Hoàn thiện quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện quy trình xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ở Công ty văn phòng phẩm Hồng Hà



Trong hơn 40 năm xây dựng và phát triển. Với nhiều thành tích nổi bật, năm 1960, Công ty Văn, phòng phẩm Hồng Hà đã được vinh dự đón Bác Hồ về thăm.
Công ty đã được tặng thưởng:
- Huân chương lao động hạng ba.
- Huân chương quân công hạng Ba về thành tích 10 năm bảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội.
- Nhiều bằng khen, giấy khen, của bộ công nghiệp, Bộ công nghiệp nhẹ, Tổng liên đoàn lao động Việt nam, Tổng công ty giấy Việt Nam, Thành phố Hàn nội.v.v
- Các sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt nam chất lượng cao” 5 năm liền: từ 1998 – 2002.
- Sản phẩm giấy vở, năm 2002 được bình chọn vào “Top 5” sản phẩm được người tiêu dùng ưu chuộng nhất ngành giấy Việt nam.
- Tất cả các sản phẩm của Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà được xếp vào “Top 100 - sản phẩm được người tiêu dùng ưu thích nhất năm 2001”
Công ty đã được Tập đoàn Chứng nhẫn phù hợp tiêu chuẩn quốc tế QMS cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iên tục và chịu mọi rủi ro.
Cải tiến sản phẩm thường ít rủi ro hơn, Công ty phải đưa ra một sản phẩm hoàn toàn mới mà hoàn thiện những sản phẩm đã có.
Đổi mới sản phẩm, công nghệ khác với đổi mới động cơ đổi mới và cải tiến sản phẩm trong khi đổi mới và cải tiến sản phẩm, mở rộng thị trường là mục tiêu chính thì đổi mới công nghệ nhằm chủ yếu là giảm chi phí hay nâng cao chất lượng sản phẩm. Đổi mới công nghệ không phải là lúc nào cũng đòi hỏi nghiên cứu khoa học - kỹ thuật cơ bản, nhưng phải cần các kỹ năng để khai thác được các thành tựu khoa học mới.
IV. Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Mục đích, yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch.
Trong giai đoạn hiện nay công tác xây dựng kế hoạch trước hết phải đựa vào thị trường, nhiệm vụ nhà nước giao, yếu tố cơ bản chính là thị trường sẽ chi phối kế hoạch, nói cách khác là sản phẩm của chúng ta có tiêu thụ được hay không và có được thị trường chấp nhận hay không, cũng có nghĩa là kết quả sản xuất kinh doanh chính là phụ thuộc vào yếu tố này. Do vậy, kế hoạch đưa ra là phụ thuộc vào định hướng mục tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Để phát triển doanh nghiệp một cách bền vững thì công tác kế hoạch có một vị trí hết sức quan trọng, nó đề ra cho các doanh nghiệp một hướng đi một chiến lược kinh tế đúng đắn, trên cơ sở kế hoạch định hướng này các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng nă, từng quý, để thực hiện bước đi của mình.
Công tác kế hoạch phải thực sự là một công cụ để quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, do vậy cần xây dựng đầy đủ các nội dung của công tác kế hoạch bao gồm: kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tài chính, lao động... với mục đích là doanh nghiệp có lợi nhuận để tích luỹ phát triển đồng thời không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên. Lợi nhuận là một trong những tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.
Cùng với việc xây dựng kế hoạch cần có các biện pháp đánh giá, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện nhiệm vụ kế hoạch nhằm xử lý và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện.
2. Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
2.1. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Xây dựng kế hoạch là phương pháp tiếp cận hợp lý để đạt được các mục tiêu kinh doanh. Quá trình thực hiện các kế hoạch lại diễn ra trong tương lai dưới sự tác động qua lại của các yếu tố: mục tiêu, thời gian và các tiền đề, căn cứ xây đựng và thực hiện kế hoạch đó. Tương lai thường là yếu tố bất định nếu thời gian của bản kế hoạch càng dài thì các tiền đề, căn cứ có thể không rõ ràng, các mục tiêu càng khó xác lập và những vấn đề khác của việc xây dựng kế hoạch có thể tăng lên. Do đó, trong công tác xây dựng kế hoạch, ngoài việc xác định hợp lý thời gian của kế hoạch còn phải xác lập các tiền đề và căn cứ vững chắc.
