Nhà ở thấp tầng sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo tại Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Nhà ở thấp tầng sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo tại Hà Nội



MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 1
PHẦN MỞ ĐẦU 2
Lý do chọn đề tài 2
Mục tiêu nghiên cứu 4
Đối tượng nghiên cứu 5
Nội dung nghiên cứu 5
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5
PHẦN A: NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHÀ Ở THẤP TẦNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TỰ NHIÊN VÀ TÁI TẠO TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 6
1.1 Các khái niệm cơ bản 6
1.1.1 Các nguồn năng lượng tự nhiên và tái tạo 7
1.1.2Phân loại nhà ở thấp tầng 9
1.1.3 Khả năng áp dụng công nghệ sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo trong nhà ở 12
1.2 Tổng quan về nhà ở thấp tầng sử dụng năng lượng tái tạo trên thế giới 13
1.2.1 Tình hình năng lượng trên thế giới 13
1.2.2 Tình hình sử dụng năng lượng tái tạo trên thế giới: 14
1.2.3 Kinh nghiệm sử dụng năng lượng tái tạo trong nhà ở thấp tầng trên thế giới 16
1.3 Tổng quan về nhà ở thấp tầng sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo tại Việt Nam 22
1.3.1 Tình hình năng lượng tại Việt Nam 22
1.3.2 Thực trạng nhà ở thấp tầng tại Việt Nam và Hà Nội 23
1.3.3 Sự phát triển nhà bền vững, sử dụng năng lượng tái tạo trong nhà ở thấp tầng tại Hà Nội 24
1.3.3.1 Thực trạng sự quan tâm đến vấn đề sử dụng năng lượng trong thiết kế nhà ở tại Hà Nội 24
1.3.3.2 Rào cản và tính ưu việt của thiết kế kiến trúc sử dụng năng lượng tái tạo cho nhà ở thấp tầng, những vấn đề nghiên cứu cần đặt ra 27
1.3.4 Kinh nghiệm sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo trong nhà ở tại Việt Nam 29
1.4 Phương pháp luận nghiên cứu 37
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC THIẾT KẾ NHÀ Ở THẤP TẦNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TỰ NHIÊN VÀ TÁI TẠO 39
2.1 Nhà ở sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo, nhà ở hiệu suất năng lượng 39
2.1.1 Kiến trúc nhà ở sinh thái và bền vững 39
2.1.2 Kiến trúc nhà ở hiệu suất năng lượng 40
2.1. 3 Kiến trúc nhà ở năng lượng thấp 41
2.1.4 Nhà ở sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo – tiết kiệm năng lượng. 43
2.2 Điều kiện tự nhiên tại Hà Nội 45
2.3 Những yếu tố cơ bản trong thiết kế nhà ở thấp tầng sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo 47
2.3.1 Hướng công trình 47
2.3.2 Sự đối lưu không khí – Tổ chức thông gió tự nhiên 48
2.3.3 Thiết kế che nắng và chiếu sáng sử dụng ánh sáng tự nhiên 49
2.3.4 Khai thác các kinh nghiệm truyền thống 50
2.3. 5 Thiết kế lớp vỏ công trình 51
2.3.6 Sử dụng năng lượng tái tạo: Năng lượng mặt trời , năng lượng gió, địa nhiệt, biogas 53
2.4 Cơ sở pháp lý, quy chuẩn tiêu chuẩn về tiết kiệm năng lượng 53
2.5 Yếu tố văn hoá xã hội 54
2. 6 Một số công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo 56
2.6.1 Công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời 56
2. 6.2 Công nghệ sử dụng năng lượng gió 58
2.6.3 Hầm biogas 61
2. 6.4 Công nghệ sử dụng năng lượng địa nhiệt 63
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, KIẾN TRÚC NHÀ Ở THẤP TẦNG SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TỰ NHIÊN VÀ TÁI TẠO TẠI HÀ NỘI. 65
3.1 Quan điểm cần phát triển nhà ở sử dụng năng lượng tự nhiên và tái tạo 65
3.2 Đề xuất các giải pháp quy hoạch, kiến trúc nhà ở thấp tầng sử dụng năng lượng tái tạo 66
3.2.1 Giải pháp quy hoạch, cây xanh và khoảng trống 66
3.2.2 Giải pháp thiết kế thụ động 71
3.3 Kiến nghị một số giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo 78
3.3.1 Ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời cho nhà ở thấp tầng 78
3.3.2 Ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng gió cho nhà ở thấp tầng 83
3.3.3 Ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng Biogas cho nhà ở thấp tầng 85
3.3.4 Ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng địa nhiệt 86
3.3.5 Một số đề suất ứng dụng công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo vào trong nhà lô.88
PHẦN B: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93
KẾT LUẬN 93
KIẾN NGHỊ 94
PHỤ LỤC 95
Danh mục và tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt 95
Tài liệu tiếng Anh 97
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sống của người dân, đặc trưng cho hệ sinh thái thôn xóm. Ao đã góp phần tích cực trong bố cục khuôn viên của ngôi nhà, thông thường ao đặt ở phía trước hay cạnh sườn ngôi nhà để thuận tiện cho sinh hoạt và khi ao đặt đầu gió sẽ tạo điều kiện thông gió cho sân, các phòng ngủ cũng như các bộ phận khác của ngôi nhà.
