Nghiên cứu và phát triển nút mạng Ad-Hoc có tính di động cao - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu và phát triển nút mạng Ad-Hoc có tính di động cao



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU i
TÓM TẮT ĐỒ ÁN ii
ABSTRACT iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH SÁCH HÌNH VẼ ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU xi
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT xii
MỞ ĐẦU xiv
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU MẠNG AD-HOC. 1
1.1. Giới thiệu mạng Ad-hoc 1
1.2. Đặc điểm của mạng Ad-hoc 3
1.2.1. Đặc điểm chung của mạng wireless 3
1.2.2. Những ưu điểm của mạng Ad hoc 3
1.3. Sử dụng OLSR để định tuyến trên mạng Ad-hoc. 4
1.3.1. Khái niệm về định tuyến. 4
1.3.2. Định tuyến trên mạng Ad-hoc. 5
1.3.3. Giao thức định tuyến OLSR. 6
1.3.3.1. Giới thiệu về OLSR 6
1.3.3.2. Một số khái niệm cơ bản trong OLSR. 7
1.3.3.3. Nhận xét về giao thức định tuyến OLSR 8
CHƯƠNG 2. FIT-PC SLIM & ARMADILLO 300 10
2.1. Fit-pc Slim 10
2.1.1. Giới thiệu về fit-pc slim 10
2.1.2. Thông số kỹ thuật của fit-pc slim 10
2.1.2.1. Phần cứng 10
2.1.2.2. Phần mềm 12
2.1.2.3. Các thông số đo đạc và điều kiện làm việc 12
2.2. Armadillo 300 13
2.2.1. Giới thiệu về Armadillo 300. 13
2.2.2. Thông số kỹ thuật của Armadillo 300. 13
2.2.2.1. Phần cứng 13
2.2.2.2. Phần mềm 15
2.2.2.3. Môi trường phát triển 15
CHƯƠNG 3. HỆ ĐIỀU HÀNH GENTOO 16
3.1. Giới thiệu về hệ điều hành Gentoo 16
3.2. Sử dụng Gentoo 16
3.2.1. Portage 16
3.2.1.1. Giới thiệu Portage 17
3.2.1.2. Cây portage 17
3.2.1.3. Quản lý phần mềm 18
3.2.2. USE flag 27
3.2.2.1. Giới thiệu USE flag 27
3.2.2.2. Sử dụng USE flag 28
3.2.2.3. USE flag riêng cho mỗi gói 32
3.2.3. Init Script 33
3.2.3.1. Runlevel 33
3.2.3.2. Sử dụng rc-update 37
3.2.3.3. Cấu hình dịch vụ 38
3.2.3.4. Viết Init Script 39
3.2.4. Biến môi trường 44
3.2.4.1. Giới thiệu biến môi trường 44
3.2.4.2. Biến toàn cục 46
3.2.4.3. Biến cục bộ 48
CHƯƠNG 4 . BIÊN DỊCH CHÉO 50
4.1. Giới thiệu biên dịch chéo cho Linux 50
4.2. Các phương pháp biên dịch chéo 51
4.2.1. Phương pháp tạo môi trường phát triển: 51
4.2.2. Phương pháp biên dịch phân tán 52
4.3. Tìm hiểu về biên dịch chéo 53
4.3.1. Các bước của quá trình biên dịch chéo 53
4.3.2. Cấu hình một trình biên dịch chéo 53
4.3.3. Công cụ và thư viện cho một trình biên dịch chéo 54
4.3.4. Các tập tin tiêu đề 56
4.3.5. Thời gian thi hành 57
4.3.6. Xây dựng chéo 59
4.4. DISTCC 60
4.4.1. Giới thiệu về DISTCC 60
4.4.2. Cài đặt và cấu hình Distcc 61
4.4.2.1. Distcc trên Gentoo 61
4.4.2.2. Distcc trên Ubuntu 62
CHƯƠNG 5. TRIỂN KHAI DỰ ÁN VÀ KẾT QUẢ 63
5.1. Triển khai dự án 63
5.1.1. Thiết lập mode Ad-hoc trên fit-pc. 63
5.1.2. Cross compile cho fit-pc. 65
5.1.3. Triển khai dự án truyền video trên mạng Ad-hoc. 70
5.2. Kết quả 82
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

!!! Error: the mail-mta/postfix package conflicts with another package.
!!! both can't be installed on the same system together.
!!! Please use 'emerge --pretend' to determine blockers.
