Sự đổi mới doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Sự đổi mới doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế



Xuất phát từ đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển hàng hoá kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN cải cách doanh nghiệp nhà nước ta cần quán triệt các quan điểm sau: Cải cách doanh nghiệp nhà nước ta cần quán triệt các quan điểm sau: cải cách doanh nghiệp nhà nước phải gắn liền với cải cách toàn diện cơ chế quản lý vĩ mô và hệ thống tổ chức quản lý nhà nước. Cải cách các doanh nghiệp nhà nước cần kết hợp chặt chẽ với chuyển đổi cơ cấu các thành phần kinh tế theo hướng chủ động phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đồng thời khuyến khích kinh tế dân doanh và đầu tư nước ngoài. Cải cách doanh nghiệp nhà nước cần duy trì mối tương quan tỷ lệ hợp lý giữa cải cách các yếu tố sản xuất với cải cách các yếu tố quản lý, chú trọng cải cách cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý nhằm tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước nhà nước đôỉ mới kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ầu thị trường đồng thời biết cách bán hàng doanh nghiệp to sẽ thắng. Các doanh nghiệp đã nhận thức được rằng: Người tiêu dùng chính là điểm khởi đầu và là điểm kết thúc hoạt động của doanh nghiệp vì vậy nếu chỉ sản xuất các hàng hoá, dịch vụ tốt chưa thể đảm bảo tiêu thụ tốt. Nhiệm vụ quan trọng của chức năng thương mại là nghiên cứu thị trường và tìm hiểu hành vi người tiêu dùng.
c. Chức năng cung ứng:
Trước khi bán sản phẩm, doanh nghiệp phải được cung ứng nguyên liệu để biến đổi thành các sản phẩm hay dịch vụ. Chức năng cung ứng bao gồm 2 chức năng bộ phận:
- Mua, tức là hành động thương mại xuất phát từ biểu hiện của nhu cầu và thể hiện qua việc đặt hàng với người cung ứng lựa chọn.
- Quản lý dự trữ: Bao gồm quản lý nhập, xuất, tồn kho sắp xếp, vận chuyển, đánh giá hiệu quả dự trữ về mặt kinh tế, bảo đảm thời gian, số lượng, chủng loại vật tư cho sản xuất.
d. Chức năng tài chính trong doanh nghiệp :
Chức năng tài chính đóng vai trò đặc biệt cho sản xuất và phân phối chức năng tài chính bao gồm 2 mảng lớn:
+ Phương diện kế toán (kế toán tài chính và kế toán chi phí) nắm tình hình tài chính và kinh tế của doanh nghiệp. Phân tích các nguồn vốn và sử dụng vốn.
+ Phương diện tài trợ: bảo đảm cấp vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp bao gồm các vấn đề tài trợ cho đầu tư và tài trợ khai thác.
e. Chức năng quản lý doanh nghiệp :
Chức năng quản lý doanh nghiệp và một loại hoạt động rất yếu khách quan và có tính độc lập tương đối, nảy sinh do kết quả của quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá. Quản lý là một khoa học, là kết quả của hoạt động nhận thức có đối tượng nghiên cứu. Đó là các mối quan hệ quản lý thông qua các quy luật. Đồng thời quản lý là một nghệ thuật nó gắn bó chặt chẽ với chủ thể quản lý là mỗi tình huống yêu cầu một cách quản lý khách nhau. Các nhiệm vụ cơ bản của chức năng quản lý.
- Dự toán: Dự toán tương lai của hiện tượng và các vấn đề kinh tế trên cơ sở khoa học. Dự toán có tính hướng dẫn.
- Kế hoạch hoá: Xây dựng phương án về mục tiêu và các bước đi cụ thể, đây là một nhiệm vụ trung tâm.
- Tổ chức: là việc kết hợp liên kết các bộ phận riêng thành hệ thống trong doanh nghiệp, là cơ sở cho việc vận hành một cơ chế theo các chức năng đã định.
- Kiểm tra: dựa trên kế hoạch và mục tiêu để xem xét đánh giá toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh một cách toàn diện thường xuyên.
- Hạch toán: đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, cần thiết và kịp thời cho chủ thể quản lý và ra quyết định cũng như đánh giá đúng tình hình của đối tượng quản lý.
- Điện hoá: tạo nên sự ăn khớp, nhịp nhàng của quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Động viên: Phát huy khả năng vô tận của đối tượng quản lý vào quá trình sản xuất, kinh doanh.
