Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 2
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh: 2
1.1.2. Năng lực cạnh tranh 2
1.1.2.1. Khái niệm 2
1.1.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 3
1.2. Cơ sở lý luận về NHTM và năng lực cạnh tranh của NHTM. 6
1.2.1. Khái niệm NHTM 6
1.2.2. Cạnh tranh trong kinh doanh hoạt động ngân hàng 6
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM 8
1.2.3.1. Tiềm lực tài chính 8
1.2.3.2. Thị phần 8
1.2.3.3. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ 9
1.2.3.4. Trình độ công nghệ 9
1.2.3.5. Trình độ quản lý 9
1.2.3.6. Nguồn nhân lực 9
1.2.3.7. Mạng lưới 10
1.2.3.8. Thương hiệu 10
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NHTMNN VIỆT NAM 11
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của các NHTMNN Việt Nam 11
2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTMNN Việt Nam 12
2.2.1. Tiềm lực tài chính 12
2.2.1.1. Vốn tự có 12
2.2.1.2. Hệ số an toàn vốn (CAR) 13
2.2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời 14
2.2.2. Thị phần 15
2.2.2.1. Thị phần huy động vốn ( nhận tiền gửi ) 15
2.2.2.2. Thị phần tín dụng ( cho vay ) 16
2.2.3. Hệ thống sản phẩm, dịch vụ 17
2.2.3.1. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ 18
2.2.3.2. Lãi suất của các ngân hàng 18
2.2.4. Trình độ công nghệ 19
2.2.5. Nguồn nhân lực 20
2.2.6. Năng lực quản lý điều hành 21
2.2.7. Mạng lưới 22
2.2.8. Marketing Thương hiệu 23
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦACÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 25
3.1. Nhóm giải pháp mang tính vĩ mô 25
3.1.1. Thực hiện cổ phần hoá các NHTMNN 25
3.1.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hang, tạo sân chơi bình đẳng 26
3.1.3. Nâng cao năng lực của NHNN về điều hành chính sách tiền tệ, tăng cường năng lực giám sát của NHNN 26
3.2. Nhóm giải pháp đối với bản thân các NHTMNN 27
3.2.1 Xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn 27
3.2.2 Tăng cường năng lực tài chính và chất lượng hoạt động 27
3.2.3 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ 28
3.2.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 28
3.2.5 Nâng cao năng lực quản trị điều hành chất lượng nguồn nhân lực 28
3.2.6 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing 29
KẾT LUẬN 30
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

của các NHTMCP Việt Nam hiện nay còn quá nhỏ so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Bình quân các NHTMCP mới đạt 9.000 tỷ đồng, tương đương 600 triệu USD. Trong khi đó bình quân các NHTM trong khu vực lên tới 50 tỷ USD. áp lực cạnh tranh sẽ gia tăng khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế với quy mô ngày càng rộng và sâu. Khi đó, những biến động kinh tế thường có nguy cơ làm xuất hiện thêm các loại loại rủi ro. Việc tăng vốn giúp các ngân hàng tăng cường khả năng tự vệ cho mình.
từ ngày 1/4/2007, theo cam kết của chính phủ Việt Nam khi vào WTO, các "ngân hàng con" của ngân hàng 100% vốn nước ngoài được thành lập tại Việt Nam, hoạt động theo Luật Các TCTD của Việt Nam, và không bị đối xử phân biệt với các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Với các điều kiện trên, buộc các ngân hàng thương mại nước ta, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần phải tăng vốn điều lệ
Việc tăng vốn tự có của các NHTMCP từ bên ngoài chủ yếu thông qua cách phát hành thêm cổ phiếu và trái phiếu chuyển đổi trên thị trường chứng khoán đã diễn ra đồng loạt và liên tục trong khoảng thời gian từ đầu năm 2007 trở lại đây, khi mà Việt Nam chính thức là thành viên của WTO. Trong khoảng thời gian này, các NHTMCP liên tục công bố các kế hoạch tăng vốn điều lệ. Có thể nói, trong giai đoạn này, sự cạnh tranh trong lĩnh vực dịch vụ tài chính – ngân hàng ngày càng rõ nét hơn, nhất là kể từ ngày 1/4/2007 khi các ngân hàng nước ngoài bắt đầu được phép đổ bộ vào thị trường Việt Nam. Trước bối cảnh trên, hệ thống ngân hàng trong nước đã và đang từng bước nâng cao năng lực tài chính để đáp ứng với yêu cầu
việc tăng vốn tự có được thực hiện qua việc gia tăng lợi nhuận giữ lại hàng năm của các ngân hàng, tuy nhiên sự đóng góp của lợi nhuận giữ lại vào việc tăng vốn tự có là không đáng kể. Ta có thể thấy được tình hình gia tăng lợi nhuận của các NHTMCP qua bảng số liệu sau đây:
LỢI NHUẬN GIỮ LẠI CỦA MỘT SỐ NHTMCP GIAI ĐOẠN 2006-2007
(Nguồn: Báo cáo phân tích năm 2008-BVSC)
Sau một thời gian thực hiện lộ trình tăng vốn tự có, cho đến nay các NHTMCP đã có quy mô vốn tự có lớn hơn trước rất nhiều
2.2.1.2. Hệ số an toàn vốn (CAR)