Vườn cây cũng là một nhân tố quan trọng đã góp phần tích cực chống trả bão lụt, tạo cho ngôi nhà một môi trường vi khí hậu thuận lợi: Mùa hè cho gió mát, mùa đông chắn gió lạnh.
Ao, vườn kết hợp với nhau tạo nên điều kiện tiện nghi cho môi trường khí hậu nóng ẩm như nước ta. Chúng đã hút bớt năng lượng nhiệt và bức xạ tạo ra một không khí trong lành, mát mẻ. Cây xanh còn có tác dụng lọc bụi, giảm độ ô nhiễm không khí. [1]
Chọn hướng xây dựng ngôi nhà truyền thống:
Chọn hướng xây dựng ngôi nhà là một việc làm đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình xây dựng ngôi nhà truyền thống Việt Nam. Khí hậu vùng Hà Nội nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có mùa đông rõ rệt, mùa hè nóng có gió mát thổi từ biển vào(gió nam, đông nam), mùa đông có gió lạnh từ lục địa (gió bắc, đông bắc). Để đón được gió mát từ mùa hè và tránh gió lạnh mùa đông cũng như tránh được nắng tây và chịu được gió bão lớn, nhà ở truyền thống thường được quay về hướng nam hay đông nam.[6]
Khai thác vật liệu tại chỗ:
Trong kiến trúc truyền thống dân gian Việt Nam, tất cả các vật liệu cho một ngôi nhà đều được khai thác tại chỗ, tận dụng được những vật liệu có sẵn của thiên nhiên(đất, tre, rơm rạ, vỏ sò hến...) hay ít ra cũng có thể sản xuất tại chỗ và bằng kinh nghiệm xử lý vật liệu, nhờ lựa chọn và sơ chế đã khắc phục được nhiều nhược điểm công trình lên gấp nhiều lần. Không những vậy những vật liệu này sử dụng hiệu quả về mặt năng lượng nếu xét về mặt năng lượng hàm chứa. [22]
Cấu trúc tường mái:
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nhưng nước ta cũng có những vùng khí hậu không hoàn toàn giống nhau ví dụ như khí hậu miền bắc nước ta là khí hậu nóng ẩm có một mùa đông lạnh. Ứng với mỗi miền khí hậu ông cha ta có những kinh nghiệm riêng trong sử dụng vật liệu cấu trúc tường mái...nhưng tựa chung lại có một số đặc điểm sau:
+ Tường nhà dù xây gạch hay đắp bằng đất trình đều rất dày, ngăn cách nhiệt độ trong nhà với ngoài trời để luôn giữ trong nhà có ôn độ vừa phải. Những mảnh tường trực tiếp hấp nắng chiếu lại càng dày.
+ Cũng như tương, mái để chống nóng, lạnh, chống mưa. Nếu là mái ngói có ngói bản do kĩ thuật đan cài và ngói âm dương có gắn vôi vữa liên kết với nháu chắc chắn, phía dưới được độn khá dày để tạo ra một khoảng xốp cách nhiệt. Mái nhà truyền thống bao giờ cũng dốc để thoát nước nhanh.
+ Nội thất trong nhà là cả một không gian liền khối thông thoáng, việc phân ra các khu chỉ là có tính quy ước mà không có tường vách, chỗ nào cũng có sự lưu thông không khí khiến người ở trong nhà dễ chịu.
+ Bằng kinh nghiệm cảm quan trực tiếp, trong điều kiện vật liệu và kinh tế hạn chế những tấm giại và liếp sáo đã là cái điều hòa lý thú. Những thanh tre nữa đan thưa của ngại và liếp sáo đã cản độ sáng chói chuyển thành sáng dịu trong nhà, cùng với những khoảng trống hẹp khác ở xung quanh nhà vẫn làm cho không khí trong nhà luôn chuyển động khiến ngôi nhà luôn được thoáng đãng và chống được ẩm mốc.
+ Hệ thống cách nhiệt được tạo bởi các lỗ rỗng của vật liệu và khe hở của xây cất những mái nhà tranh, tường vách đất, giại và liếp sáo bằng tre.