Ebuild chứa những thông tin cho phép Portage biết những gói phụ thuộc của ebuild đó. Có hai loại phụ thuộc: phụ thuộc khi dựng phần mềm, được khai báo trong DEPEND và phụ thuộc khi sử dụng phần mềm, khai báo trong RDEPEND. Khi một trong những phụ thuộc này đánh dấu một gói hay một gói ảo nào đó không tương thích, nó sẽ đánh dấu gói đó là blocked package nếu gói đó đã được cài đặt.
Để sửa lỗi này, ta có thể chọn không cài đặt phần mềm đó, hay xóa phần mềm bị block đi. Trong ví dụ trên, ta có thể chọn không cài đặt postfix hay xóa ssmtp trước.
Cũng có thể hai gói chưa được cài đặt lại block nhau. Trong trường hợp hiếm hoi này, ta nên tìm hiểu tại sao cần cài đặt cả hai. Hầu hết trường hợp, ta chỉ có thể làm việc với một trong hai gói mà thôi.
Masked Package
Portage thông báo về masked package:
!!! all ebuilds that could satisfy "bootsplash" have been masked.
Portage thông báo về nguyên nhân của masked package:
!!! possible candidates are:
- gnome-base/gnome-2.8.0_pre1 (masked by: ~x86 keyword)
- lm-sensors/lm-sensors-2.8.7 (masked by: -sparc keyword)
- sys-libs/glibc-2.3.4.20040808 (masked by: -* keyword)
- dev-util/cvsd-1.0.2 (masked by: missing keyword)
- media-video/ati-gatos-4.3.0 (masked by: package.mask)
- sys-libs/glibc-2.3.2-r11 (masked by: profile)
Khi ta muốn cài đặt một gói không sẵn sàng cho hệ thống, ta sẽ nhận được lỗi "masked package". Vì thế nên thử cài đặt một phiên bản khác của ứng dụng nếu có cho hệ thống, hay đợi đến khi gói đó có thể sử dụng. Gói bị đánh dấu là masked package có lý do của nó:
~arch keyword nghĩa là ứng dụng chưa được kiểm tra cẩn thận để có thể cho vào nhánh ổn định. Hãy chờ vài ngày hay vài tuần và thử lại.
-arch keyword hay -* keyword nghĩa là ứng dụng không hoạt động trên kiến trúc của hệ thống.
missing keyword nghĩa là ứng dụng chưa được kiểm tra trên kiến trúc của hệ thống. Hãy yêu cầu architecture porting team kiểm tra gói đó.
package.mask nghĩa là gói bị hỏng, không ổn định hay tệ hơn và được đánh dấu đừng-nên-sử-dụng.
profile nghĩa là gói đó không thích hợp với profile của của hệ thống. Ứng dụng đó có thể làm hỏng toàn hệ thống nếu bạn cài đặt nó hay đơn giản là nó không tương thích với profile bạn dùng.
Phụ thuộc bị thiếu
Portage thông báo thiếu phụ thuộc
emerge: there are no ebuilds to satisfy ">=sys-devel/gcc-3.4.2-r4".
!!! Problem with ebuild sys-devel/gcc-3.4.2-r2
!!! Possibly a DEPEND/*DEPEND problem.
Ứng dụng định cài cần những gói khác không sẵn sàng cho hệ thống. Kiểm tra bugzilla xem có thông báo về vấn đề này chưa. Nếu chưa, hãy đưa lên thông báo. Trừ khi ta đang trộn nhiều nhánh với nhau, điều này không được xảy ra, bởi vậy nó là lỗi.
Tên ebuild nhập nhằng
Portage thông báo về nhập nhằng tên ebuild
!!! The short ebuild name "aterm" is ambiguous. Please specify
!!! one of the following fully-qualified ebuild names instead:
dev-libs/aterm
x11-terms/aterm
Ứng dụng ta muốn cài đặt có cùng tên với một gói khác. Cần xác định nhóm ứng dụng của nó luôn. Portage sẽ cho biết những khả năng có thể có để chọn lựa.
Phụ thuộc vòng
Portage thông báo về phụ thuộc vòng
!!! Error: circular dependencies:
ebuild / net-print/cups-1.1.15-r2 depends on ebuild / app-text/ghostscript-7.05.3-r1
ebuild / app-text/ghostscript-7.05.3-r1 depends on ebuild / net-print/cups-1.1.15-r2
Hai gói (hay nhiều hơn) muốn cài phụ thuộc lẫn nhau và không thể được cài đặt. Điều này thường là lỗi trong cây Portage. Khi đó hãy rsync và thử lại. Cũng có thể kiểm bugzilla xem có thông báo chưa. Nếu chưa, hãy đưa lên thông báo lỗi.
