Nâng cao hiệu quả quản lí tài sản tại Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và máy Computer Numeric Control - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Nâng cao hiệu quả quản lí tài sản tại Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và máy Computer Numeric Control



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI SẢN VÀ HIỆU QUẢ QUẢN LÍ TÀI SẢN CỦA DOANH NGHIỆP 2
1.1. Tổng quan về tài sản của doanh nghiệp 2
1.1.1. Khái niệm tài sản 2
1.1.2. Vai trò của tài sản đối với hoạt động của doanh nghiệp 2
1.1.3. Phân loại tài sản 3
1.1.4. Nội dung của các loại tài sản 4
1.2. Quản lí tài sản và hiệu quả quản lí tài sản trong doanh nghiệp 17
1.2.1. Quản lí tài sản trong doanh nghiệp 17
1.2.2. Hiệu quả quản lí tài sản của doanh nghiệp 20
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí tài sản của doanh nghiệp 25
1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp (nhân tố chủ quan) 25
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (nhân tố khách quan) 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÍ TÀI SẢN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KHUÔN MẪU CHÍNH XÁC VÀ MÁY COMPUTER NUMERIC CONTROL 31
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và máy Computer Numeric Control 31
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và máy Computer Numeric Control 31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động nghiệp vụ của Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và máy Computer Numeric Control 33
2.2. Thực trạng hiệu quả quản lí tài sản tại Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và máy Computer Numeric Control 38
2.2.1. Khái quát tình hình tài sản và tổ chức quản lí tài sản của Công ty 38
2.2.2. Phân tích hiệu quả quản lí tài sản tại Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và máy Computer Numeric Control 39
2.3. Đánh giá hiệu quả quản lí tài sản của Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và máy Computer Numeric Control 51
2.3.1. Các nhân tố làm tăng hiệu quả quản lí tài sản của Công ty 51
2.3.2. Các nhân tố làm giảm hiệu quả quản lí tài sản của Công ty 54
2.3.3. Nguyên nhân 55
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÍ TÀI SẢN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHUÔN MẪU CHÍNH XÁC VÀ MÁY COMPUTER NUMERIC CONTROL TRONG THỜI GIAN TỚI 59
3.1 Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 59
3.1.1. Những thuận lợi chủ yếu 59
3.1.2. Những khó khăn và thách thức trước mắt 61
3.1.3. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 62
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí tài sản tại Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và máy Computer Numeric Control 63
3.2.1. Tăng cường quản lí khoản phải thu 66
3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lí hàng tồn kho có hiệu quả 63
3.2.3. Tăng cường hiệu quả quản lí và sử dụng tài sản cố định.66
3.2.4. Hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp 67
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 69
3.2.6. Đẩy mạnh chiến lược Marketing.70
3.2.7. Tích cực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư vào tài sản.71
3.3. Kiến nghị 72
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 72
3.3.2. Kiến nghị với Công ty 73
KẾT LUẬN 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iềm lực tài chính tốt, có quan hệ lâu dài và có uy tín trên thị trường, doanh nghiệp có thể áp dụng chính sách thương mại với tuổi của khoản phải thu dài hơn các nhóm đối tượng khách hàng khác. Còn đối với các khách hàng tiềm năng, các khách hàng mới, doanh nghiệp cần tiến hành phân tích, đánh giá khả năng tín dụng thật kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có cấp tín dụng thương mại cho nhóm khách hàng này hay không, và nếu cấp thì độ dài của khoản phải thu cũng nên nhỏ hơn so với độ dài của khoản phải thu của nhóm khách hàng uy tín kể trên.
Tỷ trọng các khoản phải thu khác nhau giữa các doanh nghiệp khác nhau sẽ dẫn tới hiệu quả quản lí tài sản tại các doanh nghiệp này là khác nhau. Vì các khoản phải thu tham gia vào việc tính toán hiệu quả quản lí tổng tài sản nên mỗi doanh nghiệp cần xác định cho mình cơ cấu khoản phải thu hợp lí dựa trên việc phân nhóm sản phẩm khác nhau và nhóm khách hàng khác nhau sao cho hiệu quả quản lí tổng tài sản là tốt nhất.
1.3.1.4. Cơ cấu bộ máy quản lí tài sản và năng lực, trình độ quản lí của doanh nghiệp
Nói đến cơ cấu bộ máy quán lí tài sản là nói đến vai trò của con người bởi đây là nhân tố chủ quan vô cùng quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí tài sản. Trong doanh nghiệp, nhà quản lí là người đưa ra các quyết định về việc quản lí và sử dụng tài sản. Đây cũng là những người nghiên cứu, đề xuất và thiết lập các kế hoạch, các quyết định quản lí và sử dụng tài sản sao cho có hiệu quả nhất. Nói cách khác, những nhà quản lí doanh nghiệp có vai trò và tầm ảnh hưởng quyết định đối với quá trình hoạt động của doanh nghiệp nói chung cũng như đối với quá trình quản lí tài sản nói riêng.
