Phân tích và đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giao thông vận tải của hộ gia đình khu vực phường Hàng Buồm – Hoàn Kiếm - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Phân tích và đánh giá khả năng tiếp cận dịch vụ giao thông vận tải của hộ gia đình khu vực phường Hàng Buồm – Hoàn Kiếm



MỤC LỤC
 
 
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG iii
DANH MỤC HINH VẼ iv
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU TRA NHU CẦU VẬN TẢI VÀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN 3
1.1. Tổng quan về đô thị và quy hoạch đô thị 3
1.1.1. Khái niệm và phân loại đô thị 3
1.1.2.Quy hoạch đô thị 4
1.2.Giao thông vận tải đô thị 6
1.2.1.Các khái niệm cơ bản về giao thông đô thị 6
1.2.2.Quy hoạch GTVT đô thị 8
1.3.Tổng quan về điều tra nhu cầu vận tải 14
1.3.1. .Mục đích, yêu cầu và nội dung của điều tra trong Quy hoạch và Quản lý
GTVT đô thị 14
1.3.2. Điều tra nhu cầu vận tải 17
 
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI, GIAO THÔNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI VÀ PHƯỜNG HÀNG BUỒM - HOÀN KIẾM 20
2.1. Tổng quan về Hà Nội 20
2.1.1. Sơ lược về vị trí, điện tích, dân số, thủy văn của thành phố Hà Nội 20
2.1.2 Quy hoạch tổng thể thủ đô Hà Nội 22
2.1.3 Khái quát quy hoạch phát triển giao thông vận tải thủ đô Hà Nội. 26
2.2. Tiềm hiểu chung về mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội và vận tải hành
khách công cộng 30
2.2.1 Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ 30
2.2.2. Hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh 33
2.2.3 Hiện trạng hệ thống vận tải đô thị 35
2.2.4. Đánh giá chung về hệ thống GTVT thành phố Hà Nội 41
2.3. Giới thiệu chung về phường Hàng Buồm 42
2.3.1.Giới thiệu chung về khu phố cổ 42
2.3.2.Phường Hàng Buồm 45
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN
DỊCH VỤ GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH PHƯỜNG HÀNG BUỒM - HOÀN KIẾM 54
3.1. Khái quát về cuộc điều tra 54
3.1.1. Đối tượng, mục đích và phương pháp điều tra 54
3.1.2.Các bước chuẩn bị điều tra 54
3.1.3. Quá trình điều tra 55
3.1.4. Quá trình xử lý thông tin 55
3.1.5. Nhưng thuận lợi và khó khăn 55
3.2. Kết quả điều tra về khả năng tiếp cận dịch vụ VT HKCC phường Hàng Buồm
3.2.1. Đất ở 56
3.2.2. Thu nhập 58
3.2.3. Các hình thức tiếp cận thông tin về dịch vụ GTVT của các hộ gia đình 60
3.2.4. Điều kiện để hộ các gia đình có thể tiếp cận với dịch GTVT 61
3.2.5. Phương tiện các hộ gia đình thường xuyên sử dụng đi lại 64
3.3. Kết luận về khả năng tiếp cận dịch vụ GTVT của các hộ gia đình phường Hàng Buồm – Hoàn Kiếm 71
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 76
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uật lệ giao thông và ý thức chấp hành luật lệ giao thông cho toàn thể cộng đồng.
Phát triển hệ thống giao thông tĩnh, chú ý đến các bến xe liên tỉnh, bến xe tải phục vụ giao thông đối ngoại và các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe công cộng trong khu vực đô thị.
