Những đặc tính của đất, cách ứng sử của đất trên các loại tải khác nhau - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Những đặc tính của đất, cách ứng sử của đất trên các loại tải khác nhau



 Sử dụng công cụ Casagrande dùng để xác định giới hạn nhão bằng cách quay một cần nhỏ để đưa chỏm cầu lên cao 1cm và rơi tự do xuống mặt đế bằng cao su cứng. Để đảm bảo độ rơi của chỏm cầu là 1cm ( 0,394 in) ta cần điều chỉnh độ rơi này trước khi thí nghiệm.
 Lấy khoảng 100g đất đã sấy khô lot qua rây N40 ( 0,42 mm) trộn với một lượng nước vừa đủ nhão trên kính phẳng. cần trộn thật kỹ và ủ để đất hoàn toàn bão hòa.
 Lau ướt chỏm cầu bằng khan ướt, sau đó trét phần đất đã trộn vào chỏm cầu. Khi trét, tránh không để bọt khí hiện diện trong đất, bề dày lớp đất ngay đáy chỏm cầu khoảng 1 cm.
 Dùng dao cắt rảnh vạch một đường thẳng từ trên xuống. Khi vạch luôn luôn phải giữ dao vạch thẳng góc với mặt chỏm cầu. Dao cắt rảnh này chia đất làm hai phần cách xa nhau dưới đáy là 2 mm và bề dày ở hai bên rãnh là 8 mm.
 Quay đều cần quay với vận tốc 2 vòng/giây, chỏm cầu được nâng lên và rơi xuống, sự va chạm giữa chỏm cầu và đế làm cho phần đất hai bên sụp xuống và từ từ khép lại,đến khi nào chiều dài rãnh khép kín này khoảng 1,27 cm ( ½ in) thì ngừng quay. Ghi chỉ số lần quay N này ( số lần rơi).
 Nhanh chóng dùng dao nhỏ lấy một phần đất ( khoảng 10g) ngay chỗ khép kín để xác địng độ chứa nước tương ứng.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Trường Đại Học Mở Tp.HCM
Khoa Xây Dựng Và Điện
--------&-------
THÍ NGHIỆM CƠ HỌC ĐẤT
Tháng 6/2011
Trang 1/27
Thông tin về giảng viên:
Mô tả môn học:
Mục tiêu
§ Cụ thể hóa kiến thức mà sinh viên được trang bị trong môn Cơ học đất,đặc biệt về phương diện thí nghiệm,lấy và sử lý số liệu.
Hình thức thực hiện
§ Giảng viên giới thiệu các thí nghiệm,thao tác thực hiện,lấy số liệu,phân tích và lựa chọn
§ Sinh viên tự thực hiện thí nghiệm,lấy số liệu,đánh giá và lựa chọn.
§ Sinh viên lập báo cáo (trình bày lý thuyết,tiến trình thí nghiệm,kết quả thí nghiệm và nhận xét,đánh giá.
Các tiêu chuẩn sử dụng
- Xác định khối lượng riêng (tải trọng) TCVN 4195:95
- Xác định độ ẩm và độ hút ẩm TCVN 4196:95
- Xác định giới hạn chảy,giới hạn dẻo TCVN 4197:95
- Xác định thành phần cỡ hạt TCVN 4198:95
- Xác định sức chống cắt trên máy cắt phẳng TCVN 4199:95
- Xác định tính nén lún trong điều kiện không nở hông TCVN 4200:95
- Xác định độ chặt tiêu chuẩn TCVN 4201:95
- Thí nghiệm sức chịu tải của đất (CRB) –Trong phòng 22TCN 332-06
thí nghiệm.
Trang 3/27
LỜI MỞ ĐẦU
Cơ học đất là một ngành cơ học ứng dụng nghiên cứu về ứng sử của đất trong tự nhiên. Bởi hầu hết các công trình đều đặt trên mặt đất,muốn cho công trình được tốt,bền, lâu dài và tiết kiệm thì phải nắm rõ về tính chất vật lý của đất.
