Xây dựng chiến lược quản lý nhu cầu giao thông vận tải đô thị khu vực nội thành Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Xây dựng chiến lược quản lý nhu cầu giao thông vận tải đô thị khu vực nội thành Hà Nội



MỤC LỤC
Danh sách chữ viết tắt iii
Danh sách bảng biểu, hình vẽ iv
Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I - CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 4
1.1. Tổng quan về “Đô thị phụ thuộc xe máy” 4
1.1.1. Khái niệm 4
1.1.2. Những vấn đề giao thông cơ bản trong đô thị phụ thuộc xe máy 7
1.2. Quản lý giao thông 10
1.2.1. Hệ thống giao thông vận tải 10
1.2.2. Định nghĩa quản lý giao thông 10
1.3. Quản lý nhu cầu giao thông 11
1.3.1. Định nghĩa nhu cầu giao thông 11
1.3.2. Định nghĩa quản lý nhu cầu giao thông 12
1.3.3. Bản chất của quản lý nhu cầu giao thông 12
1.3.4. Vai trò của quản lý nhu cầu giao thông 15
1.4. Bộ khung chiến lược quản lý nhu cầu giao thông trong đô thị phụ thuộc xe máy 17
1.4.1. Khái niệm chiến lược quản lý nhu cầu GTVT 17
1.4.2. Các mục tiêu của chiến lược quản lý nhu cầu GT 19
1.4.3. Mô hình xây dựng chiến lược quản lý nhu cầu giao thông 20
1.4.4. Các giải pháp quản lý nhu cầu giao thông 22
CHƯƠNG II - HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ NHU CẦU GT Ở TP. HÀ NỘI 26
2.1. Giới thiệu về thành phố Hà Nội 26
2.2. Khả năng đáp ứng của hệ thống GTVT TP. Hà Nội 27
2.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị 27
2.2.2. Các loại hình giao thông đô thị 33
2.3. Hiện trạng quản lý nhu cầu giao thông TP. Hà Nội 37
2.3.1. Đặc điểm nhu cầu giao thông đô thị 37
2.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý giao thông ở Hà Nội 41
2.3.3. Chính sách quy hoạch ở Hà Nội 43
2.3.4. Chính sách kiểm soát đối với PTCGCN 48
2.3.5. Các chính sách đối với các phương tiện thay thế cho PTCGCN 55
2.4. Những vấn đề giao thông cơ bản 57
2.4.1. Sự gia tăng của PTCGCN 57
2.4.2. Tắc nghẽn giao thông 57
2.4.3. Tai nạn giao thông 59
2.4.4. Ô nhiễm môi trường 60
2.5. Kết luận chương 62
CHƯƠNG III – XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ NHU CẦU GIAO THÔNG CHO TP. HÀ NỘI 68
3.1. Định hướng quy hoạch phát triển giao thông vận tải của TP. Hà Nội đến năm 2020 68
3.2. Kinh nghiệm quản lý nhu cầu giao thông của một số nước trên thế giới 69
3.3. Xây dựng chiến lược quản lý nhu cầu giao thông cho thành phố Hà Nội 71
3.3.1. Đề xuất các giải pháp quản lý nhu cầu giao thông cho thành phố Hà Nội 71
3.3.2. Giải pháp cơ bản 72
3.3.3. Các giải pháp hỗ trợ 81
3.3.4. Sự phối hợp giữa giải pháp cơ bản và các giải pháp hỗ trợ 89
3.3.5. Các giải pháp xử lý xung đột 93
Kết luận và kiến nghị 95
Tài liệu tham khảo 96
Phụ lục
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ao thông trên những con đường tiếp cận đến trường.
