Hướng giải quyết để phát triển kinh tế du lịch - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Hướng giải quyết để phát triển kinh tế du lịch



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: DU LỊCH LÀ NGÀNH KINH TẾ TỔNG HỢP, 2
1. MỐI QUAN HỆ GIỮA DU LỊCH VÀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ PHỤ TRỢ: 2
2. TÍNH LIÊN VÙNG TRONG KINH TẾ DU LỊCH: 6
PHẦN III: TẦM QUAN TRỌNG CỦA LIÊN KẾT NGÀNH, VÙNG TRONG NGÀNH KINH TẾ DU LỊCH, LỮ HÀNH 9
PHẦN IV: HƯỚNG GIẢI QUYẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH 11
KẾT LUẬN 14
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ắng cảnh, các kỳ quan trên thế giới như : Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, đỉnh Phanxipăng…
Các điểm du lịch Việt Nam đang ngày càng tới gần hơn với khách du lịch quốc tế thông qua các kênh thông tin, báo chí, do vậy việc chào đón lượng khách du lịch ngày một lớn đến Việt Nam là một vấn đề khiến cho các công ty du lịch, lữ hành, kinh doanh khách sạn lưu tâm. Làm sao để tăng được lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày một đông? Làm thế nào để lôi cuốn khách quay trở lại Việt Nam du lịch, giải trí và nghỉ dưỡng?
Để làm được điều đó, ta cần có các sản phẩm du lịch chất lượng tốt, nội dung hấp dẫn, giá cả phù hợp với nhiều đối tượng khách du lịch. Một sản phẩm du lịch được cấu thành bởi nhiều thành phần kinh tế, khi một tour du lịch hòan chỉnh và đến tay khách hàng tức là nó đã có sự tham gia của các ngành vận tải chuyên chở hành khách, ngành khách sạn, ngành kinh doanh ẩm thực, bán đồ lưu niệm, an ninh...
Tuy nhiên nhắc tới du lịch, ta không phải chỉ nhắc tới những chuyến đi du lịch hấp dẫn mà còn nhắc tới những địa danh du lịch, các tài nguyên du lịch, nơi vui chơi giải trí… hay nói cách khác chính là nhắc tới vấn đề tu bổ, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các khu du lịch, do vậy ngành du lịch cũng cần có sự tham gia, liên kết, đóng góp vốn đầu tư của các ngân hàng tín dụng, các cơ quan đòan thể, công ty, doanh nghiệp. Bộ kế hoạch đầu tư cũng cần đưa ra các phương hướng, kế hoạch, chính sách vào các công trình tôn tạo, bảo tồn, xây dựng các khu du lịch và các khu vực có tiềm năng du lịch.
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển, có các cửa khẩu quốc tế và nhiều điểm tham quan du lịch nổi tiếng, đây cũng là vùng có địa hình độc đáo, kỳ vĩ với hơn 2.000 đảo nằm trải dài trên phạm vi 250km bờ biển, chiếm 2/3 số đảo của cả nước, đặc biệt là vùng vịnh Hạ Long và Bái Tử Long đã được UNESCO hai lần công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Với mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch lớn, hiện đại trong nước và khu vực, những năm gần đây, cùng với các nguồn vốn của Tỉnh và nguồn vốn tự có của các doanh nghiệp, các ngân hàng đã không ngừng mở rộng đầu tư vốn, từng bước làm thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi mở ra triển vọng phát triển to lớn cho ngành công nghiệp “không khói” của Quảng Ninh.
Vốn tín dụng đã tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng như khu Biệt thự Tuần Châu; khu du lịch Bãi Dài và các khu trung tâm thương mại tại khu vực Bãi Cháy, cửa khẩu Móng Cái; xây mới, nâng cấp lắp đặt các thiết bị cho các khách sạn, nhà nghỉ và đóng mới tàu du lịch... đồng thời đầu tư hỗ trợ cho các dự án lớn, đối tượng chủ yếu các chủ đầu tư tại địa phương hay các cá nhân vay vốn để nâng cấp khách sạn nhà nghỉ, hay đóng tàu chở khách du lịch. Các dự án lớn mang tầm cỡ quốc gia như cáp treo Yên Tử; khu du lịch Tuần Châu; Hoàng Gia và các khách sạn đầu tư xây dựng mới mang tầm cỡ quốc tế. Tuy nhiên thực tế cho thấy, tỷ trọng vốn tín dụng đầu tư cho ngành du lịch còn rất thấp, tăng trưởng không đều mấy năm gần đây chiếm  bình quân trên dưới 16 %/tổng dư nợ.
