Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động marketing tại Sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động marketing tại Sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam



MỤC LỤC
 
CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1
1.1. Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 1
1.1.1. Ngân hàng thương mại 1
1.1.1.1. Khái niệm 1
1.1.1.2. Sản phẩm dịch vụ cơ bản của ngân hàng thương mại 3
1.1.2. Chức năng của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường 7
1.2. Marketing với hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 9
1.2.1. Khái niệm Marketing ngân hàng 9
1.2.2. Các đặc điểm và đặc thù của Marketing ngân hàng 11
1.2.2.1. Tính chất của Marketing ngân hàng 11
1.2.2.2. Đặc điểm và đặc thù của Marketing ngân hàng 13
1.3. Nội dung hoạt động Marketing ngân hàng 16
1.3.1. Nghiên cứu thị trường của ngân hàng 16
1.3.2. Xây dựng chiến lược Marketing ngân hàng 19
1.3.3. Công cụ của Marketing ngân hàng 20
1.3.3.1. Chính sách sản phẩm giá cả 20
1.3.3.2. Chính sách phân phối 23
1.3.3.3. Chính sách giao tiếp, khuyếch trương 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 28
2.1. Giới thiệu tổng quan về Sở Giao dịch I 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 28
2.1.2. Cơ cấu tổ chức 31
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh 33
2.2. Thực trạng hoạt động marketing tại Sở giao dịch 37
2.2.1. Công tác nghiên cứu thị trường 38
2.2.2. Chính sách sản phẩm 41
2.2.3. Mạng lưới phân phối và môi trường cung ứng 46
2.2.4. Hoạt động quảng cáo và khuyếch trương 48
2.3. Đánh giá hoạt động Marketing tại Sở GD 49
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 53
3.1. Định hướng phát triển của Sở Giao dịch I trong thời gian tới 53
3.1.1. Định hướng phát triển khách hàng của Sở Giao dịch I
trong thời gian tới 53
3.1.2. Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động chung của Sở Giao dịch I Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 54
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động marketing tại Sở Giao dịch I 56
3.2.1. Nhóm giải pháp điều hành quản trị 56
3.2.2. Các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động marketing 57
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động marketing của
Sở Giao dịch I 66
KẾT LUẬN 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ểu biết; đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá thị trường; phát triển các dịch vụ trung gian…
Thứ ba: hoạt động kinh doanh trong ngân hàng phải tuân thủ thực hiện chính sách tài chính quốc gia, đặc biệt chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất. Ngân hàng cần kế hoạch hoá hoạt động kinh doanh để kết hợp hài hoà việc thực hiện chính sách quốc gia và hoạt động ngân hàng nhằm có lợi nhuận cao
Thứ tư: sự tồn tại song song hai mạng lưới tổ chức tạo sức ép trong việc thực hiện marketing: tổ chức bên trong và đơn vị kinh doanh
Sự hướng tới thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng của các đơn vị kinh doanh thường gặp phải sự cản trở từ tổ chức bên trong. Sự cản trở này vừa có tính tích cực vừa tiêu cực. Việc các tổ chức bên trong luôn giám sát các đơn vị kinh doanh trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước và đơn vị có tác dụng phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hình vi vi phạm. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ gây ra điều tiêu cực: tạo ra sự trì trệ, sợ trách nhiệm, hạn chế nhân viên, từ đó có thể làm mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng
Chương 2: Thực trạng hoạt động marketing tại Sở giao dịch I ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
2.1. Giới thiệu tổng quan về Sở Giao dịch I
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp nói chung, ngân hàng nói riêng là một yếu tố rất quan trọng, nó là một yếu tố ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, đến phong cách làm việc, văn hoá doanh nghiệp. Lịch sử hình thành và phát triển của Sở Giao dịch I gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển củaNgân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã được thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết phát triển Việt Nam trực thuộc Bộ Tài Chính. Do hoàn cảnh thời kỳ này, đất nước vừa tiến hành xây dựng phục hồi sau chiến tranh và đi lên chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc vừa tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, nên nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng là thanh toán và quản lý vốn do Nhà nước cấp cho kiến thiết đất nước, nhằm thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế và hỗ trợ công cuộc chiến đấu và bảo vệ tổ quốc. Thời điểm này hoạt động của ngân hàng nặng về kiểm soát và thanh toán các công trình xây dựng cơ bản hơn là cho vay, các dự án chủ yếu do Nhà nước chỉ định. Hoạt động của ngân hàng không mang bản chất của một ngân hàng.
