Phương hướng và giải pháp để xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh ở Công ty xây dựng Ngân hàng - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Phương hướng và giải pháp để xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh ở Công ty xây dựng Ngân hàng



Do đặc điểm và nhiệm vụ của Công ty là ngành xây dựng cơ bản, chủ yếu là tham gia thi công xây dựng sửa chữa và đấu thầu các công trình vừa và nhỏ nên máy mọc thiết bị của Công ty tương đối đa dạng, phong phú cả về chủng loại, chất lượng và số lượng. Hiện nay Công ty đang quản lý một lượng máy móc thiết bị lớn bao gồm ô tô, máy cẩu, các loại máy chuyên dụng để phục vụ sản xuất thi công vv.
Trong những năm tới việc đầu tư các phương tiện thiết bị máy móc hiện đại sẽ được Công ty tăng cường hơn nữa để phục vụ cho quá trình thi công xây dựng nhằm tăng năng suất chất lượng và tiến độ công trình rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí nhân công, thuê máy móc vv.Số lượng và tình trạng cơ cấu máy móc thiết bị của Công ty được thể hiện qua Bảng 1 dưới đây.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Đối với các bộ phận kinh doanh nhỏ, có thể áp dụng các mô hình chiến lược sau:
-Chiến lược chi phí thấp-thị trường ngách (hay phân đoạn thị trường thích hợp),
-Chiến lược phân hoá sản phẩm cao-thị trường ngách,
-Chiến lược kết hợp (chi phí thấp- phân hoá cao-thị trường ngách).
Đối với các đơn vị kinh doanh độc lập, quy mô lớn có thể áp dụng các mô hình chiến lược:
-Chiến lược chi phí thấp, tập trung khai thác ưu thế quy mô, thị phần để khẳng định thế mạnh chi phí thấp,
-Chiến lược phân hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu cao,
-Chiến lược kết hợp (chi phí thấp- phân hoá sản phẩm).
4.3.3. Các mô hình lựa chọn chiến lược sản phẩm
4.3.3.1. Chiến lược sản phẩm chuyên môn hoá
Trong nền kinh tế thị trường mọi doanh nghiệp đều xác định phương hướng sản xuất kinh doanh trên cơ sở: “kết hợp chuyên môn hoá với đa dạng hoá sản xuất kinh doanh tổng hợp”. Tuy vậy, để bảo đảm kinh doanh ổn định, xác lập chỗ đứng vững chắc trên thị trường mọi doanh nghiệp đều phải xác định hướng hướng sản phẩm chuyên môn hoá.
Trong lĩnh vực hoạt động đã xác định, chiến lược chuyên môn hoá có thể phát triển theo 3 hướng để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường:
-Chiến lược chi phối bằng chi phí. Đặc trưng của chiến lược này là chi ph cá biệt trên một sản phẩm thấp do tăng khối lượng sản xuất và do các ưu thế của chuyên môn hoá đưa lại.
-Chiến lược khác biệt hoá, nhằm theo hướng tạo và cung cấp một loạt sản phẩm độc đáo cho thị trường.
-Chiến lược chia nhỏ hay hội tụ, được thực hiện thông qua việc tập trung hoạt động của doanh nghiệp vào một phân đoạn đặc biệt của thị trường. Tính chất đặc biệt có thể biểu hiện ở: nhóm khách, một đoạn của gam sản phẩm, một vùng địa lý, một kênh phân phối riêng,...
Dù theo đuổi hướng nào, thì chiến lược sản phẩm chuyên môn hoá cũng luôn tạo các lợi thế và các bất lợi trong thời kỳ chiến lược. Vì vậy, cần theo giỏi và điều chỉnh kịp thời.
4.3.3.2. Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm
Phát triển đa dạng hoá sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh là một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng biến động nhanh chóng theo hướng đa dạng hơn, phong phú hơn và cao cấp hợn Tuy vậy, đa dạng hoá theo hướng nào và đến mức độ nào cho có hiệu quả thì cần tính toán, cân nhắc kỹ:
-Hướng sản phẩm hay ngành chuyên môn hoá của doanh nghiệp,
-Khả năng của doanh nghiệp,
-Xu hướng biến động và các thách thức của môi trường kinh doanh,
-Sức ép cạnh tranh trong nội bộ ngành.
Trên thực tế có hai hình thức thực hiện đa dạng hoá đã được đúc kết:
-Đa dạng hoá đồng tâm, phát triển đa dạng hoá sản phẩm trên nền của sản phẩm chuyên môn hoá.
-Đa dạng hoá kết khối hay tổ hợp, phát triển đa dạng các lĩnh vực kinh doanh có các đặc điểm kinh tế- kỹ thuật khác nhau trong một doanh nghiệp.