Nhắc tới kinh doanh du lịch, ta không thể không nhắc tới việc kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Đây là nơi đón tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, bán hàng cho khách du lịch. Chất lượng tour tốt hay không tốt là do các dịch vụ trong kinh doanh khách sạn, nhà hàng quyết định. Các nhà hàng cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm và nâng cao chất lượng món ăn thêm ngon, hấp dẫn, đặc biệt là các món đặc sản của các địa phương, các vùng miền, nhằm quảng bá ẩm thực Việt Nam tới du khách.
Trong vài năm trở lại đây, kinh doanh khách sạn ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã gặt hái được những “ quả ngọt” với công suất cao do lượng khách quốc tế và lượng khách nội địa ngày càng tăng. Theo ông Thân Hải Thanh, về lâu dài, cả Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều cần xây thêm khách sạn thì mới có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch. Việc Việt Nam gia nhập WTO có tác động mạnh mẽ đến kinh doanh khách sạn ở hai thành phố lớn trên hai mặt: Thứ nhất, đối tượng khách đến tìm hiểu cơ hỏi kinh doanh và đầu tư sẽ tăng lên; thứ hai, các hãng lữ hành quốc tế hoạt động chuyên nghiệp sẽ vào theo lộ trình mở cửa, từ đó, họ sẽ mang thêm nhiều khách du lịch vào Việt Nam.
Cơ hội vẫn còn mở rộng đối với việc đầu tư xây mới khách sạn cao cấp ở TP. Hồ Chí Minh vì đa số các khách sạn trên địa bàn hiện nay rất nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu của khách đoàn. Trong khi đó, khách du lịch quốc tế đều muốn đặt phòng đạt tiêu chuẩn từ 4-5 sao. Tuy nhiên, không phải khách du lịch nào cũng đủ tiền ở khách sạn 5 sao, vì thế cần xây dựng thêm nhiều khách sạn 4 sao.
Dự kiến tới năm 2010, Hà Nội sẽ đón khoảng 2triệu lượt khách du lịch quốc tế và khi đó cần khoảng 7.000 phòng tiêu chuẩn 4-5 sao. Thế nhưng các dự án mới được cấp phéo và chấp thuận đầu tư gần đây, đến năm 2010, Hà Nội mới có khoảng 2.000 phòng khách sạn cao cấp. Hiện nay, với nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, Hà Nội đang đón nhận nhiều dự án xây dựng khách sạn cao cấp với quy mô khá lớn. Chẳng hạn như Tập đoàn Accor (Pháp) vừa chính thức khởi công khách sạn thứ 5 của mình tại Hà Nội là Novotel Hanoi on the Park, nơi được xem là “ khu resort trong lòng thành phố” và là điểm tổ chức hội nghị hàng đầu tại Hà Nội. Hay hàng loạt dự án lớn tập trung chủ yếu quanh khu Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trên đường Phạm Hùng, Mỹ Đình của các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản. Do vậy, việc này được đoán rằng sẽ thu hút khách du lịch tới Hà Nội trong các năm tới.
Hiện nay, trong tìn hình nền kinh tế đang gặp khủng hoảng, lạm phát cao, nhiều người dân quyết định cắt bỏ chi tiêu cho đi du lịch. Do vậy, thực hiện chương trình hành động của ngành du lịch nhằm tăng cường thu hút khách quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa, sáng ngày 7/2/2009, tại TP.HCM đã diễn ra hội nghị “ Thực trạng kinh doanh khách sạn và các giải pháp cấp bách nhằm tăng cường thu hút khách”. Giải pháp cấp bách mà Vụ Khách sạn đưa ra là: giảm giá phòng để thu hút khách, vấn đề này các cơ sở lưu trú du lịch cần tham khảo kinh nghiệm và mặt bằng giá phòng của các nước lân cận để xây dựng giá phòng, giá dịch vụ hợp lý so với các nước trong khu vực và đảm bảo giữ được chất lượng tương xứng với thứ hạng được công nhận. Việc giảm giá một cách linh hoạt trong tình hình hiện nay nhằm kích cầu du lịch cũng là biện pháp cần thiết để thúc đẩy ngành Du lịch thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Bên cạnh đó, tiếp tục các chiến dịch khuyến mãi nhằm thu hút khách đến lưu trú tại cở sở, trong đó có ưu đãi đối với khách đi theo tour. Đặc biệt cần đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá trong và ngòai nước, cần chú trọng tới thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng của bản thân cơ sở lưu trú.
Ngành giao thông vận tải, lưu chuyển khách cũng đóng vai...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status