Báo cáo Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng Vpbank – chi nhánh Đông Đô - pdf 18

Download miễn phí Báo cáo Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng Vpbank – chi nhánh Đông Đô



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I- KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 2
1. Quá trình hình thành và phát triển 2
2. Phạm vi và nội dung hoạt động của VP Bank 2
3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBank 3
4. Một số nét về kết quả hoạt động kinh của ngân hàng VPBank trong các năm 2007-2009 5
II – Khái quát các quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm tiền vay 6
2.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay 6
2.2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay 8
2.2.1. Nội dung của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản 8
2.2.2. Giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản 10
2.2.3. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản 11
2.2.4. Thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản 12
2.3. Những quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay tại ngân hàng 13
2.3.1. Giai đoạn trước năm 2005 13
2.3.2. Giai đoạn sau năm 2005 15
III- Khái quát thực tiễn áp dụng pháp luật bảo đảm tiền vay tại ngân hàng VPBank – Chinh nhánh Đông Đô 16
3.1. Các biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dụng tại ngân hàng VPBank 16
3.1.1. Biện pháp cầm cố 16
3.1.2. Biện pháp thế chấp 16
3.1.3. Biện pháp đặt cọc 17
3.1.4. Biện pháp ký quỹ 17
3.1.5. Biện pháp ký cược 18
3.1.6. Biện pháp bảo lãnh 18
3.2. Các loại tài sản bảo đảm được áp dụng tại ngân hàng Vpbank 18
3.2.1. Các loại tài sản có thể được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng 18
3.2.2. Các loại tài sản không được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng 19
3.3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản theo quy định của VPBank 20
3.3.1. Nội dung hợp đồng bảo đảm tiền vay 20
3.3.2. Ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay 21
3.3.3. Xử lý tài sản bảo đảm 23
3.3.4. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp 24
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

o dịch dân sự, đặc biệt là quyền lợi của bên có quyền trong giao dịch này. Với ý nghĩa đó, việc xác lập các giao dịch bảo đảm đã góp phần không nhỏ vào sự ổn định của các quan hệ dân sự, tránh các tranh chấp phát sinh từ việc không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ gây ra. Đồng thời, các giao dịch bảo đảm còn tạo điều kiện khắc phục thiệt hại cho bên có quyền một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bảo đảm tiền vay được hiểu là sự thoả thuận của các bên nhằm đưa ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc bên vay không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ gây ra đối với tổ chức tín dụng cho vay. Giao dịch bảo đảm tiền vay được thiết lập trên cơ sở hợp đồng, các bên chủ thể có quyền tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của mình.
Trong quan hệ bảo đảm tiền vay, bên bảo đảm là bên có nghĩa vụ hay người thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.
Bên nhận bảo đảm là bên có quyền trong quan hệ dân sự mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hay nhiều giao dịch bảo đảm, bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp và bên có quyền được ngân hàng thanh toán, bồi thường thiệt hại trong trường hợp ký quĩ.
Bên nhận bảo đảm ngay tình là bên nhận bảo đảm trong trường hợp không biết và không thể biết về việc bên bảo đảm không có quyền dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
Bên có nghĩa vụ là bên phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm đối với bên có quyền. (Khoản 1,2,3,4 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ – CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 về giao dịch bảo đảm).
b. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay
TCTD có quyền lựa chọn, quyết định việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản, cho vay không có bảo đảm và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Khách hàng vay được TCTD lựa chọn cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, nếu trong quá trình sử dụng vốn vay, TCTD phát hiện khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, thì TCTD có quyền áp dụng các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hay thu hồi nợ trước hạn.
TCTD có quyền xử lý tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật có liên quan để thu hồi nợ khi khách hàng vay hay bên bảo lãnh không thực hiện hay thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
Sau khi xử lý tài sản bảo đảm tiền vay, nếu khách hàng vay hay bên bảo lãnh vẫn chưa thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ, thì khách hàng vay hay bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.
2.2. Hợp đồng bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng là biện pháp để bảo đảm bên có nghĩa vụ, cụ thể là bên vay thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản có tầm quan trọng rất lớn tỏng việc bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy mà việc bảo đảm tiền vay phải được lập thành hợp đồng bảo đảm hay ghi rõ trong điều khoản của hợp đồng tín dụng. Điều này bảo đảm tính pháp lý và tính ràng buộc của các bên. Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hay ghi trong hợp đồng tín dụng.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản có thể là: hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh.
Như vậy, văn bản là hình thức hình thức bắt buộc cho hợp đồng bảo đảm tiền vay. Điều đó là do tầm quan trọng của hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với việc thực hiện hợp đồng tín dụng và để tránh xảy ra những tranh chấp về việc thực hiện các nghĩa vụ. Hợp đồng bảo đảm tiền vay có quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm, về tài sản dùng để bảo đảm tiền vay…
2.2.1. Nội dung của hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản
a. Đối với hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản
Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản có những nội dung chủ yếu sau:
+ Tên và địa chỉ các bên; ngày, tháng, năm
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên
+ Nghĩa vụ được bảo đảm
+ Bên giữ tài sản, giấy tờ của tài sản cầm cố, thế chấp
+ Mô tả tài sản cầm cố, thế chấp; giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp; nếu là tài sản cầm cố, thế chấp hình thành trong tương lai có thể mô tả khái quát về tài sản
+ Các thỏa thuận về trường hợp xử lý và cách xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
+ Các thỏa thuận khác.
b. Đối với hợp đồng bảo lãnh
Trong bảo lãnh tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba có hai quan hệ về nghĩa vụ, gồm quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh. Do vậy trong nội dung của hợp đồng bảo lãnh cũng có nhiều điểm khác biệt so với trong hợp đồng thế chấp hay cầm cố.Theo quy định trước đây, nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo lãnh bao gồm:
+ Tên và địa chỉ các bên; Ngày, tháng, năm
+ Nghĩa vụ được bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh và bên được bảo lãnh
+ Quyền nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh
+ Cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh
+ Tài sản bảo lãnh, giá trị tài sản bảo lãnh, trừ trường hợp bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng và cơ quan quản lý ngân sách nhà nước; tài sản bảo lãnh là tài sản hình thành trong tương lai có thể mô tả khái quát về tài sản
+ Các thỏa thuận về trường hợp xử lý và cách xử lý tài sản bảo lãnh
+ Các thỏa thuận khác.
Như vậy do trong biện pháp bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba có ba chủ thể tham gia vào quan hệ bảo đảm tiền vay nên trong hợp đồng cần quy định rõ quyền nghĩa vụ của từng bên khi tham gia vào quan hệ. Cần xác định rõ từng chủ thể: đâu là bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh để phân biệt rõ ràng phạm vi quyền, nghĩa vụ của mỗi bên cũng như vai trò của mỗi bên trong hợp đồng bảo đảm tiền vay, trong hợp đồng tín dụng. Cũng như với hợp đồng bảo đảm hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề nội dung hợp đồng bảo lãnh.
2.2.2. Giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản
Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản cũng là một loại hợp đồng dân sự vì vậy nó được giao kết trên nguyên tắc tự do nhưng không trái pháp luật và đạo đức xã hội, các bên tự nguyện và bình đẳng trong giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng bảo đảm tiền vay tài sản là một hợp đồng mang tính đặc thù vì vậy để giao kết hợp đồng cũng cần thỏa mãn những điều kiện cụ thể:
Thứ nhất về chủ thể: Thể hiện nguyên tắc bình ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status