Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Tổng công ty Rau quả Việt nam - Đặc biệt là thị trường Mỹ sau Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Tổng công ty Rau quả Việt nam - Đặc biệt là thị trường Mỹ sau Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN MỘT: DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢNPHẨM LÀ MỤC TIÊU HÀNG ĐẦU ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3
I. QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 3
1. Khái niệm thị trường và cơ chế thị trường. 3
1.1 Khái niệm về thị trường. 3
1.2. Cơ chế thị trường 5
2. Phân loại thị trường và phân khúc thị trường 5
2.1. Phân loại thị trường 5
2.2. Phân khúc thị trường. 7
3. Chức năng của thị trường. 8
3.1. Chức năng thừa nhận. 8
3.2 Chức năng thực hiện. 8
3.3 chức năng điều tiết và kích thích. 8
3.4 chức năng thông tin 8
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG THỊ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. 9
1. Các quan niệm về duy trì và mở rộng thị trường. 9
2. Vai trò và sự cần thiết của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 10
2.1. Vai trò 10
2.2. Tăng cường công tác duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ là đòi hỏi cấp bách đối với các doanh nghiệp nước ta hiện nay 11
3. Nguyên tắc chủ yếu của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 11
4. Nội dung cơ bản của việc duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 12
4.1. Công tác nghiên cứu thị trường. 12
4.2. Các chiến lược thị trường 13
5. Một số chỉ tiêu đánh giá về duy trì và mở rộng thị trường. 16
5.1. Thị phần. 16
5.2. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ. 16
5.3. Chỉ tiêu tổng doanh thu. 16
5.4. Chỉ tiêu lợi nhuận 17
III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. 17
1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. 17
2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 18
3. Những phương hướng và biện pháp cơ bản nhằm duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 19
3.1. Đối với khách hàng. 19
3.2. Đối với đối thủ cạnh tranh và sản phảm thay thế. 20
3.3. Đối với bản thân doanh nghiệp. 21
PHẦN HAI: THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM VÀ VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 22
I. LỊCH SỬ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM. 22
1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty rau quả Việt nam. 22
2. Nhiệm vụ chủ yếu của Tổng công ty. 23
3. Cơ cấu tổ chưc bộ máy quản lý của Tổng Công ty. 23
3.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Công ty 24
3.2.Cơ cấu bộ máy tổ chức 24
II. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA TỔNG CÔNG TY ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 1
1.Vị trí địa lý. 1
2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. 2
2.1. Về sản phẩm. 2
2.2. Về thị trường tiêu thụ. 3
3. Đặc điểm đất đai, máy móc thiết bị và công nghệ chế biến 4
3.1. Tình hình đất đai của Tổng công ty 4
3.2. Máy móc thiết bị, công nghệ và các nhà máy chế biến của Tổng công ty 5
4. Đặc điểm về lao động. 7
5. Đặc điểm về nguyên vật liệu và nguồn cung ứng của Tổng công ty. 8
5.1. Nguồn cung cấp rau. 8
5.2. Thực trạng nguồn cung cấp quả. 9
6. Đặc điểm về tài chính của Tổng công ty 12
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 13
1. Tình hình sản xuất và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty 13
1.1. Sản xuất Nông nghiệp 14
1.2. Sản xuất công nghiệp. 16
1.3. Kinh doanh xuất nhập khẩu. 19
1.4. Công tác liên doanh- Cổ phần hoá 20
2. Tình hình tiêu thụ của Tổng công ty 21
2.1. Hệ thống kênh phân phối của Tổng công ty 23
2.2. Tình hình tiêu thụ trong nước. 23
2.3. Tình hình tiêu thụ rau quả ở thị trường nước ngoài. 25
2.4. Giá bán một số sản phẩm chính của Tổng công ty. 27
