Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm Hà Nội – Hạ Long – Cửa Ông – Móng Cái - Đông Hưng - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Tiềm năng và thực trạng tuyến điểm Hà Nội – Hạ Long – Cửa Ông – Móng Cái - Đông Hưng



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 2
2.1. Mục đích 2
2.2. Ý nghĩa 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
5. CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO 3
CHƯƠNG 1: CHƯƠNG TRÌNH TOUR VÀ CẤU TẠO GIÁ 4
1.1. CHƯƠNG TRÌNH TOUR 4
1.2. GIÁ TOUR 6
1.3. CẤU TẠO GIÁ 6
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH HÀ NỘI - HẠ LONG – MÓNG CÁI - ĐÔNG HƯNG 7
1.1. KHÁI QUÁT TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM ĐI QUA 7
1.1.1. Tổng quan về tỉnh Bắc Ninh 7
1.1.2. Tổng quan về tỉnh Hải Dương 8
1.2. CÁC GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TẠI ĐIỂM THAM QUAN 9
1.2.1. Tiềm năng du lịch của tỉnh Quảng Ninh 9
1.2.2. Thành phố biển Hạ Long 11
1.2.2.1. Vịnh Hạ Long 121.2.2.2. Cảnh quan xung quanh vịnh Hạ Long 18
1.2.2.3. Trên vịnh Hạ Long 22
1.2.2.4. Đền Cửa Ông 25
1.2.3. Thị xã Móng Cái 28
1.2.3.1. Bãi tắm Trà Cổ 31
1.2.3.2. Đình Trà Cổ 33
1.2.3.3. Chợ Cửa khẩu Móng Cái 36
1.2.3.4. Cửa khẩu Móng Cái 37
1.2.4. Thị xã Đông Hưng – Trung Quốc 38
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VỀ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VÀ NHẬN XÉT VIỆC TỔ CHỨC TOUR DU LỊCH 41
1.1. Đánh giá và giải pháp về tuyến, điểm du lịch 41
1.2. Nhận xét 42
KẾT LUẬN 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Sang kỷ Đệ Tứ, nhất là từ giữa Neogen quá trình xâm thực karst hòa tan đá vôi phát triển mạnh mẽ ở vùng núi đá vôi Hạ Long. Các đảo đá vôi trên vịnh hiện nay có bản chất là những núi sót trên bề mặt đồng bằng karst bị biển tiến kỷ Holoxen làm chìm ngập. Thời kỳ Pleixtoxen là thời gian chủ yếu tạo nên hệ thống các hang động nổi tiếng của vịnh Hạ Long.
Thời Holoxen (11.000 – 7000 năm trước) biển dâng nhanh ngoài xa nhưng Hạ Long vẫn là vùng lục địa. Từ 7000 – 4000 năm trước biển tiến Holoxen mở rộng cực đại và vịnh Hạ Long chính thức được hình thành. Cách đây 4000 – 3000 năm trước sang thời kỳ biển lùi, khu vực này xuất hiện nền văn hóa Hạ Long.
Vào đầu Holoxen muộn, mực nước biển dâng cao trở lại, tái lập lại vịnh Hạ Long trên nền đầm lầy kênh lạch nhưng đẹp hơn trước, tạo nên những ngấn nước trên vách đá như ngày nay.
