Vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Vốn và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
I. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm
2. Vai trò của vốn kinh doanh.
II. PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGUỒN VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.
1. Phân loại vốn kinh doanh.
2. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại.
2.1. Vốn cố định.
2.1.1. Khái niệm.
2.1.2. Đặc điểm của tài sản cố định.
2.1.3. Phân loại vốn cố định.
2.2. Vốn lưu động
2.2.1. Khái niệm
2.2.2. Đặc điểm của tài sản lưu động
2.2.3. Phân loại vốn lưu động
2.2.4. Vai trò của vốn lưu động trong các doanh nghiệp thương mại
3. Đặc điểm vốn kinh doanh
III. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1. Nguồn vốn chủ sở hữu
2. Nguồn vốn vay
IV. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH
1. Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chung
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
PHẦN II: TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ PHẨM HÀ TÂY
I. MỘT VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ PHẨM HÀ TÂY
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
2.1. Chức năng
2.2. Nhiệm vụ
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
4. Môi trường kinh doanh của công ty
4.1. Môi trường bên trong
4.2. Môi trường bên ngoài
5. Sơ bộ về nghành nghề kinh doanh của công ty
5.1. Mặt hàng kinh doanh
5.2. Đặc điểm của mặt hàng kinh doanh
5.3. Nguồn cung ứng của công ty
6. Các chính sách của công ty
6.1. Chính sách Marketing
6.1.1. Chính sách sản phẩm
6.1.2 Chính sách giá cả
6.1.3. Chính sách phân phồi
6.1.4. Chính sách yểm trợ
6.2. Các chính sách đối với người lao động
6.2.1. Các chính sách tiền lương, tiền thưởng của công ty
6.2.2. Các chính sách khác
7. Tình hình mua - bán của công ty
7.1. Quy trình mua – bán hàng hoá
7.2. Tình hình mua – bán hàng hoá
7.2.1. Tình hình mua vào của công ty
7.2.2. Tình hình bán của công ty
8. Tình hình lao đông và tiền lương cua công ty
8.1. Cơ cấu nhân sự của công ty
8.2. Tổ chức quản lý nhân sự
II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ PHẨM HÀ TÂY
1. Các bảng báo cáo tài chính của công ty.
1.1. Bảng cân đối kế toán.
1.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh.
2. Tình hình tài sản của công ty.
2.1. Tình hình sử dụng tài sản.
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình sử dụng tài sản.
2.2.1. Các chỉ tiêu đánh hiệu quả sử dụng TSCĐ.
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ.
3. Tình hình vốn của công ty
3.1. Tình hình sử dụng vốn
3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
4. Khả năng sinh lời
III. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ TỒN TẠI CỦA CÔNG TY THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ PHẨM HÀ TÂY
1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty
1.1. Thuận lợi
1.2. Khó khăn
2. Những thành tựu của công ty trong những năm vừa qua
3. Những tồn tại và nguyên nhân
3.1. Nhưng tồn tại
3.2. Nguyên nhân
3.2.1. Nguyên nhân chủ quan
3.2.2. Nguyên nhân khách quan
PHẦN III: CÁC BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CÔNG NGHỆ PHẨM HÀ TÂY
I. CÁC BIỆN PHÁP HUY ĐỘNG VỐN KINH DOANH
1. Biện pháp huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
2. Biện pháp huy động nguồn vốn từ ngân hàng
3. Tiến hành cổ phần hoá
4. Tiến hành liên doanh, liên kết để cùng phát triển
II. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY
1. Các biện pháp bảo toàn vốn cố định
2. Bảo toàn vốn lưu động
3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty
3.1. Tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động.
3.2. Tiết kiệm chi phí sử dụng hợp lý, giảm chi phí kinh doanh để tăng tích luỹ vốn.
3.3. Tăng cường công tác quản lý tài chính
3.4. Nâng cao hoạt động quản lý tài chính.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

n phải nộp khác theo quy định...
- Môi trường văn hoá: Hà tây là một tỉnh có nhiều di tích, phong tục tập quán phong phú do đó các mặt hàng công ty lấy và cung cấp luôn được chú trọng để không ảnh hưởng tới phong tục, tập quán và những nét đẹp văn hoá vốn có.