3. Phân tích thị trường tiêu thụ của Tổng công ty 29
3.1. Thị trường trong nước. 29
3.2.Thị trường ngoài nước 29
IV. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM . 34
1. Những thành tích đạt được: 34
2. Những vấn đề cần được tiếp tục giải quyết. 36
3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 37
PHẦN BA : MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢVIỆT NAM - ĐẶC BIỆT LÀ THỊ TRƯỜNG MỸ SAU HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ 40
I. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẾN NĂM 2010. 40
1. Một số quan điểm định hướng về duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ của Tổng công ty rau quả Việt Nam. 40
1.1.Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá trước hết cần đa dạng hoá trong sản xuất, đa phuơng hoá trong tìm kíêm thị trường tiêu thụ rau quả. 40
1.2.Trong việc duy trì và mở rộng thị trường rau quả cần chú ý khai thác những sản phẩm cây trồng đặc sản truyền thống. 41
2. Định hướng. 41
2.1. Định hướng sản phẩm và thị trường trong nước. 41
2.2. Định hướng sản phẩm và thị trường nước ngoài 42
2.3. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. 42
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM DUY TRÌ VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM - ĐẶC BIỆT LÀ THỊ TRƯỜNG HOA KỲ 44
1. Mở rộng thị trường Mỹ 44
1.1. Thuận lợi đối với Tổng công ty khi mở rộng thị trường Mỹ sau hiệp định thương mại 45
1.2. Khó khăn đối với Tổng công ty khi mở rộng thị trường Mỹ sau hiệp định thương mại 45
1.3. Triển vọng mở ra đối với Tổng công ty rau quả Việt Nam khi mở rộng thị trường Mỹ 47
2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. 47
2.1. Thị trường đầu vào của Tổng công ty. 47
2.2. Thị trường đầu ra của Tổng công ty. 48
3. Xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty 49
3.1. Chính sách sản phẩm 49
3.2. Chính sách về giá cả. 50
3.3. Chính sách phân phối. 50
4. Nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của Tổng công ty 51
5. Tổ chức hợp lý bộ máy quản lý của Tổng công ty 52
6. Khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn nữa các nguồn vốn của Tổng công ty 52
7. Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 53
7.1. Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả. 53
7.2. Thực hiện chính sách gắn bảo hộ với chiến lược xuất khẩu. 54
7.3. Tài trợ cho xuất khẩu 54
7.4. Đơn giản hoá thủ tục xuất khẩu 54
7.5. Tăng cường công tác xuất khẩu 55
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC THAM KHẢO: NỘI DUNG CHÍNH HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ 58
MỤC LỤC 64
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

triển khai trông giống măng Bát Độ.
Giống lê chịu nhiệt, cây Kiwi đã được triển khai tại Lạng Sơn, Bắc Cạn, ổi tứ quý được trồng ở Quảng Ngãi, đặc biệt giống vải hạt đang được khảo nghiệm tại Bắc Giang, Lạng Sơn. Hiện tại các giống cây trên đang sinh trưởng và phát triển tương đối tốt, có nhiều triển vọng.
Cây cà chua, đã xây dựng được vùng nguyên liệu ở 5 tỉnh với diện tích 642 ha, tăng 418 ha so với năm 2000. Đã xác định được giống chủ lực chính vụ là VF10, một số giống khác đang được khảo nghiệm. Tổng công ty đã kết hợp với các địa phương xây dựng 5 mô hình trồng cà chua năng suất cao, đã chủ động tổ chức nhiều đợt tập huấn kỹ thuật cho bà con nông dân.
Công tác kinh doanh giống rau quả.
Về giống rau: Tổng công ty đã sản xuất thu mua và cung ứng120 tấn, dự trữ quốc gia 62 tấn, nhập khẩu 33 tấn, tổ chức khảo nghiệm trồng thử, chọn lọc nâng cấp 26 loại giống rau.
Về giống quả: đã tổ chức ghép và sản xuất 1 vạn cây nhãn, 4 vạn cây có múi sạch bệnh, 50 vạn cây dưa nuôi cấy mô. Tổng công ty đã tập trung củng cố cơ sở sản xuất hoa đưa sản xuất đi vào ổn định.
