Một số giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân-Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng công thương Thanh Xuân-Hà Nội



NHCT Thanh Xuân có thực hiện một số hình thức bảo lãnh khác nhau và hoạt động bảo lãnh chủ yếu dành cho các đơn vị xây dựng công trình, làm đường quốc lộ, tỉnh lộ, mua bán hàng hoá dưới một số hình thức chủ yếu là bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng và cam kết L/C trả ngay. Một số hình thức bảo lãnh khác như bảo lãnh đối ứng Ngân hàng không thực hiện vì không có uỷ quyền của NHCTVN
Nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng, trước10/09/2000, được tuân thủ Quyết định số 196/QĐ-NH14 ngày 16/09/1994 cuả NHNN và công văn hướng dẫn số 623/NHCT-TD ngày 06/06/1995 của NHCTVN. Từ khi Quyết định 283/2000/QĐ-NHNN14 của NHNN ngày 25//08/2000 đi vào hiệu lực thì nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện theo các quy định cuả Quyết định này.
Nhìn chung, nghiệp vụ bảo lãnh thực hiện tại NHCT Thanh Xuân được thực hiện không nhiều, với mỗi loại bảo lãnh thì tổng số món thường dưới 50 món /1 năm và chủ yếu dưới hình thức phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh. Thu nhập từ hoạt động bảo lãnh không cao vì mức phí là rất thấp và không phát sinh các khoản nợ quá hạn do hoạt động này gây ra. Việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh theo khá sát các quy định của các văn bản nêu trên.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chính
Phòng kiểm tra -kiểm soát
Phòng kinhdoanh đối ngoại
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Quỹ tiết kiệm số 31
Quỹ tiết kiệm số 40
Quỹ tiết kiệm số 44
Quỹ tiết kiệm số 45
Quỹ tiết kiệm số 47
Quỹ tiết kiệm số 66
Quỹ tiết kiệm số 67
Quỹ tiết kiệm số 68
Các phòng ban có chức năng hoạt động như sau:
* Phòng kinh doanh: Trực tiếp cấp tín dụng cho các cá nhân, tổ chức, làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cân đối về nguồn và sử dụng nguồn, thực hiện chế độ thông tin báo cáo và tổng hợp phân tích kế hoạch tài chính, lỗ lãi của Ngân hàng
*Phòng kinh doanh đối ngoại: Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng nhiều hình thức như:Phát hành L/C nhập khẩu, L/C xuất khẩu,chuyển tiền bằng điện TTR ,kinh doanh ngoại tệ.
*Phòng kế toán tài chính: Quản lý tiền gửi tiền vay của các cá nhân, tổ chức ,thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt,kế toán thanh toán bù trừ điện tử ,kế toán chi tiêu nội bộ.
*Phòng tiền tệ-kho quỹ: Thực hiện thu chi tiền mặt,ngân phiếu ,ngoại tệ của các cá nhân tổ chức qua ngân hàng nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đầy đủ
*Phòng quản lý tiền gửi dân cư:Thực hiện huy động vốn cả về nội tệ và ngoại tệvới các hình thức chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư,tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn..
*Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:Tiến hành kiểm tra kiểm soát mọi nghiệp vụ ngân hàng theo các quy định hiện hành( kiểm soát mọi thủ tục về kinh doanh ,kế toán ,ngân quỹ và thanh toán trong ngân hàng)
2.Môi trường hoạt động
Quận Thanh Xuân-nơi Ngân hàng đặt trụ sở và là địa bàn hoạt động chủ yếu của Ngân hàng-là quận động dân, có nhiều doanh nghiệp, một số khu công nghiệp lớn, nhiều chi nhánh ngân hàng khác hệ thống hoạt động nên từ khi ra đời ,Ngân hàng có rất nhiều khó khăn và thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của mình.
Về mặt thuận lợi, Ngân hàng, từ khi ra đời , đã được giao đầy đủ quyền tự chủ trong kinh doanh ,phát huy năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên vì sự phát triển của Ngân hàng. Địa bàn đông dân,nhiều doanh nghiệp nên có tiềm lực vốn và mở rộng tín dụng dồi dào.Ngân hàng luôn được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương và được sự chỉ đạo sát sao của NHCT Việt Nam và được hoạt động trong môi trường cơ chế, chính sách thuộn lợi từ phía Nhà nước và NHCT Việt Nam…Đó là những thuận lợi rất cơ bản trong hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, do nhiều điều kiện khác nhau mà Ngân hàng cũng đối mặt nhiều khó khăn.Trước hết phải kể đến việc vì là ngân hàng mới thành lập nên cạnh tranh trên địa bàn là rất lớn.Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn do có nhiều quầy huy động của các ngân hàng khác hệ thống hoạt động trên địa bàn.Thứ hai, các doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu giao dịch với các ngân hàng khác do mối quan hệ truyền thống,ưu đãi nên việc mở rộng khách hàng trên địa bàn là rất khó khăn.Năng lực tài chính tài chính của các khách hàng của Ngân hàng cũng như cơ sở kỹ thuật công nghệ của họ là yếu kém.
