Mạch báo trộm qua đừong dây điện thoại di động - pdf 18

Download miễn phí Mạch báo trộm qua đừong dây điện thoại di động



PHẦN A: GIỚI THIỆU
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iii
LỜI MỞ ĐẦU iv
LỜI CẢM ƠN v
PHẦN B: NỘI DUNG
Chương 1: DẪN NHẬP
1.1 Đặt vấn đề: Trang 1
1.2 Tầm quan trọng của đề tài: Trang 1
1.3 Giới hạn đề tài: Trang 2
1.4 Mục đích nghiên cứu: Trang 3
Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1 Đối tượng nghiên cứu: Trang 4
2.2 DÀN Ý, PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN Trang 4
2.2.1 Dàn ý : Trang 4
2.2.2 Phương tiện và phương án thực hiện: Trang 5
2.4. Lập kế hoạch nghiên cứu: Trang5
CHƯƠNG 3:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MẠNG ĐIỆN THOẠI
3.1. Giới thiệu tổng quan về tổng đài điện thoại: Trang 7
3.1.1. Định nghĩa về tổng đài: Trang 7
3.1.2. Chức năng của tổng đài: Trang 7
3.1.3. Phân loại tổng đài: Trang 8
3.1.4 Các loại tổng đài điện tư hiện có Trang 10
3.1.5. GIỚI THIỆU VỀ TỔNG ĐÀI ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CƠ QUAN PABX
(PRIVATE AUTOMATIC BRANCH EXCHANGE) TC-2000, SERIAL 308A CỦA CÔNG TY IKE Trang 11
3.1.5.1 Các tính năng của tổng đài nội bộ TC-308A Trang 11
3.1.6. Các âm hiệu: Trang 12
3.1.7. cách chuyển mạch của tổng đài điện tử: Trang 15
3.1.8. Trung kế: Trang 16
3.2. Giới thiệu tổng quan về máy điện thoại: Trang 17
3.2.1. Giới thiệu: Trang 17
3.2.2. Chức năng của máy điện thoại: Trang 18
3.2.3. Các thông số liên quan: Trang 19
3.2.4. Nguyên lý thông tín điện thoại: Trang 20
3.2.5 Quay số: Trang 20
3.2.6. Kết nối thuê bao: Trang 21
3.3. cách hoạt động giữa tổng đài và máy điện thoại: Trang 22
3.3.1. Nguyên tắc hoạt động: Trang 22
3.3.2. Qui trình vận hành của hệ mạch điện thoại để bàn: Trang 24
3.4. Lý thuyết về mạch khuếch đại: Trang 26
3.4.1. Mạch khuếch đại không đảo: Trang 27
3.4.2. Mạch khuếch đại đảo: Trang 28
3.4.3. Mạch khuếch đại đệm: Trang 29
CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU CÁC IC CÓ LIÊN QUAN
4.1.VI ĐIỀU KHIỂN 89C51: Trang 30
4.1.1. Giới thiệu cấu trúc phần cứng IC 89C51: Trang 30
4.1.1.1. Sơ lược về các chân của 89C51: Trang 31
4.1.2. Chức năng các chân của 89C51: Trang 31
4.1.2.1. Port 0: Trang 31
4.1.2.2. Port 1: Trang 32
4.1.2.3. Port 2: Trang 32
4.1.2.4. Port3: Trang 32
4.1.2.5. Ngõ tín hiệu PSEN\ (Progam store enable): Trang 33
4.1.2.6. Ngõ tín hiệu điều khiển ALE (Address latch enable): Trang 33
4.1.2.7 Ngõ tín hiệu EA\ (External Access: truy xuất dữ liệu
bên ngoài) Trang33
4.1.2.8. Ngõ tín hiệu RST (Reset): Trang 33
4.1.2.9. Ngõ vào bộ dao động X1, X2: Trang 33
4.1.3. Tổ chức bộ nhớ: Trang 33
4.1.4. Các Thanh Ghi Trang 34
4.1.4.1. Thanh ghi từ trạng thái chương trình PSW Trang 34
4.1.4.2. Thanh ghi B: Trang 35
4.1.4.3. Thanh ghi con trỏ SP: Trang 35
4.1.4.4. Thanh ghi con trỏ dữ liệu DPTR: Trang 35
4.1.4.5. Các thanh ghi port xuất nhập: Trang 35
4.1.4.6. Thanh ghi TMOD: Trang 36
4.1.4.7 Thanh ghi TCON: Trang 36
4.1.4.8. Thanh ghi THx,TLx: Trang 37
4.1.4.9. Thanh ghi ngắt IE: Trang 37
4.1.5. Liên hệ các họ vi điều khiển: Trang 37
4.2. KHẢO SÁT IC THU PHÁT TONE MT8888: Trang 38
4.2.1. Sơ đồ chân: Trang 38
4.2.2. Mô tả chức năng: Trang 39
4.2.3. Cấu hình ngõ vào: Trang 40
4.2.4. Bộ thu: Trang 41
4.2.5. Mạch STEERING: Trang 42
4.2.6. Bộ lọc thoại: Trang 43
4.2.7. Bộ phát DTMF: Trang 43
4.2.8. Burst Mode Trang 44
4.2.9. Tạo Tone đơn (Single Tone): Trang 44
4.2.10. Mạch Clock DTMF: Trang 44
4.2.11. Bộ giao tiếp với vi xử lý: Trang 45
