Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Bảo vệ môi trường du lịch hiện nay ở nước ta hiện nay thực trang và giải pháp
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ đề tài 2
2.1. Mục đích 2
2.2. Nhiệm vụ 2
3. Đối tượng và phạm vi đề tài 2
4. Các phương pháp nghiên cứu đề tài 2
PHẦN HAI: NỘI DUNG 3
Chương1: Các khái niệm cơ bản về du lịch và môi trường 3
1. Đặc điểm, ý nghĩa và xu hướng phát triển của du lịch 3
1.1. Đặc điểm và ý nghĩa của du lịch 3
1.1.1. Đặc điểm 3
1.1.2. Ý nghĩa 3
1.2. Xu hướng phat triển du lịch 5
1.2.1. Du lịch ngày càng được khẳng định là một hiện tượng kinh tế -xã hội phổ biến 5
1.2.2. Xã hội hóa thành phần du khách 8
1.2.3. Sự thay đổi về hướng và phân bố của luồng khách du lịch quốc tế 9
1.2.4. Kéo dài thời vụ du lịch 11
2. Khái niệm môi trường 11
2.1. Khái niệm môi trường 11
2.2. Môi trường du lịch 12
2.3. Môi trường du lịch tự nhiên 12
2.3.1. Vị trí địa lý 13
2.3.2. Môi trường địa chất: 14
2.3.3. Khí hậu và thời tiết 14
2.3.4. Môi trường nước: 15
Chương 2. Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và môi trường tự nhiên 18
1. Ảnh hưởng của môi trường tự nhiên đến sự phát triển của du lịch 18
2. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên 18
2.1. Tác động tích cực 18
2.1.1. Tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu tài nguyên và môi trường du lịch 18
2.1.2. Gia tăng nhận thức đối với môi trường 19
2.1.3. Bảo vệ và gìn giữ môi trường 19
2.1.4. Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch 22
2.2. Tác động tiêu cực 23
2.2.1. Môi trường 23
2.2.2. Tài nguyên 27
2.2.3. Các tác động đến các cảnh quan thiên nhiên 30
2.2.4. Các tác động đến môi trường toàn cầu 33
CHƯƠNG 3. Giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên 38
1. Giải pháp tổ chức quản lý môi trường du lịch: 38
1.1. Cải tiến và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý: 38
1.2. Phân rõ chức năng và nhiệm vụ cho từng cấp quản lý, các tổ chức xã hội: 38
2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường du lịch: 39
2.1. Giáo dục trong trường học 39
2.2. Giáo dục cộng đồng địa phương 39
2.3. Giáo dục du khách 39
3. Giải pháp về qui tắc và luật du lịch 40
4. Giải pháp đánh giá tác động và giám sát môi trường du lịch: 41
4.1. Dự báo các chỉ tiêu cơ bản về hoạt động du lịch: 41
5. Giải pháp tăng cường đầu tư trong đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực du lịch 43
6. Hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường du lịch 43
7. Kiến nghi cụ thể đối với các cấp từ trung ương tới địa phương 44
PHẦN BA: KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ 21, con người đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong tất cả
các lĩnh vực. Chúng ta tự hào đã có thể thám hiểm các vì sao,tự hào vì Internet
đã kéo cả thế giới lại gần, tự hào về công nghệ sinh học đã có thể can thiệp vào
bản đồ gen. Con người đã biết hưởng thụ những tiện nghi chưa từng có: những
chiếc xe hơi sang trọng, những ngôi nhà số, những chuyến du lịch vũ trụ…
Nhưng dường như sự phát triển nhanh chóng đó đang từng ngày, từng giờ đe
dọa trực tiếp lên môi tường sống của chính chúng ta.
Từ bao đời nay,con người đã chung sống hoà đồng và lệ thuộc vào tự
nhiên. Mẹ TRÁI ĐẤT đã sinh ra chúng ta, nuôi dưỡng chúng ta từ bầu khí
quyển trong lành, từ những khu rừng đại ngàn, từ đại dương xanh thẳm, từ
những dòng sông và những cánh đồng. Mặt đất và bầu trời, núi non và biển cả,
dòng sông và những cánh đồng… đó là sự ban tặng tuyệt với nhất của tự nhiên
cho muôn loài. Nhưng chính con người bằng những phát kiến khoa học vĩ đại,
dường như chúng ta đang muốn tách ra khỏi thiên nhiên. Bằng lòng tự mãn của
mình, để phục vụ cho nhu cầu nhất thời, con người cũng có khi đã quay lưng lại,
đối xử một cách thô bạo với NGƯỜI ĐÃ NUÔI DƯỠNG mình. Thiên nhiên
đang nổi giận và trút cơn giận dữ của minh lên hành tinh của chúng ta.Hàng loạt
những thảm họa liên tiếpxảy đến.Đó là biến đổi khí hậu, là hiệu ứng nhà kính, là
hiện tượng băng tan, là thảm họa động đất kinh hoàng ở Haiti, là sóng thần
khủng khiếp ở Nhật Bản đã cướp đi sinh mạng của hàng vạn con người.
Hơn lúc nào hết, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường xoa dịu cơn
giận dữ của thiên nhiên.Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường là mục tiêu
của tất cả các quốc gia.Bởi vì, sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào cũng
gắn liền với vấn đề môi trường. Du lịch được mệnh danh là ngành „công nghiệp
không khói“ cũng không phải là ngoại lệ. Môi trường được xem là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch,
qua đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, đến sự tồn tại của hoạt động du
lịch.Ngược lại, sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh
tế gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường
xung quanh. Do đó, du lịch và môi trường là 2 bộ phận không thể tách rời nhau,
môi trường có tốt thì du lịch mới phát triển bền vững. Khi phát triển du lịch thì
bản thân của ngành du lịch cũng đã ý thức được vấn đề môi trường.Phát triển
một ngành du lịch thân thiện với môi trường-du lịch bền vững là ưu tiên của tất
cả các quốc gia.
2.Mục đích và nhiệm vụ đề tài
2.1.Mục đích
Nghiên cứu những tác động qua lại giữa môi du lịch và môi trường từ đó
đề tìm và đề xuất các phương pháp, phương án để nhằm phát triển du lịch mà
vẫn bảo tồn được các tài nguyên hình thành nên du lịch.
2.2Nhiệm vụ
-Làm rõ các khái niệm cơ bản về du lịch và môi trường
-Tác động qua lại giữa du lịch và môi trường
-Đề xuát giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường
3.Đối tượng và phạm vi đề tài
Hoạt động du lịch, môi trường du lịch tự nhiên;
4.Các phương pháp nghiên cứu đề tài
-Phương pháp thống kê:
-Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu
-Phương pháp bản đồ
-Phương pháp dự báo

ODK05xGD0SQfNP9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status