Bên cạnh đó, một thành phần không thể thiếu là đội ngũ những người lao động trong doanh nghiệp. Họ là những người không đưa ra các quyết định quản lí nhưng lại là người trực tiếp thực hiện quyết định của các nhà quản lí. Họ trực tiếp điều khiển, sử dụng máy móc trong việc tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh để đưa ra thị trường. Cùng với nguyên vật liệu và vốn thì đội ngũ lao động chính là yếu tố đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh đối với mọi doanh nghiệp. Hiệu quả quản lí tài sản có cao hay không phụ thuộc một phần vào trình độ kiến thức, năng lực chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm của người lao động.
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (nhân tố khách quan)
1.3.2.1. Sự biến động của nền kinh tế
Đối với bất kì một quốc gia nào, môi trường xã hội và chính trị luôn có những tác động nhất định đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng tại quốc gia đó, thậm chí có thể ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế nước khác hay nền kinh tế toàn cầu. Những sự kiện như chiến tranh, biến động chính trị hay hệ thống luật pháp trong và ngoài nước có thể tạo ra những thay đổi về môi trường kinh doanh, làm tăng thêm sự bất ổn định cho nền kinh tế. Các yếu tố trên có thể tác động làm cho nền kinh tế bị suy thoái, dẫn tới ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp: giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, sản phẩm làm ra tiêu thụ chậm, doanh thu sụt giảm, chu kì kinh doanh kéo dài, ứ đọng vốn, người lao động bị cắt giảm tiền lương hay bị thất nghiệp... Những vấn đề nêu trên đều tác động rất lớn đến mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, khiến họ không có nhiều vốn để đầu tư đổi mới vào tài sản, khiến cho hiệu quả quản lí tài sản bị giảm sút.
1.3.2.2. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước
Các điều kiện kinh tế vĩ mô bao gồm chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của Chính phủ có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một nước. Các điều kiện về kinh tế do các chính sách này tác động sẽ ảnh hưởng đến tất cả các ngành và các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Chính sách tài khóa như miễn giảm thuế có thể sẽ khuyến khích tiêu dùng, giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ nhiều hơn và nhanh hơn, qua đó giảm lượng hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển vốn nhanh và ổn định, làm cho hiệu quả quản lí tài sản của doanh nghiệp cao hơn.
Chính sách tiền tệ cũng tạo ra những thay đổi kinh tế tương tự. Một chính sách tiền tệ thắt chặt với tốc độ cung tiền giảm sẽ làm giảm việc cung cấp vốn lưu động và sẽ hạn chế việc mở rộng sản xuất kinh doanh đối với tất cả các doanh nghiệp, qua đó làm giảm hiệu quả quản lí tài sản trong doanh nghiệp, ngoài ra có thể làm tăng lãi suất thị trường và do vậy chi phí vay vốn của doanh nghiệp sẽ tăng, doanh nghiệp sẽ hạn chế đầu tư đổi mới, mua sắm tài sản... qua đó làm cho hiệu quả quản lí tài sản cũng bị tác động.
1.3.2.3. Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng là một trong những nhân tố khách quan có ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Thông thường, khi nền kinh tế phát triển tốt, thị trường chứng khoán sẽ đi lên, điều này làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp có xu hướng tăng. Các nhà đầu tư sẽ quan tâm hơn đến cổ phiếu của doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội phát hành cổ phiếu để thu hút vốn nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư vào tài sản, qua đó làm cho hiệu quả quản lí tài sản được nâng cao. Ngược lại, khi nền kinh tế sa sút, biểu hiện rõ rệt nhất là trong các cuộc khủng hoảng kinh tế, thì thị trường chứng khoán đi xuống. Điều này đồng nghĩa với tình trạng ảm đạm đối với cổ phiếu của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ gặp phải hạn chế trong việc thu hút vốn của các nhà đầu tư để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của mình.
1.3.2.4. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng trong các quyết định đầu tư mua sắm máy móc hay tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp. Các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ luôn muốn tránh những hao mòn vô hình do lạc hậu về kĩ thuật, do đó sẽ nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và thiết lập những kế hoạch, những dự án đầu tư tài sản theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Họ sẽ cân nhắc giữa chi phí bỏ ra để đổi mới tài sản và những lợi ích thu được do tài sản đó đem lại so với tài sản cũ đã lạc hậu và ít chức năng hơn. Khoa học công nghệ tiến bộ sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm mà ít tiêu hao nguyên vật liệu hơn, tiết kiệm nhiên liệu, thời gian sản xuất nhanh chóng, qua đó làm tăng sản lượng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển, nhờ vậy mà hiệu quả quản lí tài sản cũng được tăng lên.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÍ TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHUÔN MẪU CHÍNH XÁC VÀ MÁY COMPUTER NUMERIC CONTROL
2.1. Khái quát về Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và máy Computer Numeric Control
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và máy Computer Numeric Control
2.1.1.1. Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần Khuôn mẫu chính xác và nhựa kĩ thuật được thành lập từ tháng 3 năm 2001, tiền thân là một xưởng của Viện máy và công cụ công nghiệp, v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status