Thứ ba,những năm gần đây,tình hình kinh tế thế giới,trong nước gặp nhiều khó khăn nên các doanh nghiệp trên địa bàn cũng chịu nhiều ảnh hưởng, giá cả giảm mạnh khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong bán hàng ,mở rộng đầu tư máy móc trang thiết bị nên nhu cầu tài trợ của họ giảm.Lãi suất huy động cho vay giảm và chênh lệch lãi suất ngày càng thu hẹp,ảnh hưởng không nhỏ tới thu nhập của Ngân hàng.
Trong tình hình đó, NHCT Thanh Xuân đã có những biện pháp, chủ trương để khắc phục những khó khăn, phát huy thuân lợi nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh "An toàn hiệu quả và phát triển".
Với quyết tâm cao và nhiều nỗ lực nên từ khi thành lập_1997_NHCT Thanh Xuân đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế trên địa bàn. Tuy nhiên trong hoạt động vẫn có nhiều khó khăn, hạn chế cần giải quyết. Cụ thể những thành tựu, những khó khăn yêu cầu cần giải quyết sẽ được đề cập một cách cụ thể dưới đây.
3. Tình hình hoạt động kinh doanh
3.1. Hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động của mình, NHCT Thanh Xuân luôn coi trọng công tác huy động vốn, thực hiện mục tiêu chủ động cân đối vốn tại chỗ để từ đó mở rộng tín dụng, mở rộng hoạt động thanh toán và các hoạt động kinh doanh khác.
Với phương châm”Tự chủ nguồn vốn huy động để cho vay”, chi nhánh, trong năm 1999 đã nâng tổng số quỹ tiết kiệm từ 5 lên 7 và năm 2000 đã phát triển thành mạng lưới 8 quỹ tiết kiệm trên địa bàn quận để huy động nguồn trong dân và năm nay, 2001, sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới quỹ tiết kiệm của mình . Với chủ trương đúng đắn như thế nên mặc dù trên địa bàn có rất nhiều quỹ tiết kiệm của các ngân hàng khác- Ngân hàng TMCP Quân đội và NHCT Hà tây-Ngân hàng vẫn cố gắng đảm bảo được nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, thể hiện qua bảng bên.
Qua bảng ta thấy qua 4 năm, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng trưởng nhanh chóng cả về số tương đối và số tuyệt đối.
Tốc độ tăng trưởng lần lượt là 94,37% năm 98 so với 97; 29,7% năm 99 so với 98 và 41,73% năm 2000 so với năm 99.
Trong cơ cấu tổn vốn huy động, tỷ trọng tiền gửi của khu vực dân cư là rất cao, lần lượt là 74,41%; 69,6%; 83,47 và 72,29% cho các năm 97,; 98; 99; 2000.Với các số liệu so sánh liên ngân hàng thì tỷ trọng này là khá phổ biến đối với các ngân hàng thuộc hệ thống NHCT nhưng chi phí trả lãi đối với loại tiền gửi này là cao, do đó đồi hỏi Ngân hàng phải tìm được nơi cho vay có mức lãi suất phù hợp để cân đối chi phí.
Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế là thấp qua các năm, điều đó có nguyên nhân một phần từ việc vì là ngân hàng mới thành lập nên tổng số tài khoản tiền gửi của các tổ chức kinh tế cũng như tiền gửi thanh toán của họ là thấp. Mức tăng trưởng bộ phận vốn này là không ổn định, đặc biệt có mức tăng trưởng –18,47% năm 1999 so với 1998. Trong năm 2000, bộ phận vốn này có một tốc độ tăng trưởng nhanh chóng là 148,69% và có một số khách hàng lớn mở tài khoản giao dịch tại Ngân hàng như kho bạc nhà nước quận Thanh Xuân , điều này khiến cho mức giao dịch vốn qua Ngân hàng tăng lên.
Bộ phận vốn thu được từ phát hành kỳ phiếu và từ huy động khác giảm mạnh theo thời gian, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng ngày một thấp và dần dần không đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng .
Cuối 1999, ở các quỹ tiết kiệm đã chuyển sang phương pháp kế toán mới, thực hiện giao dịch theo lô cuối ngày và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện giao dịch trực tiếp với khách hàng bằng máy vi tính, điều này tạo nên hình ảnh ngày càng tốt hơn của Ngân hàng trong khách hàng, tạo thuận lợi cho công tác huy động vốn và nâng cao khả năng cạnh tranh trong huy động vốn trên địa bàn.
Bảng 1: Tình hình huy động vốn tại NHCT Thanh Xuân
Nguồn: Phòng kinh doanh Đơn vị:Triệu VNĐ
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
2000
So sánh 98/97
So sánh 99/98
Sosánh 2000/99
Số ti
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status