4.3. IC Phát Tiếng Nói ISD1420 Trang 49
4.3.1. Giới Thiệu IC ISD1420 Trang 49
4.3.2. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT Trang 50
4.3.3. Mô tả Trang 50
4.3.4. Nguyên Lý Hoạt Động Trang 51
4.4. IC TL082: Trang 56
4.4.1. Sơ đồ chân: Trang 56
4.4.2. Chức năng các chân: Trang 56
4.4.3. Thông số: Trang 57
4.5. IC 74LS47 Trang 57
4.6. OPTO 4N35. Trang 58
4.6.1. Sơ đồ chân: Trang 58
4.6.2. Thông số: Trang 58
CHƯƠNG 5: SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG
5.1. SƠ ĐỒ KHỐI HỆ THỐNG: Trang 60
5.2. CHỨC NĂNG CỦA TỪNG KHỐI: Trang 60
5.2.1. Khối cảm biến báo trộm: Trang 60
5.2.2. Khối vi xử lý trung tâm: Trang 60
5.2.3. Khối giải mã thu phát DTMF: Trang 61
5.2.4. Khối tạo tải giả Trang 61
5.2.5 . Khối phát hiện nhấc máy: Trang 61
5.2.6. Khối phát thông báo: Trang 61
5.2.7. Khối nguồn: Trang 61
5.2.8. Khối điều khiển Relay. Trang 10
5.2.9. Khối khuếch đại tín hiệu. Trang 10
5.2.10. Khối giải mã và hiển thị. Trang 10
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ PHẦN CỨNG
6.1. Khối cảm biến báo trộm: Trang 63
a. Sơ đồ nguyên lý: Trang 63
b. Nguyên lý hoạt động: Trang 63
6.2. Khối vi xử lý trung tâm: Trang 64
a. Sơ đồ nguyên lý: Trang 64
b. Nguyên lý hoạt động: Trang 64
6.3. Khối thu phát DTMF: Trang 65
a. Sơ đồ nguyên lý: Trang 65
b. Nguyên lý hoạt động : Trang 65
c. Thiết kế và tính toán mạch nhận và giải mã DTMF: Trang 67
6.4. Khối giải mã và hiển thị: Trang 68
a. Sơ đồ nguyên lý: Trang 68
b. Nguyên lý hoạt động: Trang 68
c. Thiết kế và tính toán: Trang 68
6.5.Mạch khuếch đại Tone ra: Trang 69
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 69
b.Nguyên lý hoạt động: Trang 69
c.Thiết kế và tính toán: Trang 69
6.6. Mạch khuếch đại Tone vào: Trang 69
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 70
b.Nguyên lý hoạt động: Trang 70
c.Thiết kế và tính toán: Trang 70
6.7. Khối kết nối thuê bao: Trang71
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 71
b.Nguyên lý hoạt động: Trang 71
6.7.1. Thiết kế và tính toán: Trang 71
a. Thiết kế mạch đóng ngắt Relay Trang 73
b. Thiết kế mạch tạo tải giả Trang 74
6.8. Mạch chống quá áp: Trang 74
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 75
b.Thiết kế và tính toán: Trang 75
6.10. Khối nguồn: Trang 75
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 75
6.11. Khối phát thông báo:
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 77
b.nguyên lý hoạt động: Trang 77
6.12. Khối cảm biến nhấc máy: Trang 78
a.Sơ đồ nguyên lý: Trang 78
b.nguyên lý hoạt động: Trang 78
c.Thiết kế: Trang 78
6.13. Sơ đồ khối toàn mạch: Trang 80
CHƯƠNG VII
LƯU ĐỒ GIÀI THUẬT VÀ CHƯƠNG TRÌNH
I.LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT Trang 81
1. CHƯƠNG TRÌNH CHÍNH : Trang 81
1.1 Lưu đồ giải thuật: Trang 81
1.2. Giải thích: Trang 82
2. CHƯƠNG TRÌNH CON RESET-MT8888 : Trang 83
2.1. Lưu đồ giải thuật : Trang 83
2.2. Giải thích : Trang 83
3. Chương trình con điều khiển MT8888: Trang 84
3.1. Lưu đồ: Trang 84
3.2. Giải thích : Trang 84
4. Chương trình con phát DTMF: Trang 85
4.1. Lưu đồ giải thuật: Trang 85
4.2. Giải thích: Trang 85
5. CHƯƠNG TRÌNH CON QUAY SỐ ĐIỆN THOẠI: Trang 86
5.1. Lưu đồ giải thuật: Trang 86
5.2.Giải thích : Trang 86
II. MÃ NGUỒN CHƯƠNG TRÌNH Trang 87
CHƯƠNG VIII: TÓM TẮT VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI Trang 92
II. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI Trang 93
 
PHẦN C: PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đài sẽ phục vụ như cuộc gọi nội đài.