Hình 3.5. Kết quả điều tra số chuyến đi bằng các PT của sinh viên kí túc xá đại học GTVT
Đặt ra một giả thuyết là nếu kí túc xá được di chuyển và bố trí trong khuôn viên trường ĐH GTVT như hình vẽ sau:
Hình 3.6. Mô hình hóa giả thuyết
Như vậy, việc bố trí kí túc xá trong khuôn viên trường sẽ giảm được khoảng cách giữa 2 địa điểm, đồng thời 5308 chuyến đi bằng các loại phương tiện sẽ bị thay thế bằng số chuyến đi bộ do thỏa mãn điều kiện khoảng cách dưới 500m. Mặt khác, chi phí thời gian cho việc đi lại sẽ giảm xuống (ước tính sẽ mất khoảng 5-7 phút để đi từ kí túc đến các lớp học) do các chuyến đi sẽ không gặp tắc nghẽn. Đi bộ giúp con người rèn luyện sức khỏe, lại không gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa nếu bố trí kí túc xá trong khuôn viên trường thì sẽ tiện cho công tác quản lý sinh viên của nhà trường hơn. Đồng thời sinh viên sẽ có môi trường học tập nghiên cứu tốt hơn. Việc giảm chuyến đi sẽ giúp sinh viên tiết kiệm được một khoản chi phí đi lại không nhỏ trong tổng số tiền trợ cấp hàng tháng mà bố mẹ gửi cho họ, nhờ đó, họ sẽ có thêm tiền cho cuộc sống sinh hoạt, học tập trong thành phố. Nhà trường cũng sẽ không chịu áp lực về nhu cầu bãi đỗ xe tăng lên nữa.
Với hiệu quả về mặt giao thông (tức là giảm nhu cầu đi lại bằng phương tiện cơ giới cá nhân) của việc tích hợp kí túc xá vào trong khuôn viên của trường đại học như đã nêu ở trên, nếu ta thử hình dung việc tích hợp đầy đủ các dịch vụ cần thiết cho sinh viên (nơi ở, sân chơi, thư viện, bệnh viện, siêu thị…) trên diện tích đất của trường thì chắc chắn sẽ cắt giảm được một số lượng chuyến đi bằng phương tiện cơ giới cá nhân rất lớn mà nhu cầu đi lại vẫn được đảm bảo chỉ thay bằng việc đi bộ với những chuyến đi ngắn giữa các khu chức năng dịch vụ. Việc đi lại với mục đích vui chơi giải trí, tham quan du lịch, giao lưu giữa trường và các địa điểm khác nằm ngoài trường sẽ được đảm nhận bởi các tuyến xe buýt (hay trong tương lai sẽ là đường sắt đô thị (đường sắt trên cao, mêtrô) có các điểm dừng đỗ xung quanh trường. Rất tiện lợi cho sinh viên muốn thay đổi không khí sau những buổi học tập và sinh hoạt trong một khu vực giới hạn (nhà trường).
Hình 3.7. Minh họa việc tích hợp các khu chức năng dịch vụ trên một diện tích đất.
Qua ví dụ này có thể thấy được những hiệu quả mà giải pháp sẽ đem lại cho đô thị Hà Nội:
- Việc tích hợp nhiều khu chức năng, dịch vụ trên một mảnh đất giúp tiết kiệm diện tích đất đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để phát triển kinh tế đô thị.
- Đảm bảo mỹ quan đô thị bởi nó tạo ra tính ngăn nắp và quy củ khi phát triển.
- Giúp chính quyền thành phố dễ quản lý và lập các quy hoạch trong tương lai.
- Giúp cho người dân cảm nhận thấy được sự dễ chịu khi sinh sống trong các đô thị và thực sự tự hào khi mình là trung tâm của sự phát triển.
- Đáp ứng được những nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày cho người dân trong phạm vi ngắn bởi nó không chỉ tạo ra đủ diện tích nhà ở mà còn có các công trình dịch vụ khác như: trường học (mẫu giáo, tiểu học, trung học), trạm y tế, bệnh viện, sân chơi, chợ, rạp chiếu phim, thư viện và các không gian xanh. Điều mà hiện nay chưa có được ở các đô thị mới của Hà Nội.
