Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa của nó đối với chính sách đổi mới ở nước ta hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Khóa luận Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa của nó đối với chính sách đổi mới ở nước ta hiện nay



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: HOÀN CẢNH XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIV ĐẦU THẾ KỈ XV ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ XUẤT HIỆN TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY 8
1.1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội 8
1.1.1. Khủng hoảng về kinh tế, chính trị, xã hội cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV 8
1.1.2. Khủng hoảng văn hóa tư tưởng 17
Chương 2: TƯ TƯỞNG CẢI CÁCH CỦA HỒ QUÝ LY 22
2.1. Sơ lược tiểu sử Hồ Quý Ly 22
2.2 Sự xuất hiện tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly 27
2.3. Tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly 33
2.3.1 Mục tiêu của cải cách 34
2.3.2. Nội dung của công cuộc cải cách 37
2.3.3. Phương pháp của công cuộc cải cách 43
2.4. Ý nghĩa tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly đối với công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay 46
2.4.1. Ý nghĩa lý luận 46
2.4.1. Ý nghĩa thực tiễn 48
KẾT LUẬN 53
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng chúa Nguyệt Đoan. Đến đời thứ 12 là Hồ Liêm dời ra hương Đại Lãi - Thanh Hóa làm con nuôi tuyên úy Lê Huấn, từ đây lấy họ Lê làm họ mình. Quý Ly là cháu 4 đời của Hồ Liêm con nuôi của Lê Huấn nên ông phải mang họ Lê, khi giành được ngôi của nhà Trần, Quý Ly đổi thành họ Hồ - Hồ Quý Ly, cháu đời thứ 16 của Hồ Hưng Dật.
Hồ Quý Ly vốn là một quan võ, thuở nhỏ ông theo học võ với Sư Tề. Dẫu vậy, ông cũng để lại một văn nghiệp khiêm tốn được hậu thế đánh giá cao. Ông bước vào vương triều Trần ở tuổi 34 và được trưởng thành trong mối quan hệ ngoại thích. Ông làm quan song hành với 5 đời vua cuối triều Trần, trong thời gian 25 năm bằng trí tuệ, mưu lược của mình ông đã dần dần thay đổi vị trí thăng tiến của mình chủ yếu qua con đường quân sự. Bắt đầu với chức quan võ Chi hậu tứ cục chánh chưởng thăng Khu mật viện đại sứ - gia phong trung tuyên quốc thượng hầu (1370 - 1371). Đến năm 1375 ông đã làm tham mưu quân sự. Tháng 2 năm 1379 vua Trần Phế Đế lấy Lê Quý Ly làm tiểu tư không kiêm mật đại sứ như cũ. Năm 1380 Quý Ly chỉ huy quân thủy phối hợp với quân bộ Đỗ Tử Bình đánh quân Chiêm Thành ở Thanh Hóa. Sau chiến thắng này, Quý Ly được phong chức Nguyên Nhung Hành hải Tây Đô thống chế.
Như vậy, với mối quan hệ ngoại thích gần gũi và logic từ vị trí là cháu phía vợ của nhà vua rồi dần dà qua năm tháng, Quý Ly trở thành con rể, anh em rể, đỉnh cao là bố vợ và ông ngoại của vua. Những mối quan hệ thân tộc trên đã tạo thế đứng chính trị để Quý Ly tiến bước thênh thang trên hoạn lộ của mình.
Nhưng càng danh cao chức trọng ông lại càng bị giới quý tộc Trần ghen ghét, đố kị. Trong khoảng thời gian 25 năm ấy ông đã có tới 3 lần bị hành thích, nhờ có sự che chở của Nghệ Tông mà tính mạng của ông được an toàn và những kẻ mưu đồ ám sát Quý Ly đều bị tiêu diệt.
Tháng 3 năm 1387 vua Trần Phế Đế lấy Quý Ly làm Đồng binh chương sự, ban cho một thanh gươm, một lá cờ đề tám chữ vàng "văn võ toàn tài, quân thần đồng đức".
Năm 1395, lúc này vua Nghệ Tông biết mình không còn sống được lâu nữa đã gọi Quý Ly vào trăng trối: "Bình Chương (tức Quý Ly) là họ thân thích nhà vua, mọi việc nước nhà đều giao cho khanh cả. Nay thế nước suy yếu, trẫm thì già nua. Sau khi trẫm chết, quan gia nếu giúp được thì giúp, nếu hèn kém ngu muội thì khanh cứ tự nhận lấy ngôi vua" [10, tr. 147]. Thực tế đây đã như một hành động truyền ngôi của nhà Trần cho Quý Ly. Khi Nghệ Tông qua đời, lúc này không còn sự ưu ái trợ giúp của vua nữa, bên cạnh đó giới quý tộc Trần ganh ghét đố kị luôn có âm mưu ám hại Quý Ly. Thế nhưng một mình ông vẫn đơn thương độc mã hướng con thuyền đất nước theo sự chỉ huy của ông trong hoàn cảnh đất nước không ít khó khăn.