Quy hoạch mạng lưới giao thông đường sắt
Theo quy định số 108/QĐ – TTG ngày 20/06/1998, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt dự án xây dựng hệ thống đường sắt trên cao Hà Nội đến năm 2020 gồm 8 tuyến:
Ngọc Hồi – Văn Điển – Giáp Bát- Hà Nội – Gia Lâm – Yên Viên
Hà Đông – ngã tư Sở Hà Nội
Hà Nội – Kim Mã – Bưởi – Hoàng Quốc Việt – sân bay Nội Bài
Cầu Long Biên – ô Cầu Dền – ô Chợ Dừa – Cầu Giấy – Diễn
Kim Mã – Láng Trung – SVĐ Quốc Gia – Láng Hòa Lạc
Giáp Bát – Linh Đàm – Mễ Trì – Mai Dịch – Nam Thăng Long
Cổ Bi – Sài Đồng – Gia Lâm – Kim Mỗ
Quy hoạch cảng sân bay
Trong quy hoạch điều chỉnh sân chung Thủ đô được chính phủ phê duyệt đã xác định Hà Nội có 4 sân bay:
Sân bay quốc tế Nội Bài
Sân bay Miếu Môn là sân bay dự bị cho sân bay Nội Bài
Sân bay Gia Lâm là sân bay dự bị
Sân bay Bạch Mai chủ yếu dùng cho quân sự
Quy hoạch giao thông đường sông
Quy hoạch luồng tàu: quy hoạch tổng thể luồng tàu kết hợp với điều chỉnh và xây dựng các công trình bảo vệ cho 2 tuyến sông Hồng và sông Đuống . chiều rộng luồng tàu là 50m đối với chiều 2 luồng.
Các bến cảng: Nâng cấp kết hợp xấy dựng mới để đến năm 2020 khu vực Hà Nội có 7 cảng trên bến sông Hồng và 2 cụm cảng trên sông Đuống. Bến tàu khách chính sẽ được chọn ở vị trí bến Lương Yên.
2.2. Tiềm hiểu chung về mạng lưới giao thông đường bộ Hà Nội và vận tải hành khách công cộng.
2.2.1 Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ
Đường bộ đối ngoại.
Hà Nội là đầu mối giao thông của các tuyến đường bộ đối ngoaị: QL5, QL18, QL1, QL3, QL2, QL32, QL6, đường Láng - Hoà Lạc, tạo nên các trục hướng tâm nối thủ đô Hà Nội với các thành phố và các tỉnh lân cận. Đây là các tuyến đường tạo nên mối liên hệ từ thủ đô Hà Nội đi các trung tâm dân cư của cả nước.
QL5,QL8, QL1 và đường Láng – Hoà Lạc đã được mở rộng hay xây dựng tuyến tránh với quy mô 4-6 làn xe, các tuyến khác vẫn còn sử dụng các đường hiện tại (2- 4 làn xe).
Các tuyến đường vành đai.
Vành đai 1:
Bắt đầu từ phố Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt - Kim Liên - Đê La Thành - Ô Chợ Dừa - Giảng Võ - Ngọc Khánh - Liễu Giai - Hoàng Hoa Thám-đường Lạc Long Quân - đường đê Hữu Sông Hồng - Trần Khát Chân, vành đai này khép kín với chiều dài 23km.Hiện nay rất nhiều tuyến phố trên vành đai đang được cải tạo, mở rộng với nhiều hạng mục quan trọng như đường Đại Cồ Việt – Trần Khát Chân. Kim Liên…
Đoạn Trần Khắc Chân, Đại Cồ Việt, Kim Liên đang là tuyến đường thí điểm tách làn xe ( hiện nay có 8 làn xe), Đoạn Kim Liên – Phạm Ngọc Thạch nay đã được mở rộng, tuy nhiên nhiều đoạn trên vành đai vẫn là đường 3 làn xe nhỏ và hẹp(Đê La Thành).
Vành đai 2:
Bắt đầu từ dốc Minh khai - Ngã tư Vọng - Ngã tư Sở - Đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Lạc Long Quân - đê Nhật Tân và vượt sông Hồng từ vị trí xã Phú Thượng sang xã Vĩnh Ngọc, qua Đông Hội, Đông Trù, Quốc lộ 5, theo quy hoạch vượt sông Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai, vành đai có chiều dài là 38,4 km . Hiện tại đại đa số các đoạn là đường hẹp chỉ có 1-2 làn đường chưa được cải tạo nâng cấp, đường Láng đã được mở rộng thành đường 2 chiều có dải phân cách ở giữa. đường Bưởi đã được mở rộng và cải tạo 1 số đoạn
Vành đai 3:
Có chiều dài 65 km bắt đầu từ đường Bắc Thăng Long - Nội Bài - Mai Dịch – Thanh Xuân - Pháp Vân - cầu Thanh Trì - Sài Đồng - Cầu Đuống mới – Ninh Hiệp - Nút Đồng Xuân (giao với tuyến đường Nội Bài - Bắc Ninh) – Việt Hưng - đường Bắc Thăng Long - Nội Bài. Hiện tại đoạn Nội Bài - Mai Dịch (21km) đã được xây dựng quy mô 4 làn xe, các đoạn còn lại đang được triển khai xây dựng.
