Công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Công tác thẩm định tài chính dự án vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG 2
1.1. Tổng quan về chi nhánh Ngân hàng công thương Hai bà trưng 2
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2
1.1.2. Cơ cấu tổ chức 3
1.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng trong những năm gần đây 3
1.1.3.1. Công tác huy động vốn 3
1.1.3.2. Hoạt động tín dụng 6
1.1.3.3. Các hoạt động khác 8
1.1.4. Đặc điểm của các dự án đầu tư của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ảnh hưởng tới công tác thẩm định tại Ngân hàng. 9
1.2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư cho vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng. 11
1.2.1. Thực trạng công tác thẩm định tại NHCT Hai Bà Trưng 11
1.2.1.1. Mục đích và căn cứ thẩm định 11
1.2.1.2. Quy trình thẩm định 15
1.2.1.3. Tổng quan về nội dung thẩm định dự án đầu tư 19
1.2.1.4. Nội dung thẩm định tài chính dự án 23
1.2.1.5. Các phương pháp thẩm định dự án tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Hai Bà Trưng 32
1.2.2. Minh họa cụ thể về thẩm định tài chính một dự án cho vay tại ngân hàng 37
1.2.2.1. Giới thiệu khách hàng 37
1.2.2.2. Giới thiệu tổng quát về nội dung dự án đầu tư 38
1.2.2.3. Thẩm định tài chính dự án 40
1.3. Đánh giá tình hình thẩm định tài chính tại ngân hàng 51
1.3.1. Những thành tựu đạt được 52
1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 54
1.3.3. Một số nguyên nhân 58
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HAI BÀ TRƯNG 61
2.1. Định hướng của chi nhánh Ngân hàng Công thương trong thời gian tới 61
2.1.1. Định hướng chung cho toàn chi nhánh 61
2.1.2. Định hướng cho công tác thẩm định 65
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án tại NHCT Hai Bà Trưng. 65
2.2.1. Giải pháp về nâng cao vị trí của công tác thẩm định, hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định 65
2.2.2 Giải pháp về quy trình và phương pháp thẩm định 67
2.2.3 Giải pháp về nội dung thẩm định tài chính 68
2.2.4 Giải pháp về nâng cao năng lực cán bộ thẩm định 72
2.2.5 Giải pháp về nâng cao chất lượng thông tin thẩm định 74
2.2.6 Giải pháp về tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất kỹ thuật 75
2.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng. 76
2.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ban ngành 76
2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Công thương Việt Nam 77
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ác công ty khác. Các nội dung sau thường được đưa ra để so sánh đối chiếu :
Tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng do Nhà nước quy định
Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị
Tiêu chuẩn với sản phẩm của dự án
Các chỉ tiêu về tổng vốn đầu tư, suất vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư
Các tiêu chí về sản xuất, tiêu hao năng lượng nguyên nhiên liệu theo định mức của ngành hay định mức kinh tế kỹ thuật.
Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp phân tích độ nhạy là phương pháp sử dụng để đánh giá tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án của dự án. Trong phân tích độ nhạy, các chit tiêu hiệu quả tài chính được xem xét ( thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ …) sẽ thay đổi như thế nào khi các yếu tố liên quan đến nó thay đổi. Một dự án được coi là vững chắc về mặt tài chính khi các chỉ tiêu tài chính cơ bản vẫn đạt yêu cầu trong trường hợp các yêu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Trong trường hợp ngược lại cần xem xét lại khả năng phát sinh những thay đổi và có biện pháp xử lý thích hợp.
Phương pháp dự báo
Để đánh giá tính khả thi của một dự án đầu tư cần sử dụng đến phương pháp dự báo, đặc biệt với những dự án mang tính trung dài hạn. Dự án tiến hành trong một thời gian tương đối dài, các yếu tố liên quan đến dự án thường xuyên thay đổi như giá cả, chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, và các đầu vào khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của dự án. Để đánh giá hiệu quả của dự án một cách chính xác thì cán bộ thẩm định phải dự báo được những thay đổi trong tương lai, dự báo về nhu cầu của thị trường, dự báo về giá cả, thị hiếu người tiêu dùng.
Các phương pháp dự báo thường được sử dụng là phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Đối với các dự án trung dài hạn, thời gian hoạt động của dự án thường khá dài điều đó đòng nghĩa với việc có rất nhiều biến độn phức tạp xảy ra, trong đó có những rủi ro. Để đảm bảo hiệu quả của dự án, cần đoán trước một số rủi ro có thể xảy ra để có các biện pháp ngăn ngừa hay giảm thiểu tác động tiêu cực đến mức tối đa. Để thực hiện phương pháp này cần nhận diện, phân loại và đánh giá rủi ro để có biện pháp xử lý thích hợp.
Ø Các phương pháp thẩm định sử dụng trong thẩm định tài chính
Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu
Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu là phương pháp phổ biến trong nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư. Qua phần nội dung thẩm định tài chính đã được trình bày ở trên, cán bộ tín dụng sẽ tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án và so sánh với quy chuẩn của ngành, lĩnh vực mà dự án đầu tư. Các chỉ tiêu này cũng thường được so sánh với các dự án có nội dung tương tự đã được thực hiện trước đó.
