Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên thành phố Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên thành phố Hà Nội



MỤC LỤC
---
LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC GIÁO DỤC
LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG TRONG THANH NIÊN
I. Một số khái niệm cơ bản
1) Lý tưởng
2)Lý tưởng cách mạng
II. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
và của Đảng cộng sản Việt Nam về thanh niên và công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng trong thanh niên
1) Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin
2) Tư tưởng Hồ Chí Minh
3) Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
III. Lý tưởng cách mạng trong thời kỳ CNH - HĐH
Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC
LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO THANH NIÊN
Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
I. Thực trạng tình hình thanh niên Việt Nam
trong những năm đổi mới
II. Đặc điểm, tình hình thành phố Hà Nội và thanh niên
thành phố Hà Nội
1) Tình hình,đặc điểm thành phố Hà Nội
2) Tình hình, đặc điểm thanh niên thành phố Hà Nội
III. Thực trạng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng
cho thanh niên thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay
1) Cấp uỷ Đảng, Chính quyền địa phương với công tác
giáo dục truyền thống và lý tưởng cách mạng cho thanh niên
2) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với công tác
giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC
GIÁO DỤC LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO
THANH NIÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. Một số giải pháp
II. Kiến nghị
1) Về chủ trương chính sách của Thành phố
2) Đối với các tổ chức Đảng
3) Đối với tổ chức chính quyền các cấp
4) Đối với Đoàn thanh niên
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
PHỤ LỤC
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ệp của thanh niên. Việc giáo dục lý tưởng học tập để lập nghiệp đã và đang được Đoàn thanh niên làm khá tốt. Tuy nhiên, việc định hướng nghề nghiệp, việc tuyển chọn đào tạo và sử dụng nghề nghiệp cho thanh niên hiện nay còn nhiều việc để cần nghiên cứu.
Lý tưởng thẩm mỹ: Đó chính là cách nhìn nhận và xu hướng vươn tới cái đẹp đúng đắn chân thiện mỹ, cái đẹp bản chất trong cuộc sống và trong nghệ thuật. Bản chất của con người là hướng tới, vươn tới cái đẹp. Tuy nhiên đó là một quá trình mang nặng tính chủ quan và chịu sự tác động của giáo dục. Sự thay đổi nhanh chóng của cuộc sống vật chất và tinh thần, cùng với sự tác động liên tục và mạng mẽ chưa từng có của quảng cáo và nghệ thuật quảng cáo dưới mọi hình thức đã làm cho quá trình định hướng lý tưởng thẩm mỹ ít được chú ý, càng xa thêm khoảng cách với yêu cầu cần có và nhu cầu của đông đảo thanh niên ngày nay. Nếu không có cái nhìn đúng về cái đẹp, nếu không thẩm định hay cảm nhận chính xác về nghệ thuật sẽ dẫn tới bị phát triển lệch lạc trong nhân cách thanh niên, và đó chính là nguy cơ đánh mất bản sắc hay nhận thức sai lệch, thậm trí đối lập với tình cảm thẩm mỹ của chính cha anh.
Có thể nói đó là 4 nội dung cơ bản nhất của lý tưởng Cách mạng mà người thanh niên Việt Nam nói chung hiện nay cần có. Nhận thức về nội dung giáo dục lý tưởng nêu trên cho thấy quá trình định hướng và tổ chức giáo dục nhằm hình thành lý tưởng Cách mạng cho thanh niên nhìn chung còn nhiều hạn chế. Mặt khác, cho thấy đúng là một qua trình phong phú, đa dạng và rất hấp dẫn cả đối với các nhà giáo dục và tầng lớp thanh niên ngày nay. Giáo dục lý tưởng Cách mạng cho thanh niên là nhiệm vụ cơ bản quan trọng nhất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Chương II: Thực trạng công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên ở thành phố Hà Nội
Thực trạng tình hình thanh niên Việt Nam trong những năm đổi mói
Thực trạng tình hình thanh niên về niềm tin lý tưởng và định hướng giá trị
Tính đến ngày 1-4-1999, dân số cả nước là 76.324.753 người, trong đó, độ tuổi thanh niên là 21.523.358 người, chiếm 28,2% dân số. So với năm 1989, đến năm 1999 dân số ở độ tuổi thanh niên tăng lên trên 3 triệu người. Theo số liệu dự báo đến năm 2005 sẽ là 25.047.625 người, chiếm 28,9% dân số.