+ Hiên ở mặt nước nhà đóng vai trò như một không gian đệm, một sự chuyển nối giữa trong nhà và ngoài trời, đồng thời cũng là không gian sinh hoạt gia đình hàng ngày. [1]
Nhà ở thời kì thuộc Pháp:
Sự thích ứng điều kiện khí hậu:
Các giải pháp thiết kế theo sinh khí hậu đó là những giải pháp về kiến trúc, cấu tạo, vật liệu, thiết bị, công nghệ do những người thiết kế đề xuất sao cho thích ứng với khí hậu, văn hóa, lao động, tập quán, lối sống phong tục của mỗi vùng và chức năng của mỗi công trình. Đó là những nguyên tắc đã được người Pháp áp dụng một cách triệt để.
Hình 1-16. Nhà ở thời Pháp thuộc.
Thoạt đầu chen chân lên nước ta thực dân đã du nhập một cách thô cứng hai kiểu mẫu kiến trúc có sẵn :kiến trúc trại lính và kiến trúc tòa nhà công sở. Qua thời gian họ đã nhận ra và xác định rõ những khác biệt giữa khí hậu giữa những vùng nhiệt đới cũng ở gần đường xích đạo nhưng ở bờ Nam Địa Trung Hải là nóng-khô còn Đông Dương là nóng ẩm và kiến trúc bản địa khác nhau tương ứng. Mọi sự tìm tòi của họ hướng vào sự đối phó với độ ẩm cao, với bức xạ, với nóng nực, với những cơn mưa rào nhiệt đới.
Hình 1-17. Một góc Hà nội xưa nhìn từ trên cao
Chính vì vậy họ đã sử dụng các phương pháp như: giải pháp thông gió tự nhiên; che nắng, tạo bóng, cây xanh; làm mát; cách nhiệt được thể hiện qua các đặc điểm sau:
+ Sử dụng hệ hành lang, cửa chớp nhằm chống bức xạ và tránh mưa hắt.
Thời kì đầu họ làm hành lang bao quanh nhà sau này họ đã biết chỗ nào cần bố trí hành lang, chỗ nào thì hiên hay ban công. Hành lang nhà cũng có chức năng tương tự như hiên nhà truyền thống Việt Nam.
+ Những cửa chớp bằng gỗ lần đầu tiên được xuất hiện tại Việt Nam, ngày nay đã được áp dụng rộng rãi trong các công trình kiến trúc. Tuy chưa hoàn hảo nhưng đã thích hợp một phần với yêu cầu thông thoáng cho các phòng trong điều kiện nóng ẩm do điều kiện phương tiện kĩ thuật và vật liệu kiến trúc hạn chế , nhưng dần đã trở lên hoàn chỉnh và là một phần không thể thiếu được trong công trình kiến trúc. [15]
Hình 1-18. Biệt thự phong cách miền Trung nước Pháp trên phố Lê Hồng Phong
+ Việc bố trí cửa và cửa sổ các phòng hai bên hành lang khéo léo đảm bảo thoáng gió trong điều kiện gió mùa ở Việt Nam. Thường mở nhiều về hướng Nam, Đông Nam để đón gió tốt vào phòng.
+ Cửa sổ thường làm hai lớp, bên ngoài cửa chớp, bên trong cửa kính để vừa chống bức xạ mặt trời vừa đảm bảo thông thoáng.
Những mái hiên trên cửa sổ đã thực sự che cho phòng khỏi bức xạ của mặt trời chiếu vào nhà và chống mưa hắt vào cửa rất công hiệu.
+Ô văng trên cửa, cửa hãm để chống mưa nắng và thông gió xuyên phòng.
+ Cửa đi, cửa sổ cao giúp thông gió tốt.
+ Tường dày bao che, cách nhiệt tốt.
Hình 1-19. Biệt thự Tân cổ điển đế chế trên phố Trần Hưng Đạo
1.4 Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp luận sau:
- Thu thập những thông tin về vấn đề thiết kế và xây dựng, vi khí hậu , mức độ tiêu thụ điện và gas trong nhà ở thấp tầng.
- Khảo sát thống kê số liệu tiêu thụ năng lượng của một số nhà ở thấp tầng tại Hà Nội.
- Phương pháp nội suy, phương pháp chuyên gia.
- Lựa chọn một khu vực minh họa cho kết quả nghiên cứu
- Tổng hợp, phân tích, đề xuất kiến nghị.
Những vấn đề cần nghiên cứu cần đặt ra
Tóm lại, qua những phân tích, đánh giá những thuận lợi và tồn tại của nhà ở thấp t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status