2.1.1. Các định hướng phát triển, các chính sách, chế độ của Nhà nước.
Tuy doanh nghiệp hoàn toàn chủ động và tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch nhưng lại bị giới hạn và bị động đối với chế độ chính sách của Nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp phải luôn chủ động trong cập nhật thông tin và phải bám sát các chính sách của Nhà nước cũng như áp dụng vào trong việc xây dựng kế hoạch. Chính các căn cứ này sẽ góp phần làm cho bản kế hoạch được hợp pháp và đúng hướng.
2.1.2. Các kết quả nghiên cứu, phân tích và dự báo về nhu cầu thị trường và các hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Đây là căn cứ quan trọng để làm cho kế hoạch đưa ra đảm bảo nguyên tắc thị trường, không xa rời thực tế và mang lại tính khả thi cao. Yêu cầu của việc xây dựng kế hoạch là phải xác định quy mô, cơ cấu, nhu cầu đối với từng loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau của doanh nghiệp, có tính đến sự tác động của các nhân tố làm tăng hay giảm nhu cầu.
2.1.3. Kết quả phân tích và dự báo về tình hình sản xuất - kinh doanh về các khả năng và nguồn lực có thể khai thác.
Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh thời kỳ trước và dự báo khả năng tương lai ứng với các nguồn lực có thể sẽ góp phần làm tăng tính khả thi của các phương án kế hoạch. Trọng tâm phân tích sẽ cần tập trung vào các chỉ tiêu chất lượng, hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.4.Hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật:
Đây là cơ sở quan trọng kỹ thuật của công tác xây dựng kế hoạch trong doanh nghiệp. Hệ thống định mức của doanh nghiệp phải gắn bó và phù hợp với hệ thống tiêu chuẩn và định mức của ngành và nền kinh tế quốc dân và luôn phù hợp với chu kỳ kinh doanh.
2.1.5. Kết quả nghiên cứu và ứng dụng của thành tựu của tiến bộ kỹ thuật - Công nghệ, hợp lý hoá sản xuất.
Đây là căn cứ hàng đầu cho xây dựng phương án sản xuất, kế hoạch dự trữ... để tránh khỏi sự lạc hậu và bị bất lợi trong cạnh tranh. Căn cứ này thường gắn với kế hoạch đầu tư, phát triển sản xuất đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường về số lượng cũng như chất lượng các sản phẩm và dịch vụ.
2.2. Các bước xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Bước1: Nhận thức cơ hội kinh doanh.
Đây là bước quan trọng và thuộc khâu chuẩn bị trong công tác xây dựng kế hoạch. Trong bước này, doanh nghiệp phải thực hiện một loạt các phân tích và dự báo nhằm nhận biết các cơ hội dựa trên sự hiểu biết và những thông tin về thị trường, sự cạnh tranh, quy mô và cơ cấu nhu cầu của khách hàng, điểm mạnh và điểm yếu và các khả năng, nguồn lực của doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định các mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát này tuỳ từng trường hợp vào từng thời kỳ kế hoạch: Trong thời kỳ giài hạn, đó là các mục tiêu định hướng chiến lược, trong ngắn hạn, đó là các mục tiêu cụ thể hơn. Nhưng các mục tiêu này có điểm chung là có tính hướng đích, có trật tự ưu tiên, gắn với thời điểm tiến hành....
Bước 3: Xác định các căn cứ
Đây là bước quan trọng trong quá trình xây dựng kế hoạch, nó liên quan trực tiếp đến kết quả phân tích và dự báo về môi trường, điều kiện kinh doanh và nội bộ doanh nghiệp. Các dự báo quan trọng có liên quan đến: loại thị trường, số lượng và cơ cấu sản phẩm, các triển khai kỹ thuật - công nghệ, chính sách tài chính, môi trường chính trị pháp luật, xã hội.... Do tương lai là yếu tố bất định nên các giả thiết, căn cứ môi trường liên quan đến môi trường trong khi xây dựng kế hoạch có thể phù hợp hay khong phù hợp. Vì vậy các căn cứ sử dụng trong bản kế hoạch cũng phải được giới hạn theo các giả thiết có tính chất chiến lược hay ngắn hạn.
Bước 4: Xây dựng các phương án kinh doanh
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, chúng ta có nhiều phương án lựa chọn. Nhưng vấn đề quan tâm ở đây là phải xác định được những phương án có nhiều triển vọng nhất chứ không phải là xây dựng thật nhiều...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status