Thanh niên nước ta là một bộ phận quan trọng của dân tộc, là tương của lai Tổ quốc. Trong những năm qua, nhìn chung thanh niên hăng háI tham gia vào các phong trào cách mạng do Đảng và Đoàn đề ra. Trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, cũng như những khó khăn của đất nước ta trong quá trình phát triển, đa số thanh niên ta đã biểu thị niềm tin tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, ủng hộ và tham gia tích cực, có hiệu quả công cuộc đổi mới và thực hiện Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thanh niên nước ta đã từng bước trưởng thành cùng toàn Đảng, toàn dân vượt qua biết bao thử thách, đưa sự nghiệp đổi mới đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kết quả đIều tra về tình hình thanh niên trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ thanh niên Việt Nam tin tưởng và ủng hộ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo ngày càng tăng: năm 1990: 71%; năm 1998: 83,6%; năm 1999: 92,9%. Đây là yếu tố quan trọng để góp phần tích cực đưa đất nước từng bước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo thế và lực mới để bước vào thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá. Thanh niên đã tích cực phấn đấu với tinh thần năng động, tự lực, tự cường, tự vươn lên lập thân, lập nghiệp không cam chịu cùng kiệt nàn, lạc hậu, góp phần hiện thực hoá mục tiêu dân giàu, nước mạnh.
Trong giai đoạn hiện nay, mẫu người lý tưởng được thanh niên xác định phù hợp với yêu cầu và điều kiện mới của sự phát triển đất nước và thời đại. Nếu như trong chiến tranh cứu nước, mẫu người lý tưởng của thanh niên là “anh bộ đội cụ Hồ”, trong thời kỳ bao cấp mẫu hình lý tưởng có phần nào chung chung trừu tượng (như làm chủ tập thể, có tư tưởng đúng và tình cảm đẹp...) thì hiện nay mẫu người lý tưởng của thanh niên cụ thể hơn, thiết thực hơn và sinh động hơn. Đó là những con người có trí tuệ, giỏi chuyên môn, thạo việc, năng động, sáng tạo; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh mới, có bản lĩnh, trung thực, giữ được chữ tín với mọi người; biết quý trọng và tiết kiệm thời gian, quan tâm đến năng suất, chất lượng hiệu quả; có chí tiến thủ, tiếp cận với khoa học, công nghệ hiện đạI; có ý thức hợp tác, tôn trọng kỷ cương, pháp luật và có ý thức kỷ luật. Các đặc trưng này vừa là biểu hiện cụ thể, vừa là tiền đề trong việc định hướng giá trị để thanh niên chủ động bước vào cuộc sống. Trong quá trình hoàn thiện nhân cách của mình, thanh niên góp phần tích cực thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc, dân chủ, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khi đời sống vật chất được cải thiện thì định hướng giá trị của thanh niên có xu hướng tăng ở các giá trị xã hội tinh thần. Vốn hành trang của mỗi thanh niên tự chuẩn bị để bước vào thế kỷ mới, cuộc sống mới được thanh niên xác định rất rõ ràng: 88,2% cho rằng cần có sức khoẻ tốt; 76,4% cần có nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn vững; 73,6% cần có ý chí nghị lực tốt; 69,8% có niềm tin đối với mọi người và 59,9% cần có hiểu biết rộng về xã hội. Đây chính là cơ sở để từng bước hình thành nhân cách độc lập, tinh thần tự lực cánh sinh trong thanh niên, chống lạI tâm lý bao cấp, ỷ lại khá nặng nề trong thanh niên trước đây.
b) Những khó khăn, hạn chế của thanh niên về niềm tin, lý tưởng và định hướng giá trị
Những khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế cộng với mặt tráI của cơ chế thị trường, sự yếu kém, thiếu đồng bộ trong công tác quản lý kinh tế, xã hội và các hiện tượng tiêu cực, đặc biệt là tệ tham nhũng, buôn lậu đã tác động không tốt đến tư tưởng, nhận thức, niềm tin lý tưởng, lối sống của thanh niên, cản trở việc phát huy tính tích cực xã hội của thanh niên. Mặt khác, một bộ phạn cán bộ, công chức thoái hoá, biến chất, tham nhũng, quan liêu, cơ hội ảnh hưởng không nhỏ tới niềm tin, lý tưởng của thanh niên. Trong báo cáo về tình hình thanh niên và công tác vận động thanh niên của Ban Dân vận Thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ý thức chính trị trong một bộ phận lớn thanh niên chưa thật sâu sắc...Chưa có lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nhận thức về chủ nghĩa xã hội, về định hướng xã hội chủ nghĩa còn mơ hồ; tư tưởng vọng ngoại, sùng ngoại vẫn còn; một bộ phận ít quan tâm đến chính trị, thời cuộc. Tinh thần dân tộc trong thanh niên còn dừng lại ở nhận thức tư tưởng, chưa thật sự chuyển thành hành vi trách nhiệm rõ rệt trong công việc ứng xử hàng ngày, nhất là trong hành động tự giác đối với sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước và th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status