Cơ học đất là một môn học rất quan trọng, nắm vững kiến thức môn học này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các môn học kế tiếp như thiết kế và thi công nền móng, kết cấu bê tông cốt thép , vvv.
Chúng em đã được thầy hướng dẫn nghiên cứu về vấn đề của môn học đó là những đặc tính của đất, cách ứng sử của đất trên các loại tải khác nhau,cách xác định độ lún ,độ ẩm, dung trọng ,giới hạn chảy và dẻo ...
Được sự hướng dẫn của thầy chúng em đã có một buổi thí nghiệm cơ học đất. Chúng em đã tận mắt chứng kiến những công cụ thiết bị,và tiến hành thí nghiệm.
Chúng em xin Thank thầy vì tất cả những gì thầy đã làm cho chúng em ,những bài giảng,những buổi lên lớp,những giờ thực hành thí nghiệm. Đó không chỉ là những bài giảng giúp chúng em hiểu rõ hơn về môn học mà còn là những kinh nghiệm để chúng em bước vào đời một cách vững vàng hơn của nghề nghiệp mà chúng em đã chọn và đi theo.
Trang 4/27
BÀI THÍ NGHIỆM SỐ 1
XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM
I - MỤC ĐÍCH
Độ ẩm của đất, ký hiệu bằng W,biểu thị bằng tỷ số phần trăm (%) của khối lượng nước thoát ra khỏi mẫu đất khi sấy khô ở nhiệt độ 150oC và khối lượng hật đất trong mẫu đất đem sấy khô.
Độ ẩm của đất là một chỉ tiêu thông dụng và dễ xác định.
Số lượng đất lấy để xác định độ chứa nước tùy thuộc vào loại đất.Tuy nhiên,càng lấy nhiều mẫu thì độ chính xác càng cao.Mỗi mẫu đất cần tiến hành thí nghiệm tối thiểu 2 lần song song với nhau,sau đó lấy giá trị trung bình.
Độ chứa nước được tính theo biểu thức sau:
Trong đó:
mo – trọng lượng lon chứa đất
m1 - trọng lượng lon chứa + đất chưa sấy
m2 - trọng lượng lon chứa + đất đã sấy khô
Giá trị của W thể hiện lượng nước chứa trong đất, giúp cho việc đánh giá trạng thái của đất.
II – DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
Ø Dao vòng cắt đất bằng kim loại không gỉ
Ø Dao cắt gọt đất
Ø Lon nhôm có nắp đậy chứa mẫu đất
Ø Cân điện tử có độ chính xác (0.01-0.1)g
Ø Tủ sấy có điều chỉnh nhiệt độ đến 300 oC
Ø Khay phơi mẫu đất sau khi sấy khô
Ø Thước kẹp.
Trang 5/27
.
III- TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
Xác định trọng lượng hộp nhôm đã sấy khô (mo).
Dùng dao lấy một mẫu đất có trọng lượng 40-80g ở trạng thái tự nhiên cho vào hộp nhôm.
Dùng cân xác định trọng lượng đất và hộp nhôm (m1).
Mẫu đất sau khi cân, đem sấy ở nhiệt độ 105oC.Thời gian sấy tùy thuộc vào loại đất,số lượng và dạng mẫu dùng.Thời gian sấy thường được chia làm ít nhất 2 lần:
§ Sấy lần đầu trong thời gian :
5 giờ - đối với đất sét và sét pha; 3 giờ đối với đất cát và cát pha ; 8 giờ - đối với đất chứa thạch cao và đất chứa hàm lượng hữu cơ lớn hơn 5%.
§ Sấy lại trong thời gian :
1 giờ - đối với đất cát và cát pha ; 2 giờ - đối với đất sét và sét pha , đất chứa thạch cao và tạp chất hữu cơ.