Trong năm 2001Tổng công ty đã có hoa để cung cấp quanh năm và đang cố gắng đẩy mạnh công tác kinh doanh rau sạch cho thị trường. Tổng công ty đã chú trọng công tác đầu tư phát triển xây dựng nhà lưới, nhà ươm, cải tạo nâng cấp nhiều công trình, tham gia có hiệu quả các chưong trình. Dự án về giống của nhà nước.
Chi nhánh Tổng công ty tại Lạng Sơn trong năm 2001 đã phát huy được lợi thế, có mối quan hệ với đối tác Trung Quốc đã cung cấp cho các đơn vị cho Tổng công ty, các địa phương 8,1 triệu chồi dứa Cayen, 155 tấn hạt giống rau, 50.207 gốc tre măng Bát Độ đảm bảo chất lượng và kinh doanh có hiệu quả.
1.2. Sản xuất công nghiệp.
Bảng 11: Kết quả hoạt động sản xuất công nghiệp của Tổng công ty.
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
KH
TH
%KH
KH
TH
%KH
KH
TH
%KH
1. Giá trị tổng sản lượng(tr.đ)
195635
199548
102
236214
240938
102
311862
327455
105
2. Sản phẩm sản xuất chủ yếu (tấn)
14183
14183
100
16083
17209
107
23713
26559
112
- Sản phẩm dứa
4191
4820
115
5912
6917
117
7795
9276
119
- Đồ hộp các loại
3308
3374
102
3504
3924
112
3519
4012
114
- Nước quả
5975
4720
79
6806
5921
87
10165
10267
101
- Sản phẩm
1117
1128
101
1439
1612
112
1670
1921
115
(Nguồn: Tổng công ty rau quả Việt Nam)
Giá trị sản lượng qua các năm đều tăng lên. Tuy vậy, mức tăng sản phẩm chính là dưa hộp đã không đạt kết quả mong muốn do có nhiều khó khăn về thị trường và về nguyên liệu. Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Tổng công ty đã đẩy manh nước tinh khiết, hải sản và thực phẩm đông lạnh… góp phần tăng giá trị sản phẩm công nghiệp của Tổng công ty.
Sản xuất công nghiệp mặc dù có tăng nhưng vẫn còn trong tình trạng khó khăn nhiều mặt, đặc biệt là nguên liệu không đủ cho các nhà máy chế biến, thường xuyên bị thiếu nguyên liệu, lại phải mua với giá trôi nổi trên thị trường dẫn tới giá thành sản phẩm cao, sản xuất kém hiệu quả, hàng sản xuất ra không tiêu thu được.
Mặt khác do thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng và không ổn định nên nhiều nhà máy chế biến rau quả không sử dụng hết công suất, công nhân thiếu việc làm dẫn đến đời sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Chỉ có Công ty thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao do có nguồn nguyên liệu tại chỗ và được trang bị thêm dây chuyền nước quả nên chủ động được nguyên liệu và sản xuất vẫn giữ được tương đối ổn định, công nhân có việc làm thường xuyên. Các nhà máy và công ty khác chỉ trông chờ vào 2 vụ sản xuất dua chuột và cũng chỉ sản xuất 2-3 tháng trong năm. Những năm trước đây khi còn sản xuất hàng trả nợ Nga thì mặt hàng dưa chuột vẫn coi là mặt hàng chủ lực và sản xuất với khối lượng lớn, nhưng từ năm 1997 đến nay nhà nước không giao chỉ tiêu trả nợ Nga nữa thì viếc sản xuất mặt hàng dua chuột chỉ ở mức cầm chừng. Năm 1999 Tổng công ty không giao kế hoạch sản xuất dưa chuột cho các nhà máy, công ty. Các đơn vị tự tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hang tiêu thụ để lo tổ chức sản xuất cho công nhân có công ăn việc làm, đã sản xuất được khối lượng sản phẩm nhiều gấp hai lần năm 1998 (năm 1998 chỉ sản xuất được 950 tấn) riệng vụ đông năm 1999 đã sản xuất được trên 1200 tấn, năm 2000 trên 1500 tấn.