5. Sơ bộ về nghành nghề kinh doanh của công ty.
Do là một công ty thương mại, nên hoạt động kinh doanh của công ty có đặc thù riêng bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như: Sức mua của xã hội không tăng, mạng lưới kinh doanh của công ty hạn hẹp. Việc tổ chức và hoạt động kinh doanh trực tiếp ở các đơn vị cơ sở còn hạn chế bởi sự chậm chễ về thời cơ, thiếu nhậy bén trong việc thu thập và sử lý thông tin, chi phí vận chuyển còn cao... nhưng ngay từ những ngày đầu công ty đã nắm bắt được, đề ra các biện pháp, kế hoạch hành động khoa học phù hợp nhằm hạn chế rủi ro, lãng phí, đưa hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả đáp ứng và ổn định công ăn việc làm cho CBCNV. Tình hình tài chính được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước công ty và các đơn vị cơ sở đã bám sát chiến lược kinh doanh “lấy bán buôn làm chính, đồng thời phải coi trọng đúng mức bán lẻ để phát huy hết lợi thế về cơ sở vật chất hiện có”. Mặt khác tăng cường đầu tư để đi vào chuyên doanh theo chiều sâu đối vời các mặt hàng đang kinh doanh có điều kiện thuận lợi, trở thành những khách hàng lớn của các nhà sản xuất lớn có tín nhiệm trên thị trường.
5.1. Mặt hàng kinh doanh:
Vì hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên mặt hàng của công ty rất đa dạng phong phú về chủng loại và thường xuyên theo mùa, hay nói một cách khác sản phẩm của công ty là hỗn hợp các loại hàng hoá, có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của đông đảo quần chúng nhân dân. Hiện nay các mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty có thể liệt kê như: Đường, sữa, săm lốp xe đạp, thuốc lá các loại, giấy vở học sinh, đồ dùng bằng nhôm, bia rượu các loại....
5.2. Đặc điểm của mặt hàng kinh doanh:
Các mặt hàng của công ty có những đặc điểm cơ bản sau:
- Các mặt hàng kinh doanh có giá trị thấp, có tính chất đại trà số lượng nhiều.
- Các mặt hàng kinh doanh được lấy trực tiếp từ các cơ sở sản xuất Quốc Doanh, sau đó công ty bán buôn, bán lẻ cho các cửa hàng đại lý, đơn vị trực thuộc để thực hiện chức năng lưu thông phân phối hàng hoá của mình.
- Các mặt hàng kinh doanh đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân như: ăn uống, mặc...
- Chi phí cho vận chuyển, lưu kho rất lớn và khác biệt theo từng loại mặt hàng.
5.3. Nguồn cung ứng của công ty.
Do đặc thù ngành thương mại nên nguồn cung ứng của công ty cũng rất phong phú. Để thực hiện chủ trương bán buôn làm chính, đối với những mặt hàng chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn hay những mặt hàng kinh doanh bán buôn và bán lẻ thường xuyên trong năm, công ty đã chủ động ký kết hợp động mua trực tiếp của các cơ sở sản xuất Quốc Doanh (Quạt điện 91, nhôm men Hải Phòng...) với giá mua hợp lý và ổn định. Do đó công ty đã chủ động được nguồn hàng để bán buôn cho mọi thành phần kinh tế và chủ động xử lý linh hoạt giá bán buôn theo sự biến động của thị trường, một mặt công ty cố gắng phát triển thêm một số mặt hàng bán buôn mới (đường, sữa, mì ăn liền...).
Mặt khác tăng cường đầu tư để đi vào chuyên doanh theo chiều sâu đối với các mặt hàng đang kinh doanh có điều kiện thuận lợi, phấn đấu để trở thành khàch hàng lớn của các nhà sản xuất lớn có tín nhiệm trên thị trường (như rượi vang Thăng Long, các mặt hàng chế biến của công ty Liên hiệp thực phẩm...). Công ty phấn đấu thực hiện được trên 90% hàng hoá kinh doanh mua từ các cơ sở sản xuất, có đủ hoá đơn giá trị gia tăng. Do đó đã chủ động giải quyết đủ hàng hoá để tăng doanh số bán buôn.
