Một số tư tưởng chính trị cơ bản trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó trong công cuộc đổi mới hiện nay - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
một số tư tưởng chính trị cơ bản trong tác phẩm "sửa đổi lối làm việc" của Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó trong công cuộc đổi mới hiện nay

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, lịch sử dân tộc đã sang trang, nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ củng cố độc lập dân tộc, nhưng lại vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ lại phải tiếp tục cuộc kháng chiến chống Pháp. Để chiến thắng thực dân Pháp thì công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền cách mạng trong điều kiện đó là vô cùng bức thiết; đặc biệt là trong điều kiện Đảng Cộng sản sau hơn một thập kỷ lãnh đạo cách mạng, đã trở thành Đảng cầm quyền. Xuất phát từ những yêu cầu mới của công tác xây dựng Đảng và xây dựng chính quyền mà năm 1947 Hồ Chí Minh viết tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc".
Tác phẩm ra đời đáp ứng yêu cầu đổi mới cách hoạt động cho hợp với thời kỳ kháng chiến, trong hoàn cảnh chế độ dân chủ nhân dân còn mới. Đảng mới cầm quyền, còn thiếu kinh nghiệm. Nhà nước non trẻ đang xây dựng trong hoàn cảnh kháng chiến. Nhiều khuyết điểm, hạn chế như: lãng phí, nạn quan liêu, tham ô,... đã bắt đầu xuất hiện. Hồ Chí Minh nhận thấy nguy cơ và mầm họa của nó, nên viết tác phẩm này nhằm phòng ngừa và khắc phục từ đầu những căn bệnh đó.
Tác phẩm ra đời nhằm chống lại thói hư, tật xấu của một số người - một số cán bộ, đảng viên có chức có quyền tha hóa, lợi dụng chức quyền mà mưu lợi cá nhân, ức hiếp dân, xa rời dân.
Tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" có thể xem là tác phẩm nói về đổi mới sớm nhất khi Đảng ta trở thàn Đảng cầm quyền và lãnh đạo chính quyền, tác phẩm đã đặt nền móng cho sự đổi mới của Việt Nam từ đó về sau này.
I. một số tư tưởng chính trị cơ bản trong tác phẩm "sửa đổi lối làm việc" của Hồ Chí Minh
1. Về Đảng cầm quyền và xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch vững mạnh
Hồ Chí Minh nói: "Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng"((1) Hồ Chí Minh, Tuyển tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 199.1).
Hồ Chí Minh khẳng định Đảng không phải tổ chức làm quan và làm giàu, nếu ai đó có động cơ chính trị hay xác định vào đảng để tiến thân, hay làm giàu cho gia đình và cá nhân là trái với đạo đức của người cách mạng và bản chất của đảng. Người vào đảng là gia nhập đội quân tiên phong của giai cấp công nhân, là sẵn sàng hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc, cho hạnh phúc của nhân dân. Trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, các đảng viên và cán bộ của ta, không tiếc xương máu và sẵn sàng "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Biết bao đồng chí đã ngã xuống, không tính đếm, không đòi hỏi hy sinh vô tư, trong sáng. Nhưng khi cách mạng thắng lợi, Đảng có chính quyền động cơ vào Đảng khác, nhiều người vào Đảng để làm quan, để vun vén cá nhân và làm giàu bất chính. Trước khi vào Đảng họ có thể hứa, thề... nhưng việc làm lại khác, thậm chí trước khi làm điều xấu người ta còn phải làm điều tốt. Vì thế Đảng cần có cơ chế kiểm tra, xem xét, sàng lọc để giữ vững phẩm chất của Đảng, nếu không Đảng bị biến chất và thoái hóa. Hồ Chí Minh coi tư cách đạo đức cách mạng là nền tảng, là cơ sở không thể thiếu của người chiến sĩ cách mạng, của người cán bộ, đảng viên. Người dạy: "Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"((2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr. 252 - 253.2). Sự nghiệp cách mạng rất vẻ vang, nhưng nó cũng là nhiệm vụ rất nặng nề, bởi tính chất của cuộc cách mạng. Nó đòi hỏi ở người cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện mọi mặt. Bởi vì, "sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang"((1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, tr. 283.1).
2. Vấn đề cán bộ và công tác cán bộ
Theo Hồ Chí Minh "Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém"((2) Hồ Chí Minh, Tuyển tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 1882). Đúng như vậy trong thực tế đã được khẳng định vấn đề cơ bản nhất vẫn là con người, nhất là người cầm đầu. Trong doanh nghiệp được thể hiện rõ nhất, có giám đốc đã vực dậy một doanh nghiệp, có giám đốc phá sản doanh nghiệp nhanh chóng. Trong lĩnh vực xã hội thì khó đánh giá hơn nhưng thực tế vấn đề cán bộ đã được khẳng định, có người nói dân nghe, đi dân nhớ ở dân thương, nhưng cũng có cán bộ thì dân khinh bỉ, coi thường. Do vậy cái tài cái đức là yếu tố gắn bó mật thiết với nhau, là các yêu cầu không thể thiếu được đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên, cũng theo Hồ Chí Minh nếu có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Để có đức người cán bộ phải được giáo dục, phải luôn luôn rèn luyện, phải tu thân, tề gia. Có tu thân tề được gia thì mới trị được quốc và bình được thiên hạ. Đánh giá cái đức người cán bộ không phải chỉ xem xét hình thức bề ngoài, hay qua cử chỉ, tác phong. Cái "đức" là cái thầm kín của con người. "Đức" không đo đếm và lượng hóa dễ dàng, mà phải qua thử thách, qua hoạt động thực tiễn mới đánh giá được con người, con người đó còn phải có đời tư trong sáng, sống tốt đời đẹp đạo. Cái tài thì phải qua học tập đào tạo, được đầu tư thỏa đáng, được rèn luyện công phu, cái tài và cái đức đi với nhau như hình với bóng. Do vậy, để có cán bộ tốt phải xét tuyển kỹ càng,


x5levYg192DMhFS
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status