Vào giữa Holoxen muộn vịnh Hạ Long tiếp tục tồn tại nhưng bị thu hẹp dần. Đặc trưng cơ bản của vịnh Hạ Long 1000 năm qua là biển lấn mở rộng vịnh, xói lở mạnh các bãi bằng sú vẹt, nước vịnh trong hơn, mặn hơn và san hô phát triển. Quá trình ăn mòn của nước biển tích cực đã tạo nên những ngấn sâu làm tăng thêm vẻ kỳ dị độc đáo của địa tầng karst. Vịnh Hạ Long hiện đại ra đời là kết quả của quá trình tiến hóa địa chất lâu dài với sự tổng hợp của nhiều yếu tố tự nhiên, trong đó nổi bật nhất là sự hình thành của tầng đá vôi dày trên 1000m vào các kỷ Các bon – Pecmi (340 – 240 triệu năm trước), sự hình thành bồn trũng Hạ Long vào kỷ Neogen (26 – 10 triệu năm trước). Quá trình karst hình thành đồng bằng đá vôi tích cực nhất vào kỷ Đệ Tứ – Pleixtoxen (2 triệu – 11 nghìn năm) và biển tiến vào kỷ Holoxen. Vì thế, vịnh Hạ Long được coi như một bảo tàng địa chất tự nhiên vô giá được gìn giữ đến 300 triệu năm. những hang động không chỉ là những lâu đài của tạo hóa mà còn là bằng chứng sinh động về quá trình xâm thực của mực nước biển, sự bào mòn hay ngưng đọng qua các kỷ địa chất.
Giá trị đa dạng sinh học
Địa hình vịnh Hạ Long có cấu tạo phức tap, bờ biển khúc khuỷu có nhiều cửa sông lớn. Đây là nguồn cung cấp thức ăn vô cùng phong phú, đa dạng cho nhiều loài sinh vật. Đặc biệt, địa hình vịnh Hạ Long được định hình bởi hàng ngàn đảo đá vôi lớn nhỏ tạo nên những vũng vịnh biển. Mực nước ổn định hàng năm, biên độ thủy triều không lớn, mức sang nhỏ, đồng thời khí hậu của Hạ Long rất ổn định, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 19 – 250C với lượng bức xạ nhiệt trung bình 17kcl/cm2/tháng, lượng mưa 2000 – 2200mm/ năm. Đây là những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho các hệ sinh thái phát triển.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy vịnh Hạ Long có đầy đủ các hệ sinh thái của vùng biển nhiệt đới như: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới. Ngoài ra, vịnh Hạ Long còn có hệ sinh thái tùng áng đặc thù không nơi nào có được.
Trong vùng biển Hạ Long san hô sống rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung với mật độ dày đặc ở phía đông và nam xa bờ. San hô vịnh Hạ Long có khoảng 170 loài thuộc 44 chi, 12 họ. San hô phân bố khi tập trung thành rạn với cấu trúc 3 đới rõ ràng khi thì tạo đám không phân đới, chúng thường tập trung ở độ sâu 5 – 10m. Độ che phủ rạn san hô trung bình 30% nhưng cũng có nơi lên tới 78 – 80% như khu vực Cống Đỏ, Bọ Hung… San hô ở vịnh Hạ Long tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp. San hô dạng cảnh như san hô cây, san hô đĩa, san hô cục,… với nhiều màu sắc trắng, lam, hang, đỏ… Rạn san hô đồng thời là nơi cư trú sinh sống của nhiều loài sinh vật. Đây là những điều kiện tự nhiên tạo nên các hệ sinh thái đặc biệt, làm tăng giá trị của vịnh. Tiêu biểu như ở Tùng Ngón là nơi cư trú của 65 loài san hô, 40 loài động vật đáy, 18 loài rong biển. Đặc biệt ở đây có đến 4 loài sinh vật quý hiếm được ghi trong sách đỏ. Một số hang động đã được đầu tư các điều kiện về ánh sáng và đường đi để phục vụ cho việc bảo tồn và tham quan Vịnh Hạ Long nhưng vẫn còn một số động giữ được ở dạng tự nhiên, nguyên sơ chưa tổ chức đón khách… Đây là dạng sinh thái của quần xã cỏ biển. Cỏ biển ở Hạ Long có số loài không lớn: 5 loài, nhưng lại là nơi cư trú cho nhiều loài, có tác dụng chắn sóng và tham gia hấp thụ các chất hữu cơ, làm sạch nước biển. Hiện nay, đã thống kê được số lượng các loài sống cùng cỏ biển như sau: 140 loài rong biển; 3 loài giun hiều tơ; 29 loài nhuyễn thể; 9 loài giáp xác. Dạng sinh thái bãi triều không có rừng ngập mặn: Thường phân bố ở đới triều thấp. Sinh vật sống trên vùng triều đặc trưng là động vật nhuyễn thể hai mảnh vỏ và giun biển có giá trị dinh dưỡng cao như sái sùng, hải sâm, sò, ngao v.v... Hầu hết những nguồn hải sản này đang bị khai thác quá mức.