Hệ số an toàn vốn CAR là một chỉ tiêu dùng để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Đây là 1 trong 5 tiêu chuẩn quan trong nhất mà các ngân hàng thương mại phải đáp ứng để đảm bảo an toàn hoạt động (4 tiêu chuẩn còn lại bao gồm yêu cầu vốn tự có, tỷ lệ khả năng chi trả (thanh khoản), giới hạn cho vay và bảo lãnh thương mại, giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn). Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đến năm 2008, hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng phải đạt 8%, theo tiêu chuẩn của Basel I. Tuy nhiên, trên thế giới, việc áp dụng hệ số an toàn vốn tối thiểu hiện phổ biến theo tiêu chuẩn của Basal II với mức 12%. trước yêu cầu tăng cường quản lý rủi ro, việc nâng hệ số CAR bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại tại Việt Nam đang được tính tới. Một số thống kê cho thấy hệ số CAR tại các ngân hàng thương mại của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bình quân hiện nay là 13,1%, của khu vực Đông Á là 12,3%. Đây cũng là mức mà thực tế một số ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay đang có. Trước đây mức 8% là mục tiêu phấn đầu khó khăn của hầu hết các ngân hàng Việt Nam. Tuy nhiên sự tăng trưởng nhanh về quy mô vốn đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể năng lực tài chính và hệ số này. Tính đến cuối năm 2007, hệ số CAR của nhiều ngân hàng thương mại đã vượt yêu cầu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra cho mục tiêu đến năm 2008. Tiêu biểu như Vietcombank, ACB, Sacombank, BIDV, EAB, MHB…
Bình quân, hệ số CAR của các ngân hàng thương mại quốc doanh đã tăng từ 7% trong năm 2006 lên 9% trong năm 2007; tỷ lệ này của các ngân hàng thương mại cổ phần cao hơn, bình quân trên 12%. Yêu cầu nâng hệ số CAR tối thiểu hiện nay lên theo chuẩn quốc tế hiện nay là cần thiết. Tuy nhiên, một tỷ lệ cao chưa hẳn là đã tốt, bởi ngoài yêu cầu đảm bảo an toàn, ngân hàng cũng cần tính đến một yêu cầu quan trọng khác là hiệu quả sử dụng nguồn vốn. Và tốt nhất có thể xác định từ 10% - 12%
2.2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời
Kết thúc 11 tháng đầu năm 2009, Vietcombank cho biết lợi nhuận trước thuế đạt 4.400 tỷ đồng. Lợi nhuận của Techcombank, Sacombank và Ngân hàng Hàng hải lần lượt đạt 2.060 tỷ, 1.658 tỷ và 880 tỷ đồng. Những con số lên tới hàng nghìn tỷ đồng kể trên dễ khiến dư luận cho rằng ngành ngân hàng thu lãi lớn. Tuy nhiên việc lãi nhiều hay ít phải căn cứ vào đồng vốn bỏ ra. Nếu so với hệ thống các công ty thương mại, trừ một số ngành khó khăn như giao thông vận tải... chỉ số này là rất thấp". Tuy nhiên, các ngân hàng thương mại phải dựa rất nhiều vào uy tín thương hiệu để kinh doanh, lãi nhiều đồng nghĩa với khả năng tài chính ổn định. Đây là lý do khiến các ngân hàng thường công bố mức lãi tuyệt đối mà ít cho thấy sự so sánh với vốn điều lệ hay tổng tài sản.
Căn cứ vào kết quả kinh doanh đã được báo cáo của các ngân hàng, có thể thấy Techcombank đạt doanh thu 2.060 tỷ trong 11 tháng trên vốn điều lệ 5.400 tỷ đồng. Như vậy, hệ số thu nhập trên vốn (ROE) của ngân hàng này xấp xỉ 38% là khá cao. Tuy nhiên, nếu xét trên tổng tài sản 91.125 tỷ đồng, hệ số thu nhập trên tổng tài sản (ROA) chỉ đạt hơn 2%. Với Ngân hàng Hàng hải, lợi nhuận trong năm 2009 đạt 1.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 3.000 tỷ và tổng tài sản là 65.000 tỷ thì hệ số ROE và ROA lần lượt là 33% và 1,5%. Hai hệ số nêu trên của Vietcombank lần lượt là 36% và 2% với vốn doanh thu 4.400 tỷ trên vốn điều lệ 12.100 tỷ và tổng tài sản tương đương 225.000 tỷ vào cuối quý III/2009. nếu lợi nhuận của các Ngân hàng Việt Nam thực tế đạt được từ 15 đến 20% vốn điều lệ thì đây vẫn là một con số rất cao so với thế giới. nhiều ngân hàng tại Mỹ hiện nay chỉ đạt mức lãi từ 1 đến 2% một năm. Tuy nhiên, cho rằng mức lãi hàng chục phần trăm như trên là có thể hiểu được vì hiện các ngân hàng Việt Nam hiện chưa chịu nhiều rủi ro từ việc kinh doanh các tài sản phái sinh, tài sản xấu... tỷ lệ trích dự phòng rủi ro cũng chưa nhiều. Trong khi đó ngành ngân hàng hiện nay vẫn chưa thực sự áp dụng các tiêu chuẩn về quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, nếu áp dụng các quy định này, nâng các điều kiện về an toàn hệ thống thì chi phí của các ngân hàng thương mại tất yếu sẽ tăng lên, hiệu quả kinh doanh khi đó chắc chắn sẽ thấp hơn nhiều so với các công ty thương mại. mức lợi nhuận mà ngành ngân hàng có được trong thời gian qua là hợp lý
2.2.2. Thị phần
Hiện nay, thị phần tín dụng của các ngân hàng thương mại trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng trên 80% con số còn lại là của khối ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài. Điều này cho thấy tác động của việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đến hệ thống ngân hàng Vi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status