Các cầu đã và đang được xây dựng tại thủ đô Hà Nội: Cầu Chương Dương, cầu Thăng Long, cầu Long Biên, cầu Đuống, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy.
Vành đai 4:
Có tuyến đi cơ bản như sau: từ đông nam thị xã Phúc Yên (xã Chung La huyện Sóc Sơn) – Mê Linh – Thượng Cát – Kim Chung – An Khánh – ga Hà Đông – Ngọc Hồi – Như Quỳnh – Tiên Sơn – Yên Phong – phố Nỉ Trung Giã (giao với quốc lộ 3 tại phố Nỉ) và theo tỉnh lộ 35 nối về điểm đầu vành đai 4 từ Yên Phông sẽ theo đường cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh về điểm đầu tuyến tại xã Chung La. Giai đoạn 2 xây dựng đoạn tuyến phía bắc của vành đai 4 như quy hoạch. Vành đai 4 có tổng chiều dài khoảng 125 Km, quy mô mặt cắt ngang 6 – 8 làn xe với lộ trình thực hiện từ 2010 – 2015
Mạng lưới đường nội đô.
Hạ tầng đường bộ ở trung tâm Hà Nội gồm 326 phố với tổng chiều dài khoảng 276 km, các đường phố hiện tại hầu như đều ngắn và hẹp, chất lượng mặt đường từ trung bình đến xấu. Mạng lưới đường bao gồm cả một vài đường hướng tâm phục vụ cho cả giao thông nội đô và giao thông quá cảnh. Các đường vành đai hiện nay đều không thực hiện được chức năng cần có vì bị ngắt quãng hay không đủ chiều rộng hay các vấn đề khác khó khăn cho giao thông.
Trừ một số con đường xây dựng gần đây có mặt cắt ngang tương đối rộng còn hầu hết các đường đều rất hẹp (cả lòng đường và vỉa hè). Đặc biệt là đường phố cổ có chiều rộng chỉ khoảng 6m – 8m, phố cũ đạt từ 12m – 18m. Khoảng cách giữa 2 nút giao thông ở khu phố cổ chỉ từ 50m – 100m, khoảng cách này ở khu phố cũ từ 200m – 400m dẫn tới tốc độ xe chạy giảm, chỉ đạt từ 17,7 đến 27,7 km/h. Trên các khu phố này có lưu lượng xe lớn, lại là giao thông hỗn hợp bao gồm cả xe thô sơ, xích lô, ô tô và một lượng lớn xe máy và xe đạp.
Tất cả các vị trí giao cắt trong thành phố bao gồm:
Giao cắt giữa đường sắt với đường bộ, kể cả các trục đường bộ chính.
Giao cắt giữa các đường bộ trục chính
Các giao cắt ngày hầu hết là các giao cắt cùng mức gây trở ngại cho giao thông, nhiều nút không có sự điều khiển giao thông.
Về cơ bản, các tuyến hướng tâm chính (phần tuyến nằm sâu trong đô thị) đã được mở rộng, cụ thể như sau:
Đường Giải Phóng đoạn từ Văn Điển – Kim Liên mặt cắt ngang đã được mở rộng tới 38,5 – 42m với 4 đến 6 làn xe cơ giới, mỗi bên có đường cho xe thô sơ rộng 5m – 6m.
Đường Nguyễn Trãi mặt cắt ngang rộng 50 – 60m với 6 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ ở hai bên.
Đường 32 đoạn Cầu Giấy – Xuân Thủy có mặt cắt ngang rộng từ 33 – 50m với 6 làn xe chạy.
Đường Nguyễn Văn Cừ có mặt cắt ngang đảm bảo cho 4 làn xe chạy liên tục và 2 bên đều có làn xe thô sơ rộng 5,5m.
Ngoài ra, đoạn Cầu Chui – Trâu Quỳ mặc dù hiện tại được coi như đường Quốc lộ nhưng do tốc độ đô thị hóa khu vực Sài Đồng nhanh chóng, một loạt các khu công nghiệp, đô thị mới đã và đang được xây dựng nên tính chất đường đô thị đoạn này ngày càng được khẳng định.
Cùng với sự mở rộng các đường đô thị hướng tâm, một số tuyến đư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status