Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH - ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT ĐỂ DOANH NGHIỆP TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN 3
I, Khái niệm và ý nghĩa của hiệu quả: 3
1. Khái niệm.3
2. Ý nghĩa.3
3, Các khái niệm hiệu quả: 3
II, Hiệu quả kinh tế và vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh 6
1, Khái niệm và bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh: 6
1.1, Khái niệm: 6
1.2, Bản chất: 8
2, Đặc điểm của hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh: 9
3, Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp nước ta hiện nay: 11
III, Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và phương pháp tính toán các chỉtiêu hiệu quả kinh tế sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp 14
1, Cơ sở xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh 14
2, Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh: 15
2.1, Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp: 16
2.1.1, Các chỉ tiêu doanh lợi: 16
2.1.2, Các chỉ tiêu tính hiệu quả kinh tế: 17
2.2, Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh bộ phận: 18
2.2.1, Hiệu quả sử dụng vốn: 19
2.2.2, Hiệu quả dụng lao động: 21
2.2.3, Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu: 23
2.2.4, Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh ở từng bộ phận bên trong doanh nghiệp: 24
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY THĂNG CÔNG TY THĂNG LONG - BỘ QUỐC PHÒNG. 24
I, Giới thiệu qua về Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng 24
1, Quá trình hình thành và phát triển: 25
2, Chức năng, nhiệm vụ của Công ty: 25
3, Cơ cấu tổ chức của Công ty: 25
II, Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Thăng Long -Bộ quốc phòng 26
1, Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh, tính chất sản phẩm: 26
2, Cơ cấu tổ chức của Công ty: 27
3, Đặc điểm về công nghệ và máy móc thiết bị của công ty: 29
4,Đặc điểm về lao động: 29
5, Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng: 30
III, Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng 31
1, Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 31
1.1, Chỉ tiêu doanh thu 31
1.2, Chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách 33
1.3, Nguồn vốn kinh doanh 36
1.4, Chỉ tiêu chi phí 38
2, Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 40
2.1, Xét chi tiêu tổng hợp 40
2.1.1, Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 40
2.1.2, Mức doanh lợi 41
2.2, Xét theo chỉ tiêu bộ phận 43
2.2.1, Hiệu quả sử dụng vốn 43
3, Thành tựu đạt được 49
4, Những tồn tại và nguyên nhân 52
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY THĂNG LONG BỘ QUỐC PHÒNG 53
I, Phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2001 53
1. Tổ chức sản xuất kinh doanh.53
2, Công tác tài chính kế toán: 55
3, Chỉ tiêu kế hoặch: chỉ tiêu cụ thể. (bảng 16) 55
II, Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng. 55
1, Nhà nước: 55
2, Quân khu thủ đô: 57
3, Công ty Thăng Long: 57
3.1, Một số yêu cầu chủ yếu đối với việc đánh giá và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doannh của doanh nghiệp: 57
3.2,Cung cấp đầy đủ vốn lưu động để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của công ty và sử dụng hợp lý nguồn vốn lưu động này. 58
3.3, Cải tiến và đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất: 62
3.4, Nâng cao trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể, cá nhân người lao động: 64
3.5, Tăng cường công tác nghiên cứu và nở rộng thị trường của công ty: 67
3.7, Hoàn thiện công tác tổ chức - quản lýsản xuất: 72
3.8, Mở rông, duy trì, phát triển và nâng cao chất lượng và trình độ của cách khoán -quản: 73
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

áp nhằm giảm số lao động gián tiếp này.
5, Đặc điểm về nguyên vật liệu sử dụng:
Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng bao gồm các đơn vị thành viên (2 chi nhánh, 3 Xí nghiệp, 3 Phân xưởng trực thuộc và các phòng ban) với nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh như đã xem xét ở phần II.1. Chính vì thế mà nguyên vật liệu sử dụng trong công ty là rất đa dạng, phong phú. Trong công ty thì sản phẩm của đơn vị này lại có thể là nguyên vật liệu cho một vài đơn vị khác, điều này có thể phát huy nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty. Thực tế nguyên vật liệu trên thị trường có sự cạnh tranh rất mạnh cả về chất lượng và giá cả nên đa phần các đơn vị mua nguyên vật liệu trên thị trường vì mục đích có lợi cho đơn vị mình, nhưng chính điều này lại ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn công ty cho nên công ty cần có biện pháp để giải quyết vấn đề này, tạo mối quan hệ hợp tác giữa các thành viên...
III, Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng
1, Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Muốn đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh trước hết phải đánh giá được các kết quả cũng như yếu tố đầu vào.
1.1, Chỉ tiêu doanh thu
Thực trạng doanh thu của Công ty Thăng Long - Bộ quốc phòng từ năm 1998 đến nay được thể hiện qua các số liệu sau:
Bảng 2: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của
Công ty Thăng Long
Năm
Tổng doanh thu kế hoạch (triệu đồng)
Tổng doanh thu thực hiện (triệu đồng)
Tỷ lệ % thực hiện
Tốc độ doanh thu (%)
1998
130.000
132.000
101,54
1999
135.000
140.000
103,7
106,06
2000
150.000
167.691
111,33
119,78
Dự kiến 2001
163.000
Qua số liệu trên ta thấy rằng từ năm 1998 đến nay cả doanh thu so với kế hoạch và doanh thu thực tế đều tăng. Năm 1998 tổng doanh thu thực hiện là 132.000 triệu đồng và so với kế hoạch là tăng 1,54%. Năm 1998 tổng doanh thu thực hiện là 140.000 triệu đồng so với kế hoạch tăng 3,7%. Tốc độ tăng doanh thu năm 1999 so với 1998 là 106,06% tương đương với 8.000 triệu đồng. Đến năm 2000 doanh thu của Công ty đã tăng lên đáng kể so với kế hoạch và so với năm 1999. Tổng doanh thu của Công ty đạt được năm 2000 là 167.691 triệu đồng, so với năm 1999 tăng 27.691 triệu đồng tương đương 19,78%. Tỷ lệ doanh thu thực hiện so với kế hoạch năm 2000 là 111,33% tăng so với kế hoạch là 17.691 triệu đồng (11,33%).
