Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính ở Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính ở Việt Nam



MỤC LỤC
Lời nói đầu 2
Chương 1: Lí luận chung về nguồn nhân lực và nguồn nhân lực hành chính.3
I.Khái niệm và các yếu tố của nguồn nhân lực: . 3
1. Khái niệm nguồn nhân lực: .3
2. Các yếu tố cơ bản của nguồn nhân lực: . 3
II. Nền hành chính nhà nước và nguồn nhân lực hành chính: . 5
1. Nhà nước: . 5
2. Nền hành chính nhà nước: . 7
3. Quản lý hành chính nhà nước: . . . 8
4. Nguồn nhân lực hành chính: . 8
4.1.Các thuật ngữ sử dụng trong nguồn nhân lực ở Việt Nam: .9
4.2.Phân loại cán bộ công chức . .13
4.3.Vai trò của nguồn nhân lực hành chính .17
4.4. Chất lượng nguồn nhân lực hành chính và các tiêu chí phản ánh .18
5. Quản lý nguồn nhân lực hành chính . 20
III.Kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực hành chính ở một số nước .22
Chương II: Thực trạng nguồn nhân lực hành chính ở Việt Nam . .27
1. Thực trạng nguồn nhân lực ở các cơ quan hành chính: 27
2. Xu hướng: . .28
3. Tồn tại và yếu kém: . 31
4. Nguyên nhân: . .32
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính . .34
Kết luận . .37
Tài liệu tham khảo . .38
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
4.1.3. Viên chức
Viên chức được hiểu là những người làm việc thông thường và những người có chức vụ trong các cơ quan, tổ chức công hay tư, được hưởng lương theo ngạch, bậc, trình độ và chức vụ. Theo cách hiểu như vậy, khái niệm “viên chức” có nội hàm rộng hơn khái niệm “công chức”, công chức là những viên chức làm việc trong bộ máy công quyền, trong các cơ quan tổ chức nhà nước.
Cũng giống như thuật ngữ công chức, khái niệm công chức trong một quãng thời gian ít đợc sử dụng mà được dùng chung trong cụm từ cán bộ, công nhân viên chức. Thuật ngữ này được chính thức sử dụng trong hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992. Trong luật tổ chức chính phủ năm 2001, tại khoản 1 điều 8, thuật ngữ này được sử dụng khi quy định chính phủ có nhiệm vụ “đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ công chức viên chức nhà nước”.
Theo Nghị định 116/2003/NĐ- CP ngày 10/10/2003, viên chức là công dân Việt Nam, trong biên chế, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một nghạch viên chức hay giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật. Như vậy, viên chức là những nhân viên làm việc trong cơ quan ytế, giáo dục, khao học- công nghệ, văn hoá thông tin, thể dục thể thao, doanh nghiệp… của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, các hội nghề nghiệp, mà lâu nay thường được gọi là công chức sự nghiệp.
4.1.4. Cán bộ công chức xã, phường, thị trấn.
Theo Pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 và theo nghị định số 114/2003/NĐ- CP của Chính phủ về cán bộ công chức nước ta có thêm bộ phận cán bộc công chức cấp xã, bao gồm:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kì gồm các chức vụ: Bí thư, Phó bí thư Đảng uỷ, thường trực đảng, Bí thư, Phó bí thư chi bộ; Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân; Chủ tịch uỷ ban mặt trận tổ quốc, Bí thư đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch hội nông dân và Chủ tịch hội cựu chiến binh.
- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã: trưởng công an; chỉ huy quân sự: văn phòng- thống kê; địa chính- xây dựng; tài chính- kế toán; tư pháp- hộ tịch; văn hoá- xã hội.