Cũng chính do thị trường tiêu thụ đang khó khăn, các đơn vị chỉ dự kiến sản xuất với mức độ nhất định nên sản xuất dưa chuột vụ đông năm 1999 đến 2000 khác với những năm trước: Không có tình trạng tranh chấp trong việc thu mua nguyên liệu giữa các đơn vị, nên giá mua nguyên liệu không những không tăng mà càng về cuói vụ giá nguyên liệu lại giảm hơn. Sản phẩm dưa chuột vụ đông của hầu hết các đơn vị chưa được tiêu thụ, đây là một khó khăn lớn đòi hỏi mỗi đơnvị phải tích cực chủ động tìm mọi biện pháp tiêu thụ để thu hồi vốn càng nhanh càng tốt.
Ngoài hai vụ sản xuất dưa chuột ra, các nhà máy còn trông chờ vào vụ vải thiều, nhưng thị trường tiêu thu sản phẩm vải hộp là Nhật lại không ổn định.Từ năm 1997 khách hàng Nhật yêu cầu mua 20 Container xấp xỉ 210 tấn năm nay ta vẫn hi vọng vào thị trường này để sản xuất khối lượng lớn sản phẩm, nhưng mãi tới gần vụ thu hoạch vải, khách hang Nhật trả lời chính thức là không mua nữa. Khách hàng mới là Pháp và Đức cũng gần tới vụ sản xuất mới kí hợp đồng với công ty I và công ty III với số lượng cũng không nhiêù.
Thị trường tiêu thụ vải hộp trong nước chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh thì năm nay vải hộp của Thái Lan nhập về bán giá rẻ hơn nên vải hộp của phía bắc không cạnh tranh nổi. Chính vì vậy mà năm nay các nhà máy, công ty chỉ sản xuất được 490 tấn sản phẩm vải hộp (năm 2000 sản xuất tới 625 tấn).
Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Duy Hải vẫn là đơn vị khó khăn nhất, ngoài việc sản xuất hàng trả nợ Nga thì sản phẩm đi các thị trường khác không đủ đièu kiện để sản xuất vì sản xuất ra bị thua lỗ không lấy gì bù đắp được, nên thời gian công nhân không có việc làm kéo dài, đời sống không được cải thiện.
Công ty thực phẩm xuất khẩu Tân Bình điều kiện sản xuất có phần thuận lợi hơn, cộng với mối quan hệ với nhiều khách hàng trong những năm qua, nên ngoài sản phẩm chính là dứa xuất đi Mỹ công ty còn sản xuất được một số sản phẩm xuất đi thị trường khác như măng củ, xuất đi Nhật dứa xuất đi Nhật, Châu Âu...
Nhà máy thực phẩm xuất khẩu Mỹ Châu vẫn giữ được truyền thống ổn định sản xuất từ khi chuyển đổi nhiệm vụ sang sản xuất bao bì kim loại thì đời sống CBCNV được nâng lên rõ rệt. Theo báo cáo sơ bộ của nhà máy qua các năm thì hiệu quả sản xuất kinh doanh trung bình của nhà máy đạt: doanh thu 14500 triệu đồng, nộp ngân sách 1217 triệu đồng,lợi nhuận 1200 triệu đồng, thu nhập bình quân 1200000 đồng/ người/tháng. Đây là nhà máy đạt các chỉ tiêu tài chính tốt nhất kể cả lợi nhuận và thu nhập cao nhất trong tất cả các đơn vị sản xuất thuộc Tổng công ty (trừ các đơn vị liên doanh).
Hai...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status