Ta có thể biểu diễn tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của Công ty qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Kế hoạch thực hiện doanh thu của Công ty từ năm 1998-2000.
Nguyên nhân của việc tăng doanh thu cả so với kế hoạch và so với thực hiện từ năm 1998 đến nay của Công ty là do:
- Năm 1998 Công ty đã sử dụng tốt các dây chuyền sản xuất được đầu tư mới từ năm 1997 đồng thời có bổ sung thêm một số dây chuyền sản xuất phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty từ đó làm cho kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty nâng lên. Chính vì vậy mà doanh thu thực hiện của Công ty so với kế hoạch tăng 1,54% tương đương với 2000 triệu đồng.
- Năm 1999 Công ty vẫn phát huy được ưu điểm của năm 1998 đó là sử dụng có hiệu quả các dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó Công ty còn phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị, khuyến khích các đơn vị tận dụng mọi nguồn lực để phát triển sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy mà tổng doanh thu của Công ty năm 1999 là 140.000 triệu đồng tăng so với kế hoạch là 5000 triệu đồng (tương ứng là 3,7%) và tăng so với năm 1998 là 8000 triệu đồng (tương đương 6,06%).
- Năm 2000 tổng doanh thu của Công ty đạt khá cao (167.691 triệu đồng) tăng so với kế hoạch là 17.691 triệu đồng (tương đương 11,33%). Tốc độ tăng doanh thu so với năm 1999 kế hoạchá cao (119,78%), tăng lên 27.691 triệu đồng (tương đương 19,78%). Năm 2000 đạt được kết quả này là do:
+ Công ty vẫn phát huy và tận dụng những ưu điểm của năm 1999. Bên cạnh đó Công ty đề ra các giải pháp khắc phục khó khăn đã xảy ra trước đó để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Công ty thực hiện tổ chức lại sản xuất ở các xí nghiệp, bộ phận sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài như giải thể bộ máy hành chính của XN81. Công ty trực tiếp quản lý điều hành sản xuất ngay từ đầu năm làm cho cán bộ công nhân viên yên tâm lao động sản xuất.
+ Đảng uỷ, ban giám đốc Công ty và tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty đoàn kết, nhất trí, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, xây dựng Công ty vững mạnh toàn diện.
+ Lãnh đạo Công ty đã quyết tâm thực hiện tổ chức lại sản xuất tại 3 phân xưởng: cơ khí, carton, nhựa, thực hiện cơ chế khoán quản trị 3 phân xưởng này và thí điểm khoán đối với XN56. Chính thực hiện cơ chế khoán, quản đã nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị góp phần kết quả hoạt động của toàn Công ty
1.2, Chỉ tiêu lợi nhuận và nộp ngân sách
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của kinh doanh. Đó là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí.
Tình hình về lợi nhuận của Công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 3: Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ năm 1998-2000 (đơn vị tính triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 1999 so với năm 1998
Năm 2000 so với năm 1999
Tổng doanh thu
132.000
140.000
167.691
8.000
27.691
Các khoản giảm trừ (thuế doanh thu, xuất khẩu)
30.000
40.000
42.000
10.000
2.000
Doanh thu thuần
102.000
100.000
125.691
-2.000
25.691
Giá vốn hàng bán
99.200
97.000
122.476
-2.200
25.476
Lợi nhuận gộp
2.800
3.000
3215
200
215
Chi phí bán hàng
400
500
415
100
-85
Chi phí quản lý doanh nghiệp
600
600
450
0
-150
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
1.800
1.900
2.350
100
450
Lợi nhuận hoạt động tài chính
100
80
60
-20
-20
Lợi nhuận hoạt động bất thường
0
20
-50
20
-70
Tổng lợi nhuận trước thuế
1.900
2.000
2.360
100
360
Lợi nhuận phụ thuộc vào các khoản làm tăng lợi nhuận như doanh thu và các khoản làm giảm lợi nhuận như giá vốn hàng bán các loại chi phí
Sự tăng giảm các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận được thể hiện
So với năm 1998 lợi nhuận năm 1999 đã tăng lên 100 triệu đồng. Lợi nhuận năm 2000 so với năm 1999 tăng lên 360 triệu đồng. Điều này do ảnh hưởng của các nhân tố:
- Doanh thu thay đổi doanh thu thường có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận khi doanh thu tăng sẽ làm lợi nhuận tăng và ngược lại nếu các yếu tố khác không đổi. Doanh thu năm 1999 so với năm 1998 tăng 8000 triệu đồng làm lợi nhuận tăng lên 27.691 triệu đồng vào năm 1999. Doanh thu năm 2000 so với năm 1999 tăng lên 27.691 triệu đồng do đó làm cho lợi nhuận của năm 2000 tăng lên so với năm 1999 là 27.691 triệu đồng.
- Các khoản giảm trừ có ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận. Chính vì vậy năm 1999 so với năm 1998 khoản giảm trừ tăng 10.000 triệu đồng làm cho lợi nhuận của năm 1999 giảm đi 10.000 triệu đồng so với năm 1998. Còn năm 2000 lợi nhuận giảm so với năm 1999 là 2.000 triệu đồng do các khoản giảm trừ của năm 2000 tăng so với năm 1999.
-Do ảnh hưởng của giá vốn hàng bán thay đổi: đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nếu giá vốn càng tăng thì lợi nhuận...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status