Fetch failed
Portage thông báo lấy tập tin gặp lỗi
!!! Fetch failed for sys-libs/ncurses-5.4-r5, continuing...
(...)
!!! Some fetch errors were encountered. Please see above for details.
Portage không thể tải về mã nguồn cần thiết cho ứng dụng của hệ thống và sẽ tiếp tục cài đặt các ứng dụng khác (nếu có thể). Lỗi này thường do mirror chưa được đồng bộ, hay vì ebuild trỏ đến một địa chỉ sai. Server chứa mã nguồn có thể bị tắt vì lý do gì đó.
Bảo vệ profile hệ thống
Portage thông báo về gói được profile bảo vệ
!!! Trying to unmerge package(s) in system profile. 'sys-apps/portage'
!!! This could be damaging to your system.
Ta đã yêu cầu loại bỏ một gói thuộc những gói cốt lõi của hệ thống. Profile của ta đã chỉ rõ gói này là cần thiết và không được loại khỏi hệ thống.
USE flag
Giới thiệu USE flag
Những ý tưởng đằng sau USE flag
Khi ta cài đặt Gentoo (hay bất kỳ bản phân phối nào khác, hay thậm chi bất kỳ hệ điều hành nào), những lựa chọn của ta phụ thuộc vào môi trường bạn đang làm việc. Thiết lập cho server khác với thiết lập cho workstation. Máy dùng để chơi game khác với máy để kết xuất cảnh 3D.
Không những chọn những gói bạn muốn cài đặt, ta còn chọn những chức năng muốn gói phần mềm đó hỗ trợ. Nếu không cần OpenGL, tại sao phải cài đặt OpenGL và buộc hỗ trợ OpenGL trong phần mềm của ta? Nếu không dùng KDE, tại sao lại phải biên dịch với hỗ trợ KDE nếu các gói đó có thể hoạt động tốt không cần KDE?
Để giúp người sử dụng có thể quyết định cái gì nên cài/kích hoạt hay không nên, gentoo muốn người sử dụng ghi rõ môi trường của họ, theo một cách đơn giản. Điều này sẽ bắt buộc người sử dụng chọn ra những gì họ thật sự muốn, giúp cho Portage, hệ thống quản lý gói tin của chúng tôi, tiến hành một cách dễ dàng hơn nhằm đưa ra những quyết định có ích hơn.
Định nghĩa USE flag
USE flag là một từ khóa xác nhận sự hỗ trợ một chức năng nhất định cùng các thông tin ràng buộc liên quan. Nếu bạn định nghĩa một USE flag, Portage sẽ biết bạn muốn có hỗ trợ tương ứng. Dĩ nhiên nó cũng sẽ thay đổi các thông tin gói phụ thuộc của mỗi gói.
Hãy xem thử ví dụ sau: cờ kde. Nếu không đặt cờ này vào biến USE, mọi gói hỗ trợ KDE tùy chọn sẽ được biên dịch không có hỗ trợ KDE. Mọi gói có thể phụ thuộc vào KDE sẽ được cài đặt mà không cần các thư viện KDE. Nếu bạn định nghĩa cờ kde, những gói này sẽ được biên dịch với hỗ trợ KDE, và các thư viện KDE sẽ được cài đặt vào vì là những gói phụ thuộc của gói định cài đặt.
Bằng cách định nghĩa các cờ, ta sẽ có được hệ thống được cân chỉnh theo ý muốn.
Các loại USE flag:
Có hai loại USE flag: USE flag toàn cục và USE flag cục bộ.
USE flag toàn cục được dùng bởi nhiều gói phần mềm khác nhau trên toàn hệ thống. Đây là những USE flag thông dụng.
USE flag cục bộ chỉ được dùng bởi một gói phần mềm, thay mặt cho những quyết định đặc trưng cho gói phần mềm đó.
Danh sách USE flag toàn cục nằm ở trên mạng hay nằm trong /usr/portage/profiles/use.desc.
Danh sách các USE flag cục bộ nằm trong /usr/portage/profiles/use.local.desc.
Sử dụng USE flag
Khai báo USE flag bền vững
Như đã đề cập, mọi USE flag được khai báo trong biến USE. Để tiện dụng cho người dùng khi tìm kiếm và chọn USE flag, hệ thống getnoo cung cấp thiết lập USE mặc định. Thiết lập này là tập hợp các USE flag thường được dùng. Thiết lập mặc định nằm trong những tập tin make.defaults của profile của hệ thống của ta.
Hệ thống profile t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status