Cũng trong thời gian này, sau khi phò Thuận Tông lên ngôi, Quý Ly thông qua vị quân vương trẻ tuổi này để giữ chức Nhập vụ nội chính Thái sư, Bình chương quân quốc trọng sư, Tuyên trung vệ quốc Đại vương. Với chức vụ này Quý Ly đã nắm quyền hành cao nhất trong vương triều Trần. Và lúc này đã hình thành "nhà nước tiền Đại Ngu" hay đúng như Nguyễn Danh Phiệt nói "vương triều Hồ không có vua Hồ"
Lúc này mọi công việc triều chính đều do Quý Ly chỉ đạo và những chức danh của ông lúc này là ông tự xưng. Năm 1398 ông tự xưng là Quốc tổ nhiếp chính khâm liệt Đại vương. Đến 1399 ông tự xưng là Quốc tổ Chương Hoàng.
Đến tháng 2 năm 1400 ông tự xưng vua đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu, và đổi từ họ Lê thành họ Hồ, đưa triều đại phong kiến Việt Nam sang một triều đại mới - triều Hồ. Từ đây ông đã có quyền lực trong tay mặc nhiên tiếp tục thi hành chính sách cải cách của mình.
Nói đến triều Hồ, người ta thoảng nhớ rằng, ông làm vua thời gian rất ngắn, chỉ có 8 tháng rồi trao quyền lãnh đạo đất nước cho con, để sau đó cha con ông cùng chính quyền non trẻ bị nhà Minh đánh bại. Nhưng người ta lại rất cảm tình và ấn tượng về ông - một nhà cải cách. Tuy ông chưa có đủ thời gian để thực hiện thành công và phát huy thành quả xã hội qua các cuộc cải cách, cải tổ, đổi mới ấy. Nếu xét mục tiêu, ý tưởng cải cách thật vĩ đại.
Những cải cách của ông lại đụng chạm đến quyền lợi của quý tộc Trần và bị phản đối phẫn nộ ghê gớm, ông phải dùng biện pháp mạnh để giải quyết mâu thuẫn ấy. Nhưng, những hành vi trừng phạt của ông đối với quan lại cùng thời, không bị coi là hôn quân vô đạo, vì ông không màng toan tính lợi dụng vật chất cho cá nhân mình, không sách cổ nào ghi lại ông tham lam vơ vét, dâm ô đồi bại, ngược lại ông vẫn được coi là người anh hùng lỡ vận.
Từ khi còn phù tá triều Trần, tư tưởng cải cách của Hồ Quý Ly đã được triển khai, lúc này ông đã nghĩ đến cải cách bộ máy hành chính cồng kềnh, quan liêu, làm ít ăn nhiều, bỏ bớt các cấp trung gian (cấp hương), năm 1397, Hồ Quý Ly cho bỏ chức Đại tư xã và tiểu tư xã (quan từ lục phẩm trở xuống cửu phẩm), giảm bớt chi lương cho bộ máy chính quyền. Ông đã cho thi tuyển vào bộ máy chính quyền bằng các khoa cử để chọn người tài có năng lực thực sự. Ông đã đề cao chữ Nôm, sự nghiệp giáo dục được coi là hàng đầu. Nhìn vào cải cách giáo dục của thời Hồ chúng ta hiểu rằng ông đã sớm có tầm nhìn của một thiên tài, ông hiểu rằng một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, nên phải cải cách sự học nâng cao dân trí.
Cũng trong khoảng thời gian này ông đã có những cải cách trên lĩnh vực kinh tế thật mới mẻ và táo bạo. Năm 1396 ông đưa ra cải cách tiền tệ, phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng. Có thể nói đây là nấc thang văn minh nhân loại thời bấy giờ, một di sản văn hóa tuyệt vời so với thời đại ngày nay.
Năm 1397 ông đã ra chính sách hạn điền, năm 1401 đưa ra chính sách hạn nô, năm 1402 chính sách đo lường, năm 1403 đưa ra chính sách thuế khóa. Đây là những chính sách tiến bộ mang lại quyền lợi cho người dân và lấy đi quyền lợi của tôn thất quý tộc Trần.
Song song với việc chống ngoại xâm ông cũng đã đưa ra những cải cách trong quân đội quốc phòng. Năm 1401 lập sổ hộ tịch, năm 1402 xét duyệt quân ngũ, năm 1405 chấn chỉnh lại bộ máy quân đội, năm 1406 bổ thêm hương quân. Ngoài ra ông còn cho Nguyên Trừng tiến hành cải tiến chế tạo nhiều loại vũ khí "mong có đội quân trăm vạn - trăm súng thần công".
Cùng với việc thi hành những chính sách cải cách của ông đó là việc xây thành Tây Đô vào mùa xuân năm 1393. Lịch sử nói rằng việc xây thành đắp lũy và dời kinh đô Thăng Long về Tây Đô cũng là một cải cách của ông. Và nhà Trần chỉ đóng đô ở đây trong mấy năm cuối, sau khi lên ngôi Hồ Quý Ly tiếp tục đóng đô tại đây.
Mặc dù đã có những cải cách tiến bộ nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng trên mọi phương diện và có những cải cách quân sự phòng trừ ngoại xâm. Nhưng Hồ Quý Ly vẫn bị thất bại trước quân xâm lược nhà Minh vào năm 1407. Từ đây người ta không còn biết cuộc sống của ông ra sao nữa.
Như vậy, trong khoảng thời gian 25 năm cuối thời Trần và 7 năm ngắn ngủi của đời nhà Hồ với những tư tưởng cả...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status