Trang 6/27
Lấy mẫu đất ở tủ sấy ra nên để nguội sau đó đem cân để xác định trọng lượng sau khi sấy khô kể cả hộp nhôm (m2).
Đất không dẻo có thể để nguội ở phòng ẩm , đất dẻo nên để nguội trong bình hút ẩm canxi clorua CaCl2 rồi mới cân.Không nên cân lúc nóng,trước hết có thể vì quá nóng mà ta đặt hộp chứa mạnh tay ,hay vì sức nóng có thể ngăn cản sự chính xác của đòn cân.
IV – KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM.
Ø Bảng ghi kết quả thí nghiệm xác định độ ẩm
Số hiệu mẫu đất
Số hiệu lon nhôm
Trọng lượng lon nhôm
mo(g)
Trọng lượng lon + đất chưa sấy
m1(g)
Trọng lượng lon +đất đã sấy khô
m2(g)
Độ ẩm
W(%)
Giá trị độ ẩm trung bình
Wtb(%)
1
AK1
18.07
142.38
124.14
17.19
16.95
2
AK2
19.01
145.4
127.3
16.71
V – NHẬN XÉT
Qua thí nghiệm ta có được độ ẩm của mẫu thí nghiệm W=16.95%. Độ ẩm của mẩu thí nghiệm tương đối thấp do để khá lâu trong thời gian dài trong phòng thí nghiệm nên mất khá nhiều nước.
Mặt khác công tác thí nghiệm được thực hiện bằng phương pháp truyền thống nên tốn nhiều thời gian khoảng 8h-24h để sấy nên độ chính xác không cao. Đất có độ ẩm thấp dẫn đến khả năng liên kết giữa các hạt kém.Vì vậy cần gia tăng độ ẩm của đất trước khi tiến hành thi công công trình.
Trang 7/27
BÀI THỰC HÀNH SỐ 2
XÁC ĐỊNH DUNG TRỌNG TỰ NHIÊN CỦA ĐẤT
I – MỤC ĐÍCH
Dung trọng tự nhiên của đất là trọng lượng của một đơn vị thể tích đất tự nhiên. Đặc trưng vật lý cơ bản này được ký hiệu là γ và được tính theo g/cm3. Về trị số,dung trọng được tính bằng tỉ số giữa khối lượng đất và thể tích của chúng.
Có nhiều phương pháp xác định dung trọng của đất, trong đó phương pháp dao vòng đơn giản và nhanh chóng cho các loại đất hạt mịn.
II - DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
Dao vòng cắt đất bằng kim loại không gỉ có thể tích chứa đất V
Thước kẹp
Dao cắt gọt đất
Cân điện tử có độ chính xác (0.01-0.1)g
III – TRÌNH TỰ THÍ NGHIỆM
Dùng thước kẹp xác định thể tích chứa đất của dao vòng
Dùng cân xác định trọng lượng của dao vòng
Dùng dao vòng khẽ ấn ngập vào mẫu đất , dùng dao gọt đất xung quanh dao vòng. Trong khi ấn chú ý luôn giữ cho dao vòng thăng bằng . Khi dao vòng ngập hết vào mẫu đất , cắt bỏ phần đất dư thừa trên mặt dao vòng cho ngang bằng với cạnh dao, sau đó lấy tấm kính đậy lên trên .Cắt ngang mẫu đất ở phía dưới dao vòng tương tự như phía trên , sau đó lật ngược dao vòng lại và cũng dùng tấm kính đậy lên trên.
Lau sạch dao vòng , đem cân trọng lượng mẩu đất có dao vòng (trọng lượng dao vòng đã xác định trước), xác định được trọng lượng của mẫu đất , từ đó tính được dung trọng của mẫu đất.
Mỗi mẫu đất cần tiến hành thí nghiệm tối thiểu 2 lần song song nhau ,sau đó lấy giá trị trung bình.
IV – KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
Trọng lượng đơn vị th
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status