6. Các chính sách của công ty.
6.1. Chính sách Marketing.
6.1.1. Chính sách sản phẩm.
Với phương châm cung cấp những cái gì mà thị trường tiêu dùng đòi hỏi và thoả mãn được nhu cầu hay ước muốn của thị trường với công thức sản phẩm = hàng hoá + dịch vụ. Công ty đã nắm bắt rõ lợi ích cốt lõi của sản phẩm hàng hoá mà công ty kinh doanh, đó là đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của người dân đồng thời đó cũng là mục tiêu mà khách hàng theo đuổi. Công ty đã kinh doanh chuyên sâu vào các mặt hàng truyền thống như: rượu các loại, chè, sách vở,thuốc lá các loại... kinh doanh các mặt hàng có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, tập hợp những thuộc tính và điều kiện mà người mua thường mong đợi và hài lòng khi mua sản phẩm hàng hoá.
- Phân loại sản phẩm hàng hoá: công ty ý thức được sản phẩm hàng hoá mà mình kinh doanh là các mặt hàng nhu yếu phẩm, vòng đời ngắn, cách mua đơn giản nhằm đáp ứng cho 3 loại nhu cầu là ăn – mặc – học do đó để tiêu thụ được hàng hoá ngoài chất lượng đảm bảo thì dịch vụ về bán hàng, khuyến mãi... cũng là một trong những yếu tố quyết định để khách hàng mua và tiêu dùng sản phẩm hàng hoá của công ty.
- Định vị sản phẩm: Một số sản phẩm hàng hoá của công ty có vị trí vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Tỉnh Hà Tây. Công ty đã có nhiều chiến lược tiếp thị đáp ứng được mong đợi của khách hàng trong mối tương quan với đối thủ nhằm thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược, đồng thời bán hàng và quảng bá hàng hoá của công ty mình đảm bảo ổn định về giá, mang sản phẩm hàng hoá đến khách hàng nhanh nhất và đúng hẹn.
- Vòng đời sản phẩm hàng hoá: công ty xác định khoảng thời gian của những sản phẩm hàng hoá trên thị trường kể từ khi sản phẩm hàng hoá đó được thương mại cho đến khi bị đào thải khỏi thị trường để có các biện pháp xử lý hay có các sản phẩm để thay thế. Phân loại các sản phẩm hàng hoá của công ty ở vào giai đoạn thâm nhập, tăng trưởng, chín muồi hay suy tàn để từ đó có chiến lược kích thích doanh thu bán tăng lên.
6.1.2 Chính sách giá cả.
Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển và kinh doanh của công ty mà chính sách giá cả có sự kết hợp hài hoà và hỗ trợ lẫn nhau. Một số mặt hàng như nhôm các loại, thuốc là các loại... công ty lựa chọn mục tiêu định giá, xác định nhu cầu, ước tính chi phí, phân tích giá chào hàng của đối thủ cạnh tranh, lựa trọn mức giá cuối cùng một cách hợp lý do vậy doanh thu các mặt hàng này tăng năm sau so với năm trước, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chiếm lĩnh được thị trường đảm bảo doanh thu của công ty tăng lên.
6.1.3. Chính sách phân phồi.
Do đặc thù của ngành kinh doanh thương mại, công ty với vai trò tự ngánh vác, hỗ trợ việc chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hoá hay dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Hàng hoá của công ty có chất lượng cao và giá cả phải chăng không thể được chấp nhận rộng rãi trên thị trường nếu không có hoạt động phân phối do vậy hoạt động phân phối của công ty luôn đảm bảo hiệu quả đáp ứng yêu cầu: đúng hàng mà người tiêu dùng cần, đúng nơi có nhu cầu, đúng lúc đúng thời vụ, với chi phí tối thiểu. Nhờ có công ty mà hàng hoá được lưu thông từ nhà s...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status