Báo cáo Tìm hiểu về cáp quang dùng trong viễn thông - pdf 18

Download miễn phí Báo cáo Tìm hiểu về cáp quang dùng trong viễn thông



Cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hay nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu
Cáp quang dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ác công trình Viễn thông - Công nghệ thông tin.
Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông.
Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên.
Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn BCVT Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.
CÁC DỊCH VỤ CỦA VIỄN THÔNG ĐỒNG XUÂN
♦ Dịch vụ Viễn thông:
Dịch vụ điện thoại cố định
Dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định Gphone
Dịch vụ điện thoại di động Vinaphone
Dịch vụ gia tăng của tổng đài điện thoại
Dịch vụ điện thoại 171, 1717
Dịch vụ truyền số liệu, thuê kênh riêng
♦      Dịch vụ Internet
Dịch vụ VNN Internet
Các dịch vụ gia tăng trên internet
Dịch vụ Internet FiberVNN
Dịch vụ MegaVNN
Dịch vụ MegaWAN
♦     Dịch vụ Nội dung
Dịch vụ giải đáp thông tin kinh tế xã hội: 1080
Dịch vụ tư vấn trực tuyến: 1088
Dịch vụ hộp thư thông tin tự động: 8011xxx
Dịch vụ giải trí truyền hình
Dịch vụ bản tin ngắn SMS
PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP
1. GIỚI THIỆU VỀ CÁP QUANG
1.1 Giới thiệu
Năm 1966 nhà vật lý học người Mỹ gốc Hoa Charles Kuen Keo và đồng nghiệp phát minh ra sợi quang , sợi quang đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của khoa học trong đó có ứng dụng trong truyền dẫn viễn thông
Sợi cáp quang truyền ánh sáng có mang thông tin nhờ vào hiện tượng phản xạ toàn phần của ánh sáng trong môi trường lưỡng chiết (chiết xuất của môi trường).
1.2 Khái niệm về cáp quang
Cáp quang là một loại cáp viễn thông làm bằng thủy tinh hay nhựa, sử dụng ánh sáng để truyền tín hiệu
Cáp quang dài, mỏng thành phần của thủy tinh trong suốt bằng đường kính của một sợi tóc. Chúng được sắp xếp trong bó được gọi là cáp quang và sử dụng để truyền tín hiệu trong khoảng cách rất xa
1.3 Cấu trúc của cáp quang
Thành phần chính của sợi dẫn quang là lõi (core) và lớp bọc (cladding). Ngoài ra còn 2 lớp: lớp vỏ sơ cấp (primary) và lớp vỏ thứ cấp (secondary coating).
Hình 1: Cấu trúc sợi quang
Lõi và lớp bọc
Cấu trúc cơ bản của sợi quang gồm có một lớp lõi hình trụ bằng vật liệu thủy tinh có tỉ số chiết suất n1 lớn và bao quanh lõi là lớp bọc hình ống đồng tâm với lõi và có chiết xuất n2 < n1 . Lõi được dùng để dẫn ánh sáng và lớp bọc để giữ ánh sanfsgtaapj trung trong lõi nhờ sự phản xạ toàn phần giữa lõi và lớp bọc. Vật liệu dùng làm lõi và lớp bọc thông dụng nhất là thủy tinh. Loại thủy tinh trong suốt tạ ra các sợi dẫn quang chính là thủy tinh oxit, trong đó dioxit silic là loại oxit thông dụng nhất, nó có chỉ số chiết suất tại bước sóng 850nm là 1,458. Để tạo ra hai loại vật liệu gần giống nhau làm lõi và lớp bọc, tức là tạo ra hai loại vật liệu có chỉ số chiết suất hơi chênh lệch nhau, người ta thêm vào Flo và các oxit khác nhau.
Các loại sợi có lõi và lớp bọc đều là thủy tinh, các sợi này có suy hao nhỏ cho nên chúng đóng vai trò quan trọng và phù hợp với các tuyến thông tin quang cự ly xa và tốc độ cao. Đối với cự ly ngắn (cỡ vài trăm mét), các loại sợi lõi thủy tinh và lớp bọc chất dẻo được sử dụng để giảm chi phí, vì cự ly này cho phép sử dụng sợi suy hao lớn.
Lớp vỏ sơ cấp (primary coating)
Để tránh cọ trầy xước lớp bọc, sợi quang thường được bao bọc thêm một lớp chất dẻo. Lớp vỏ bảo vệ này sẽ ngăn chặn các tác động cơ học vào sợi, gia cường thêm cho sợi, bảo vệ sợi không bị nhăn lượn sóng, kéo dãn hay cọ sát bề mặt chống xâm nhập của hơi nước, mặt khác cũng tạo điều kiện để bọc sợi thành cáp sau này. Lớp vỏ này được gọi là lớp vỏ sơ cấp. Chiết suất của lớp vỏ bọc sơ cấp lớn hơn chiết suất vỏ bọc và chiết suất lõi. Lớp vỏ bọc sơ cấp có nhuộm màu để phân biệt thứ tự sợi.