Ví dụ khi thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án, cá bộ thẩm định không chỉ xem xét bản thân các khoản mục tạo nên tổng vốn đầu tư đó mà còn tham khảo các dự án có nội dung tương tự được thực hiện tại thời điểm gần đó để đánh giá việc tính toán đã hợp lý và đầy đủ chưa.
Tỷ lệ cơ cấu vốn đầu tư cũng được đưa ra đối chiếu. Theo quy định cho vay của Ngân hàng Công thương Việt Nam, đối với các dự án xin vay vốn thì nguồn vốn tự có tối thiểu phải chiếm 30% cơ cấu nguồn vốn của dự án đó
Phương pháp đối chiếu so sánh rất đơn giản và cho kết quả nhanh chóng tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này cần lưu ý phải vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng dự án và doanh nghiệp nếu không sẽ rơi vào tình trạng so sánh máy móc, cứng nhắc, giảm hiệu quả thẩm định.
Phương pháp phân tích độ nhạy
Phương pháp phân tích độ nhạy cũng là phương pháp hay được dùng khi thẩm định tài chính dự án. Một dự án thường được lập dựa trên các giả định không đổi nhưng thực tế, thị trường thay đổi thường xuyên và khó dự báo, bất kỳ thay đổi nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả của dự án. Việc phân tích độ nhạy là vô cùng cần thiết để lường trước hậu quả của sự thay đổi các yếu tố liên quan đến dự án, qua đó đánh giá xem độ vững chắc của các chỉ tiêu tài chính dự án. Hơn nữa việc phân tích độ nhạy còn giúp chủ đầu tư và ngân hàng xác định được yếu tố nào có là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến dự án từ đó có biện pháp hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
Theo phương pháp này cần xác định các chỉ tiêu cần đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu đó, cho một số yếu tố quan trọng thay đổi và đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu. Ví dụ xem xét sự thay đổi của NPV khi giá nguyên liệu đầu vào thay đổi.
Trong trường hợp các yếu tố thay đổi mà chỉ tiêu của dự án vẫn đảm bảo điều đó chứng tỏ dự án có độ an toàn cao, có tính khả thi, ngược lại phải xem xét lại quyết định cho vay.
Phương pháp dự báo
Trong thẩm định tài chính phương pháp dự báo được sử dụng để dự kiến những biến động của giá cả thị trường. Giá cả ảnh hưởng tới chi phí của dự án, đồng thời ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của dự án, vì vậy việc phân tích dự báo là vô cùng quan trọng.
Phương pháp dự báo cũng được dùng như một phương pháp để dự toán vốn đầu tư đó là dự báo theo tỷ phần doanh thu. Dự báo doanh thu cho năm tới sẽ phản ánh xu hướng quá khứ của doanh thu mà người ta kỳ vọng vẫn có giá trị trong năm tới và ảnh hưởng của các sự liện có thể tác động vào xu thế đó, dự báo các biến tài chính lấy doanh thu làm nhân tố cơ bản và dự báo tác động của nó lên chi phí, tài sản và nợ khác nhau của doanh nghiệp nếu thực hiện dự án. Phương pháp này thường được áp dụng để lập dự toán vốn đầu tư cho các dự án nhỏ gắn kết trực tiếp với doanh nghiệp.
Dự báo rủi ro cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ước tính lãi vay, một dự án có rủi ro cao thường lãi vay của dự án đó sẽ cao hơn những dự án có tính rủi ro thấp hơn.
1.2.2. Minh họa cụ thể về thẩm định tài chính một dự án cho vay tại ngân hàng
Tên dự án : dự án nâng cao năng lực đóng tàu 12500T
Khách hàng: Công ty CP Đóng tàu Hà Nội
Tên dự án: Chi phí phục vụ dự án nâng cao năng lực đóng tàu 12.500T.
Tổng nhu cầu vốn của dự án: 12.378.683.484 đ
Trong đó đề nghị vay NHCT VN: 6.189.000.000 đ.
1.2.2.1. Giới thiệu khách hàng
Tên khách hàng: Công ty CP Đóng tàu Hà Nội
Địa chỉ: Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 8.611055
Tài khoản tiền gửi: 102010000014214
Ngành nghề SXKD chính: Đóng mới, sửa chữa, hoán cải các phương tiện vận tải thuỷ; gia công chế tạo sản phẩm cơ khí; cho thuê kho bãi…
Vốn điều lệ đến thời điểm gần nhất: 9.500.000.000 đồng
Vốn đăng ký kinh doanh đến thời điểm gần nhất: 9.500.000.000 đồng.
Người đại diện: Giám đốc công ty -Nguyễn Danh Truyền
Cơ cấu, mô hình tổ chức: Công ty Cổ phần với vốn nhà nước tham gia là 1.540 trđ. Số lượng lao động tại thời điểm 31/03/2007 là 210 người. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status