Vào năm 1981, đất nước đã thống nhất và đang tiến hành xây dựng và phát triển, ngày 24/6 ngân hàng được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo 259QĐ/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) cho phù hợp với tình hình đất nước. Với quyết định này ngân hàng được tổ chức như một doanh nghiệp quốc doanh, nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng vẫn là cấp phát vốn theo dự án cho đầu tư xây dựng cơ bản, ngân hàng chưa thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh
Ngày 14/11/90 theo 401QĐ/HĐBT ngân hàng được đổi tên là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho phù hợp với mô hình ngân hàng hai cấp đang được áp dụng. Tháng 5/1990 hai pháp lệnh về ngân hàng (pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh Ngân hàng hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) ra đời tạo bước ngoặt quan trọng trong hoạt động của toàn hệ thồng ngân hàng. Hai pháp lệnh đã khẳng định hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính…Từ đây Ngân hàng Đầu tư và Phát triển đồng thời thực hiện nhiệm vụ như ngân hàng thương mạivừa thực hiện cho vay theo dự án của Nhà nước. Ngân hàng có chức năng huy động vốn trung và dài hạn trong và ngoài nước để thực hiện cho vay, bên cạnh đó ngân hàng cũng vẫn nhận vốn từ Ngân sách cấp và nhiều dự án theo sự chỉ định của Nhà nước
Từ năm 1995 đến nay, sau khi thực hiện tách một bộ phận cán bộ của ngân hàng để thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển( thực hiện cho vay ưu đãi theo chương trình Nhà nước, trực thuộc Bộ Tài chính), ngân hàng chính thức hoạt động như một ngân hàng thương mại thực thụ, không có các nghiệp vụ cấp phát vốn theo dự án Nhà nước, tuy nhiên các dự án Nhà nước trước đây do ngân hàng cho vay vẫn thuộc ngân hàng quản lý
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay là một trong bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất với khoảng 76 chi nhánh thuộc tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ngoài ra, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển còn có các công ty độc lập, trung tâm đào tạo sự nghiệp có thu, các đơn vị liên doanh: công ty cho thuê tài chính, công ty mua bán nợ, công ty chứng khoán, trung tâm đào tạo, trung tâm công nghệ thông tin, liên doanh bảo hiểm Việt úc, ngân hàng liên doanh Việt Lào…
Sở Giao dịch I là một đơn vị thành viên lớn nhất của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- một ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động đa năng tổng hợp trên mọi lĩnh vực, trên phạm vi toàn quốc đặc biệt trong đầu tư phát triển. Sở Giao dịch I được thành lập theo quyết định số 76/QĐ-TCCB ngày 28/3/1991 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trực thuộc hội sở chính. Quán triệt chủ trương phát huy nội lực thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước của Đảng và Nhà nước, cùng với toàn hệ thống, hơn 10 năm qua Sở Giao dịch đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động bình quân đạt gần 35%/năm, cuối năm 2002 quy mô vốn huy động đạt 8.515 tỷ VND, đưa Sở từ chỗ hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn của Ngân hàng Đầu tư Trung ương đến nay đã tự chủ được nguồn vốn hoạt động. Công tác huy động vốn đã góp phần quan trọng tạo nên uy tín của Sở nói riêng và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung trong các thành phần kinh tế và dân cư. Công tác tín dụng cũng đạt được kết quả khả quan: tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân tăng 29%/năm, các hoạt động tín dụng được mở rộng, tín dụng thương mại được đẩy mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ của Sở. Ngược chiều với tăng trưởng quy mô tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn của Sở qua các năm dần dần được hạ thấp. Sở cũng hết sức chú trọng mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng nhằm tạo thêm tiện ích cho các doanh nghiệp và tăng dần tỷ trọng đóng góp trong tổng thu nhập, các dịch vụ ngân hàng đại lý, kinh doanh ngoại tệ, home banking, chi trả lương… được mở ra và phát triển mạnh mẽ góp phần hỗ trợ hoạt động kinh doanh chính, tăng năng lực phục vụ khách hàng, qua đó tăng khả năng cạnh tranh của Sở. Có được kết quả đó là nhờ sự nỗ lực của cán bộ công nhân viên, ban lãnh đạo của Sở. Cán bộ công nhân viên của Sở có thái độ, tác phong giao dịch văn minh lịch sự, có tinh thần học hỏi, giữa lãnh đạo và nhân viên có sự bàn bạc dân chủ trong việc giải quyết nhu cầu và khó khăn vướng mắc của khách hàng, của Sở. Trong thời gian qua Sở cũng đã c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status