Lớp vỏ thứ cấp (secondary coating)
Lớp vỏ thứ cấp hay lớp vỏ sợi quang có tác dụng tăng cường sức chịu đựng của sợi quang trước tác động cơ học và sự thay đổi nhiệt độ. Lớp vỏ sợi quang có hai dạng chính: bọc lỏng và bọc chặt.
Dạng bọc lỏng: Các sợi quang sau khi bọc sơ cấp được đặt trong các ống hay các rãnh chữ V trên lõi chất dẻo. Các ống và rãnh có kích thước lớn hơn nhiều so với sợi quang để các sợi quang có thể nằm tự do trong đó. Kỹ thuật bọc lỏng sợi cho phép bảo vệ sợi tránh được các ứng suất bên trong. Mỗi ống hay rãnh có thể chứa một hay một số sợi quang, khoảng trống dư trong ống hay rãnh được độn chất lỏng nhớt
Dạng bọc chặt: Sợi quang sau khi đã bọc vỏ sơ cấp sẽ được bọc thêm lớp chất dẻo ôm sát lớp vỏ sơ cấp, gọi là vỏ bọc chặt. Vỏ bọc chặt sẽ làm tăng lực cơ học của sợi và chống các ứng suất bên trong. Có các cách bọc chất dẻo cho sợi như sau: bọc riêng từng sợi, bọc dạng băng từ 2 đến 12 sợi song song.
1.4 Phân loại sợi quang
Việc phân loại theo sợi quang phụ thuộc vào sự thay đổi chiết suất của lõi sợi được chia làm 3 loại sợi quang thông dụng như sau:
Sợi quang có chiết suất phân bậc (sợi SI: Step-Index):
Đây là loại có chỉ số chiết suất đồng đều ở lõi sợi và khác nhau rõ rệt với chiết suất lớp vỏ phản xạ. Các tia sáng từ nguồn sáng truyền vào sợi quang với góc tới khác nhau sẽ truyền theo những đường truyền khác nhau, tức là truyền cùng vận tốc nhưng thời gian đến cuối sợi sẽ khác nhau. Do đó khi đưa một xung ánh sáng vào đầu sợi do hiện tượng tán sắc ánh sáng nên cuối sợi nhận được một xung ánh sáng rộng hơn. Loại sợi này có độ tán sắc ánh sáng lớn nên không thể truyền tín hiệu số tốc độ cao và cự ly quá dài.
Sợi quang có chiết suất giảm dần (Sợi GI: Gradien-Index):
Sợi GI có phần chiết suất hình Parabol, chỉ số chiết suất cỉa lõi không đều nhau, mà nó thay đổi một cách liên tục giảm dần từ tâm lõi ra ranh giới phân cách lõi-vỏ, nên tia sáng truyền trong lõi bị uốn cong dần. Độ tán sắc của sợi GI nhỏ hơn nhiều so với sợi SI.
Phân loại theo mode truyền dẫn:
Sợi đa mode (MM : Multi Mode)
Sợi đa mode là sợi truyền dẫn đồng thời nhiều mode sóng khác nhau, có thể là đa mode chiết suất phân bậc hay chiết suất giảm dần.
Cấu trúc của sợi đa mode: đường kính lõi a=50µm, đường kính lớp bọc 125µm, độ chênh lệch chiết suất Δ=0,01, chiết suất lõi n=1,46.
Sợi đơn mode ( SI: Single Mode) :
Sợi đơn mode có dạng phân bố chiết suất phân bậc và chỉ truyền một mode sóng trong sợi, do đó độ tán sắc xấp xỉ bằng không.
Thông số cấu trúc của sợi đơn mode: đường kính lõi a=10µm, đường kính lớp bọc 125µm, độ chênh lệch chiết suất Δ=0,003, chiết suất lõi n=1,46
1.5 Đặc điểm của sợi quang.
- Phát : một diot phát sáng (LED) hay laser truyền dữ liệu xung ánh sáng vào cáp quang.
- Nhận : Sử dụng cảm ứng quang chuyển xung ánh sáng ngược thành data.
- Cáp quang chỉ truyền sóng ánh sáng (không truyền tín hiệu điện) nên nhanh, không bị nhiễu và không bị nghe trộm.
- Độ suy hao thấp hơn các loại cáp đồng nên có thể tải các tín hiệu đi xa hàng nghìn km.
- Cài đặt đòi hỏi phải có chuyên môn nhất định.
- Cáp quang với các thiết bị đi kèm rất đắt tiền so với các loại cáp đồng.
1.6 Ưu điểm và nhược điểm của cáp ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status