- Giảm được nhu cầu đi lại sử dụng PTCGCN do mọi nhu cầu của con người được đáp ứng một cách thuận tiện và quãng đường đi lại từ nơi ở đến các địa điểm cung cấp dịch vụ và giữa các địa điểm dịch vụ với nhau đã được thu ngắn đáng kể thích hợp cho đi bộ hay sử dụng xe đạp mà không cần thiết phải sử dụng PTCGCN. Xét về mặt lợi ích, việc sử dụng các loại hình đi lại này sẽ giúp con người rèn luyện sức khỏe, không tốn nhiều chi phí (mua sắm phương tiện, nhiên liệu, bảo dưỡng…), là những phương tiện thân thiện môi trường, sẽ không gây ô nhiễm không khí bởi khói bụi, không gây ra ô nhiễm tiếng ồn ảnh hưởng tới sức khỏe của những người khác, là những phương tiện đơn giản có tốc độ thấp nhưng linh hoạt nên sẽ rất an toàn khi tham gia giao thông, giảm nguy cơ gây tai nạn và tắc nghẽn giao thông.
- Giảm áp lực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị cho thành phố. Cân bằng nhu cầu đi lại giữa các khu vực của thành phố.
Đánh giá về khả năng áp dụng:
Mô hình đô thị của thành phố Hà Nội hiện nay vẫn là đơn tâm phát triển theo dạng vệt dầu loang mặc dù trong các bản quy hoạch tổng thể đã đưa ra mô hình phát triển đa tâm (như hình 3.1). Ở khu vực trung tâm thành phố nằm trong vành đai 2 (đường La Thành - Đường Láng -Trường Chinh - Đại La - Minh Khai và dọc theo hữu ngạn sông Hồng) có mật độ dân số cao. Đây là khu vực hạn chế phát triển theo quy định của thành phố.
Hình 3.8. Khu vực trung tâm thành phố Hà Nội
Nguồn: Google map
Có một vài lưu ý (Quy hoạch Hà Nội, 2008) là:
Khu phố cổ : Là khu vực đuợc bảo vệ và không được phép xây dựng nhà cao tầng
Khu vực Hồ Gươm: Là khu vực Trung tâm của Thành phố sẽ được chỉnh trang, bảo tồn và tôn tạo cảnh quan xung quanh.
Khu phố cũ: Là khu phố Pháp xưa có nhiều kiến trúc đẹp sẽ được chỉnh trang và phát triển, cho phép xây dựng một số công trình cao tầng ở mức độ vừa phải.
Khu vực phía Bắc quận Hai Bà Trưng: Là khu vực do dân tự phát triển, có xen kẽ một số khu chung cư, trường học và trung tâm dịch vụ sẽ được cải tạo, đô thị hoá đồng bộ cả hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật
Khu vực phía Nam quận Hai Bà Trưng: Sẽ được phát triển theo hướng hiện đại
Trung tâm Ba Đình: là trung tâm hành chính, chính trị quốc gia sẽ được chỉnh trang, bảo tồn và cải tạo.
Khu vực phía Tây quận Ba Đình: Được cải tạo, đô thị hoá đồng bộ hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật
Khu vực phía Bắc quận Đống Đa: Được cải tạo, chỉnh trang và phát triển xen cấy với các công trình mới.
Khu vực phía Nam quận Đống Đa: Được cải tạo, phát triển theo hướng hiện đại
Khu vực phía Tây quận Đống Đa: Phát triển mới theo các dự án
Khu vực hồ Tây: Được cải tạo cảnh quan, xây dựng thành trung tâm du lịch, dịch vụ, giao dịch.
Khu vực ven sông Hồng: Được cải tạo, khai thác cảnh quan và xây dựng các dải cây xanh.
Khu vực trung tâm thành phố đang duy trì mô hình sử dụng đất hỗn hợp cho hoạt động hành chính, thương mại dịch vụ, giáo dục, y tế, vui chơi giải trí, sinh sống… Việc sử dụng đất hỗn hợp và mật độ dân số cao cho phép người dân chỉ phải di chuyển những quãng đường ngắn (2-3km) xung quanh nơi cư trú đã có thể đáp ứng các nhu cầu (làm việc, vui chơi, chăm sóc sức khỏe, mua sắm…). Như vậy là phù hợp với mục đích mà giải pháp hướng tới nên trong khu vực này chỉ cần quan tâm tới việc cải thiện các tiện nghi cho đi bộ/xe đạp, phát triển VTHKCC, hạn chế PTCGCN.
Việc thiếu quy hoạch sử dụng đất và kiểm soát hiệu quả đã dẫn đến sự phát triển lan rộng nhanh chóng theo tất cả các hướng t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status