4.3.3.3. Chiến lược liên kết sản phẩm
Liên kết là một hoạt động bao quát nhiều mặt hoạt động. Trong phạm vi mô hình chiến lược này chỉ xem xét hoạt động liên kết phát triển sản phẩm. Trong phạm vi nghiên cứu, chiến lược liên kết có thể phát triển theo hai hướng:
-Liên kết về phía thượng lưu nhằm dị biệt hoá(khác biệt hoá) các nguôn cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất- kinh doanh. Hướng liên kết này ở nước ta đã phát triên khá mạnh trong các ngành thuỷ sản, thuốc lá, chè, chế biến ra quả,...
-Liên kết về phía hạ lưu nhằm dị biệt hoá các sản phẩm từ một hay một vài loại nguyên liệu chính ban đầu. Về thực chất đó là hướng phát triển đa dạng hoá các sản phẩm từ nguyên liệu gốc ban đầu.
Phát triển theo hướng nào trong thời kỳ chiến lược này là tuỳ từng trường hợp vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp và quan điểm của lãnh đạo. Mục đích căn bản của mô hình này không chỉ đơn thuần là phát triển sản xuất sản phẩm mà còn nhằm đa dạng hoá sản phẩm và nguồn cung ứng có lợi và vững chắc.
4.3.3.4. Chiến lược sản phẩm kết hợp
Trong thực tế, để tận dụng các cơ hội kinh doanh, tránh các rủi ro và bất lợi trên thị trường, đồng thời khai thác triệt để các khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải áp dụng mô hình chiến lược kết hợp. Nói cách khác, phải khai thác các ưu thế và tránh các rủi ro trong các mô hình chiến lược trên bằng tìm một mô hình phối hợp giữa chúng.
chương II
Thực trạng xây dựng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các ý tưởng chiến lược đã hình thành tại công ty xây dựng Ngân hàng
I. QUá trình phát triển và những đặc điểm kinh doanh chủ yếu của công ty
1. Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty xây dựng Ngân hàng là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định/ giấy phép số 03/QĐ- NH16 ngày 20/01/1993 và số 207/QĐ- NH15 ngày 25/07/1995 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Trụ sở đóng tại Vĩnh Tuy- Hai Bà Trưng- Hà Nội. Nhiệm vụ của công ty lúc đầu là xây dựng các trụ sở chính và kho tàng cho ngành Ngân hàng.
1.1. Giai đoạn tiền thân của Công ty
Trước đây Công ty là một đội thi công các công trình của ngành Ngân hàng có nhiệm vụ đi xây dựng các trụ sở, kho tàng và hầm chứa tiền và kim khí quý của ngành Ngân hàng ở các tỉnh, huyện được Ngân hàng TW giao việc, xây đựng theo mẫu của các Ngân hàng. Do sự bí mật mà các Công ty xây dựng khác không thể đảm nhiệm được về mặt này, đây là những bí mật của ngành mà không thể tiết lộ rộng rãi cho mọi người biết được. Các công trình này chỉ một hay một số người được biết để đảm bảo bí mật cho ngành mà những người này cũng phải được chọn lọc do ngành Ngân hàng hay chính Phủ cho phép hay yêu cầu và những người bắt buộc có liên quan đến công trình.
Những người được biết về công trình phải chịu trách nhiệm trước sự bí mật của công trình đó, có những công trình khi làm xong thì những người được biết về công trình được đưa đến một nơi khác biệt để tránh tiết lộ bí mật. Vì vậy mới tồn tại công ty xây dựng Ngân hàng.
Nhiệm vụ của XN trong giai đoạn này là xây dựng kho tàng bí mật, trụ sở, các hầm chứa , các công trình liên quan đến ngành Ngân hàng và sản xuất bao bì, các hòm chứa đựng phục vụ cho việc đổi tiền ở Miền Nam.
1.2. Giai đoạn từ 1971-1992
Địa chỉ ban đầu của XN là ở ý Yên – Hà Nam
Trong giai đoạn này thì nhiệm vụ của XN vẫn là đi xây dựng các công trình của ngành Ngân hàng.
Vì các công trình của ngành Ngân hàng nếu Giám đốc mà đi thuê ngoài đến khi có sự cố xẩy ra thì những người đó phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước ngành Ngân hàng và nhà nước về sự mất mát đó cho nên các công trình của các Ngân hàng thuộc các tỉnh, huyện đều giao cho XN xây dựng.
*Sơ đồ bộ máy quản lý của XN gồm có:
-Một Giám Đốc
-Một phó Giám Đốc
-Một phòng tổ chức hành chính
-Một phòng tài vụ
-Một phòng kỹ thuật
-Ba đội nề
-Một xưởng mộc
-Một tổ bê tông cốt thép
-Một phòng vật tư
-Một xưởng gạch lát( vì trong giai đoạn này gạch lát đang là gạch bao cấp)
Các phòng đều có một trưởng phòng và một phó ph...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status