4.1.5. Công chức dự bị
Theo pháp lệnh cán bộ công chức sửa đổi, bổ sung năm 2003 và nghị định số 115/2003/NĐ- CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về chế độ công chức dự bị, “công chức dự bị là công dân Việt Nam, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được tuyển dụng để bổ sung cho đội ngũ cán bộ công chức quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh cán bộ công chức ngày 29/4/2003”. Công chức dự bị được phân công làm việc có thời hạn tại các cơ quan tổ chức sau:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Toà án Nhân dân các cấp;
- Viện kiểm soát nhân dân các cấp;
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Uỷ ban nhân dân quận huyện, thành phố trực htuộc tỉnh;
- Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội;
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
4.2. Phân loại cán bộ công chức
Phân loại CBCC là sự phân chia cán bộ công chức ra thành các loại, các hạn ngạch khác nhau theo những nguyên tắc và tiêu chuẩn nhất định
4.2.1. Theo đặc thù và tính chất công việc:
- Công chức lãnh đạo là những công chức giữ cương vị vhỉ huy trong điều hành công việc. Tuỳ theo tính chất công việc ở các vị trí khác nhau mà phân ra công chức lãnh đạo ở cá cấp độ cao thấp khác nhau.
Công chức lãnh đạo được giao những thẩm quyền, trách nhiệm nhất định gắn với chức vụ; được quyền ra các quyết định quản lý, tổ chức và điều hành những người dưới quyền thực hiện công việc.
- Công chức chuyên gia là những người có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao có khả năng nghiên cứu đề xuất những phương hướng, quan điểm và thực thi công việc chuyên môn phức tạp. Họ là những người tư vấn cho lãnh đạo, đồng thời cũng là những nhà chuyên môn tác nghiệp những công việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn nhất định. Loại công chức này phải được đào tạo theo những ngạch, bậc chuyên môn nhất định.
- Công chức thi hành công vụ nhân danh quyền lực nhà nước: là những nười thừa hành công việc, thực thi công vụ chứ không có thảm quyền ra quyết định như các công chức lãnh đạo. Họ được trao những thẩm quyền nhất định trong phạm vi công tác của mình khi làm phận sự, ví dụ: các công chức làm nhiệm vụ cảnh sát thuế vụ, hải quan, thanh tra… khi thực hiên công vụ, học có quyền bắt buộc người khác phải thực hiện pháp luật.
- Các nhân viên hành chính là những người thừa hành nhiệm vụ do công chức lãnh đạo giao phó. Họ là những người làm công tác phục vụ trong bộ máy nhà nước. Bản thân họ có những trình độ chuyên môn kí thuật ở mức thấp nên phải tuân thủ sự hướng dẫn của cấp trên.
4.2.2. Theo trình độ đào tạo:
CBCC được chia theo hạng. Hạng công chức là một tiêu thức chỉ trình độ tổng quát của công chức, nó chỉ rõ công chức có khả năng đảm đương những nhiệm vụ công tác gì trọng bộ máy hành chính nhà nước.
Cơ sở để phân hạng công chức là trình độ năng lực chuyên môn thể hiện qua văn bằng chứng chỉ mà người công chức được cấp sau một quá trình đào tạo.
Việc phân hạng cán bộ công chức phụ thuộc vào trình độ phát triển khoa học- kĩ thuật và trình độ dân trí nói chung. Chẳng hạn, vài ba thập kỉ trước đây, người có văn bằng tốt nghiệp đại học được xếp vào công hcức hạng cao. Nhưng ngày nay, nền giáo dục chung đã phát triển cao hơn, thêm vào đó những thành tựu khoa học- kĩ thuật đã vượt xa trước đây, thì đòi hỏi với người công chức hạng cao lại là những người có văn bằng trên đại học, đồng thời đòi hỏi bề dày kinh nghiệm trong hoạt động quản lý nhà nước.
Ở nước ta, theo Điều 4 của Nghị định số 117/2003/NĐ- CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ, công chức loại A là những người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ chuyên môn giáo dục đại học và sau đại học; công chức loại B là những người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục nghề nghiệp; công chức loại C là những người được bổ nhiệm vào ngạch yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn dưới giáo dục nghề nghiệp.
Việc phận hạng công chức không chỉ căn cứ vào bằng cấp, mà phải xem xét khả năng thực tế, vị trí công tác hiện tại của công chức để sắp xếp quy hoạch đội ngũ. Vì vậy, việc phân loại công chức theo trình độ đào tạo cũng chỉ mang ý nghĩa định tính mà chưa xác định rõ thứ bậc của người công chức.
4.2.3...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status