1.1.3. Thực trạng của doanh nghiệp Nhà nước hiện nay ở Việt Nam.
Với việc nghiên cứu vận dụng bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới chúng ta tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Trong đó khu vực kinh tế nhà nứơc đóng vai trò chủ đạo. Chúng ta cần khẳng định lại rằng cổ phần hoá doanh nghiệp là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn, phù hợp với quá trình đổi mới và mở cửa. Thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiện nay với khoảng 5.740 doanh nghiệp Nhà nước nắm vững 58% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp. Chỉ khoảng 50% doanh nghiệp Nhà nước làm ăn có lãi trong đó thực sự làm ăn có lãi chỉ chiếm một tỷ lệ thấp chưa đến 30%.
Trên danh nghĩa doanh nghiệp Nhà nước nộp tới 70 - 80% tổng doanh thu cho ngân sách nhà nước, nhưng nếu trừ khấu hao tài sản cố định và thuế gián thu thì doanh nghiệp Nhà nước đóng góp được khoảng 30% tổng doanh thu cho ngân sách nhà nước. Hiện có đến 54% doanh nghiệp nhà nước trung ương và 74% doanh nghiệp Nhà nước địa phương còn sản xuất bằng công nghệ thủ công Quy mô doanh nghiệp Nhà nước còn nhỏ bé, vốn ít. Thực tế vốn hoạt động chỉ bằng 80% vốn ghi trong danh sách, riêng vốn lưu động chỉ còn 50% được huy động vào sản xuất kinh doanh, còn lại là công nợ khó đòi, tài sản, vật tư hàng hoá mất mát, kém phâm chất. Hiện nay, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước được coi là giải phải lớn để khắc phục khó khăn tạo môi trường huy động vốn dài hạn cho doanh nghiệp Nhà nước đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ và sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tề, tạo ra sức bật mới trong sản xuất kinh doanh.
2. Sự cần thiết phải đổi mới doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
1.2. Mục đích, yêu cầu đổi mới của doanh nghiệp Nhà nước Việt Nam.
Doanh nghiệp cần bảo đảm tính bền vững của mình, nó tồn tại, sống còn, phát triển và cuối cùng là đa dạng hoá. Điều đơn giản là không có doanh nghiệp nào tồn tại vĩnh cửu nếu như doanh nghiệp đó không xác định những mục đích và mục tiêu hoạt động. Hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả nếu như kế hoạch của nó gắn bó chặt chẽ những mục tiêu sẽ cho phép đạt được những mục đích. Kế hoạch đó đòi hỏi phải được điều chỉnh kịp thời theo những biến đổi khách quan của môi trường, đồng thời gắn bó với những khó khăn cho phép của doanh nghiệp như vốn, lao động công nghệ. Từ những kế hoạch đó sẽ tạo cho doanh nghiệp một cơ cấu tổ chức hợp lý. Xác định cụ thể nhiệm vụ cho từng biên chế. Có như vậy mới có thể là cơ sở đảm bảo cho việc đạt được những mục đích của doanh nghiệp.
Mục đích của doanh nghiệp:
Rõ ràng mục đích của doanh nghiệp bao giờ cũng thê hiện khuynh hướng tồn tại, phát triển và đa dạng hoá. Thực hiện mục đích to lớn này là bảo đảm cho doanh nghiệp ít nhất thoả mãn các đòi hỏi trên, trang trải vốn, lao động, bảo toàn tính độc lập, cho phép thoả mãn những yêu cầu xã hội của mọi thành viên trong doanh nghiệp và cấp thiết hơn đó là sự tồn tại trong cơ chế cạnh tranh của thị trường. Doanh nghiệp có 3 mục đích cơ bản:
- Mục đích xã hội : Cung cấp hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đây là mục đích quan trọng trong hàng đầu của các doanh nghiệp hoạt động công ích.
- Mục đích kinh tế: Thu lợi nhuận. Đây là mục đích quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Mục đích thoả mãn các nhu cầu cụ thể và đa dạng của mọi người tham gia hoạt động trong doanh nghiệp.
Trong thực tiễn mục đích của doanh nghiệp được thể hiện thông qua mong muốn của các nhà lãnh đạo. Các mục đích này trứơc hết là ý nguyện của các nhà lãnh đạo nhưng cũng bị chi phối bởi nguyên vọng của người lao động, văn hoá, lịch sử và truyền thống của doanh nghiệp cũng như các điều kiện môi trường.
Biểu hiện sinh động nhất và là chỉ trên tổng hợp về mục đích kinh tế là doanh nghiệp hướng tới tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, việc tìm kiếm lợi nhuận phải được hiểu đó không chỉ là ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status