Hệ sinh thái biển: Hệ sinh thái biển bao gồm: thực vật phù du, động vật phù du, động vật đáy biển và động vật tự du
Thực vật phù du: Là động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước, có thể tự dưỡng qua quá trình quang hợp góp phần phân giải chất hữu cơ, hạn chế ô nhiễm nước. Theo kết quả điều tra TVPD ở Vịnh Hạ Long có 185 loài.
Động vật phù du: Là động vật nhỏ sống trôi nổi trong nước, đóng vai trò mắt xích thứ hai sau TVPD. Sự phân bố của ĐVPD phụ thuộc vào tầng nước và thời gian. Vùng Hạ Long - Cát Bà có 140 loài ĐVPD sinh sống. Động vật đáy: Nhóm sinh vật sinh sống ở đáy biển, cho giá trị dinh dưỡng cao. Theo thống kê sơ bộ, vùng Hạ Long có đến 500 loài động vật đáy, trong đó có 300 loài động vật nhuyễn thể; 200 loài giun nhiều tơ; 13 loài da gai.
Động vật tự du: Là động vật hoàn toàn có khả năng tự chủ bơi lội trong nước; di cư để tìm mồi, sinh sản hay trú đông. Đến nay người ta đã xác định được 326 loài động vật tự du, phân bố trong vịnh.
Tình hình hoạt động du lịch tại vịnh Hạ Long tháng 9/2010:
Kết quả quản lý, đón khách tham quan
vịnh hạ long tháng 9/2010
Tt
Nội dung
9/2010
9 tháng 2010
So cùng kỳ 2009
1
Tổng lượt khách tham quan
180,274
2,140,634
111%
+ Khách VN
100,438
1,083,988
98%
+ Khách NN
79,836
1,056,646
134%
2
Số khách lưu trú trên vịnh
13,502
166,035
77%
Số tàu lưu trú trên vịnh
961
11,269
59%
3
Số lượt tàu cập hang động
10,792
93,923
44%
4
Thu phí tham quan VNĐ
6,106,165,000
71,176,735,000
112%
5
- Số lượt khách
11,174
106,261
92%
+ khách VN
9,848
99,287
95%
+ Khách NN
1,326
6,974
60%
Xử lý vi phạm qui chế quản lý VHL (vụ).
19
98
90%
- Tài nguyên MT
7
09
100%
- An ninh trật tự
-
-
-
- An toàn giao thông đường thủy nội địa
12
88
338%
- Quản lý nhà bè
-
01
8%
- Kinh doanh hải sản
-
-
-
1.2.2.2. Cảnh quan xung quanh vịnh Hạ Long
Cầu Bãi Cháy:
Cầu Bãi Cháy nằm trên quốc lộ 18 nối Hòn Gai với Bãi Cháy qua eo Cửa Lục, ngăn cách vịnh Cửa Lục với vịnh Hạ Long, thuộc địa phận Quảng Ninh. Hợp đồng xây dựng cầu Bãi Cháy được ký ngày 9/5/2003 tại Hà Nội giữa Đại diện chủ đầu tư la PMU 18 và Liên danh nhà thầu Nhật Bản. Tháng 8/2003 công trình được khởi công xây dựng. Sáng 2/12/2006, tại thành phố Hạ Long c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status