chiếm 55,2% dư nợ, cho vay ngành nghề chiếm 30,1%, cho vay đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đối tượng khác chiếm 14,7%.
Cùng với tăng trưởng quy mô dư nợ, chất lượng tín dụng cũng luôn được các Quỹ quan tâm thường xuyên, kiểm tra chặt chẽ công tác cho vay và thu nợ, từ đó chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu giảm thấp, chỉ chiếm 0,53% so với tổng dư nợ. Nhờ đó các Quỹ đã hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận đề ra, hoạt động kinh doanh hàng năm đều có lãi, tính riêng năm 2006, kết quả kinh doanh đạt 169.038 triệu đồng.
Có được kết quả trên, ngoài sự nỗ lực phấn đấu của bản thân từng Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương cũng đóng góp rất lớn trong việc điều hoà vốn trong hệ thống bằng việc mở rộng màng lưới hoạt động, thành lập thêm 7 phòng giao dịch và điểm giao dịch trực thuộc các Chi nhánh Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương để phục vụ tốt hơn các Quỹ tín dụng thành viên. Bên cạnh đó, ngoài việc khai thác tốt nguồn vốn trong nước, tham gia thị trường liên ngân hàng góp phần khơi tăng nguồn vốn, hỗ trợ vốn kịp thời cho Quỹ cơ sở trong những thời điểm mang tính chất mùa vụ, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương còn tranh thủ tốt và đấy mạnh việc rút vốn từ các Tổ chức tài chính tín dụng quốc tế, trong năm 2006 đã rút được 34.944 triệu đồng từ dự án ADB và 57.435 triệu đồng từ chương trình tài chính vi mô Tây Ban Nha. Đây là nguồn vốn trung, dài hạn giúp cho hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị phần tại khu vực nông thôn. Nhờ nguồn vốn này đã giúp các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở có nguồn vốn trung, dài hạn để cho vay thành viên mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư chiều sâu, phát triển kinh tế trang trại…
Sau thời gian thực tập tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình, được sự giúp đỡ tận tình của Giám đốc công ty, ban lãnh đạo công ty, nhân viên trong quỹ tín dụng và đặc biệt là sự tận tình của thầy giáo hướng dẫn để tui có thể hoàn thành bán báo cáo này.
Trong thời gian đầu thực tập tại quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình, em xin trình bày bài: "Báo cáo thực tập tổng hợp" của mình, bao gồm những nội dung sau:
Phần 1: Lịch sử hình thành và phát triển của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã an bình
Phần2: Các đặc điểm chủ yếu của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã an bình
Phần3: Kết quả hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã an bình nhiệm kỳ 2005-2009.
Phần 4: Đánh giá khái quát về quản trị ở quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã an bình
Phần 5: Định hướng phát triển của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã an bình

NỘI DUNG
Phần 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ TÍN DỤNG NHÂN DÂN CƠ SỞ XÃ AN BÌNH

1.Lịch sử ra đời của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình
Xã An Bình - huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh có diện tích đất tự nhiên là:8,04km2.Phía bắc giáp xã Mão Điền,phía đông giáp xã Đại Bái (huyện Gia Bình),phía nam giáp xã Trạm Lộ,phía tây giáp thị trấn Hồ.Xã An Bình có 6 thôn với tổng số hộ là 1820 hộ,số khẩu là 8650 khẩu,với diện tích đất canh tác là 504 ha,nghành nghề chủ yếu là nông nghiệp,đời sống nhân dân nhiều năm còn khó khăn.
Từ những năm thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và nhà nước đến nay kinh tế trong xã ngày càng phát triển,đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã được cải thiện,thu nhập bình quân đầu người là 370-375USD/người/năm.
Phương hướng của Đảng uỷ -UBND xã An Bình là phát triển đa dạng hoá nghành nghề,phát huy thế mạnh nội lực trên địa bàn,đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế.Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều loại hình sản xuất kinh doanh,dịch vụ,do đó nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh dịch vụ đòi hỏi ngày càng cao,nhu cầu cần vốn ngày càng lớn.Để tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng về các thủ tục vay,đáp ứng nhu cầu về tính thời cơ trong sản xuất kinh doanh của nhân dân,trong khi đó Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Thuận Thành chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của nhân dân trong xã,còn nặng về khâu thủ tục.Vì thế trong địa bàn xã vẫn còn tình trạng cho vay nặng lãi gây ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển kinh tế của mỗi hộ gia đình nói riêng và của địa phương nói chung.
Để khắc phục tình trạng trên,đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển thuận lợi và bền vững,đoàn cán bộ gồm các đồng chí lãnh đạo Đảng uỷ-HDND-UBND xã đã đi khảo sát và học tập một số nơi có quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh.Đoàn cán bộ thấy rằng kinh tế các nơi đó đều phát triển,đặc biệt được đông đảo nhân dân ủng hộ,đồng tình.
Căn cứ Nghị định 48/2001/NĐ-CP ngày 13/8/2001 của chính phủ về tổ chức hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân,căn cứ vào kết luận số 21/KL-TU của ban thường vụ tỉnh uỷ Bắc Ninh ngày 27/7/2002 về việc củng cố và phát triển Quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,Đảng uỷ-HDND-UBND xã An Bình đã họp và ra nghị quyết thành lập quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình.Nghị quyết nêu rõ việc thành lập QTDND xã An Bình là chủ trương của Đảng và Nhà nước,nhằm giúp cho địa phương đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế,xoá đói giảm cùng kiệt và nâng cao đời sống nhân dân.
Chủ trương trên đã được Huyện uỷ-UBND huyện Thuận Thành chấp thuận và đồng ý cho phép Đảng uỷ-UBND xã An Bình tổ chức thành lập QTDND trên địa bàn xã,nhằm mục đích huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong và ngoài địa bàn,đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thanh viên trên địa bàn xã.
Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình được thành lập theo Quyết định số 21/QĐ-NHNN-BNI1 của Ngân hàng Nhà nước tỉnh với số vốn điều lệ .443.800.000 đồng.
Tên gọi đầy đủ : Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình.
Tên gọi tắt : QTDND xã An Bình.
Biểu tượng: Sử dụng biểu tượng chung của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Trụ sở làm việc : Thôn Giữa – xã An Bình - huyện Thuận Thành - tỉnh Bắc Ninh.
Số điện thoai: (0241) 3782145.Fax :: (0241) 3782145
Thời gian hoạt động: 50 năm (năm mươi năm).
Địa bàn hoạt động: xã An Bình-huyện Thuận Thành-tỉnh Bắc Ninh.
Quỹ hoạt động trên các lĩnh vực: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn hoạt động; Cho vay ngắn hạn (đến 12 tháng), trung và dài hạn (trên 12 tháng đối với các thành viên); thực hiện các dịch vụ ngân hành khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
2.Chức năng và nhiệm vụ cụ thể
Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã An Bình là tổ chức tín dụng hợp tác do các thành viên trong địa bàn tự nguyện thành lập và hoạt động theo các quy định của pháp luật nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên để phát triển sản xuất ,kinh doanh ,dịch vụ và đời sống,khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để cho vay,góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế,xoá đói giảm cùng kiệt và vì lợi ích của các thành viên.


136Am5qlL0ZZ66p
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status