Nếu số đầu là số qui ước gọi ra thì tổng đài phục vụ như một cuộc gọi liên đài qua trung kế và gửi toàn bộ phần định vị số quay sang tổng đài đối phương để giải mã.
Nếu số đầu là mã gọi các chức năng đặc biệt, tổng đài sẽ thực hiện các chức năng đó theo yêu cầu của thuê bao. Thông thường, đối với loại tổng đài nội bộ có dung lượng nhỏ từ vài chục đến vài trăm số, có thêm nhiều chức năng đặc biệt làm cho chương trình phục vụ thuê bao thêm phong phú, tiện lợi, đa dạng, hiệu quả cho người sử dụng làm tăng khả năng khai thác và hiệu suất sử dụng tổng đài.
Nếu thuê bao được gọi rảnh, tổng đài sẽ cấp tín hiệu chuông cho thuê bao với điện áp 90VRMS (AC), f = 25Hz, với chu kỳ 3s có 4s không. Đồng thời cấp âm hiệu hồi chuông (Ring Back Tone) cho thuê bao gọi, âm hiệu này là tín hiệu sin, tần số f = 425 ± 25Hz cùng chu kỳ nhịp với tín hiệu chuông gởi cho thuê bao được gọi.
Khi thuê bao được gọi nhấc máy, tổng đài nhận biết trạng thái nhấc máy này, tiến hành cắt dòng chuông cho thuê bao bị gọi kịp thời tránh hư hỏng đáng tiếc cho thuê bao. Đồng thời, tiến hành cắt âm hiệu Ring Back Tone cho thuê bao gọi và tiến hành kết nối thông thoại cho 2 thuê bao.
Tổng đài giải toả một số thiết bị không cần thiết để tiếp tục phục vụ cho các cuộc đàm thoại khác.
Khi hai thuê bao đang đàm thoại mà 1 thuê bao gác máy, tổng đài nhận biết trạng thái gác máy này, cắt thông thoại cho cả hai bên, cấp tín hiệu bận (Busy Tone) cho thuê bao còn lại, giải tỏa link để phục vụ cho các đàm thoại khác. Khi thuê bao còn lại gác máy, tổng đài xác nhận trạng thái gác máy, cắt âm hiệu báo bận, kết thúc chương trình phục vụ thuê bao.
Tất cả hoạt động nói trên của tổng đài điện tử đều được thực hiện một cách hoàn toàn tự động. Nhờ vào các mạch điều khiển bằng điện tử, điện thoại viên có thể theo dõi trực tiếp toàn bộ hoạt động của tổng đài ở mọi thời điểm nhờ vào các bộ hiển thị, cảnh báo.
Điện thoại viên có thể trực tiếp điều khiển các hoạt động của tổng đài qua các thao tác trên bàn phím, hệ thống công tắc….các hoạt động đó có thể bao gồm : nghe xen vào các cuộc đàm thoại, cắt cưỡng bức các cuộc đàm thoại có ý đồ xấu, tổ chức điện thoại hội nghị…. Tổng đài điện tử cũng có thể được liên kết với máy điện toán để điều khiển hoạt động hệ thống. Điều này làm tăng khả năng khai thác, làm tăng dung lượng, cũng như khả năng hoạt động của tổng đài lên rất nhiều.
3.3.2. Qui trình vận hành của hệ mạch điện thoại để bàn:
Hệ thống vận hành của điện thoại bàn như sau:
Hình 3 – 9: Sơ đồ qui trình vận hành điện thoại bàn
Khi tất cả các máy điện thoại để bàn đều gác tay thoại. Lúc này mức áp trên đường dây sẽ là trên dưới 48VDC và không có dòng điện chạy trên đường dây.
Khi máy điện thoại A nhấc tay thoại: Nội trở nhỏ của máy sẽ tạo ra dòng điện chạy trên đường dây, dấu hiệu này sẽ báo cho tổng đài điện thoại điện tử biết máy A đã nhấc tay thoại. Tổng đài điện thoại sẽ gửi tín hiệu mời tín hiệu mời quay số đến máy A.
Tín hiệu mời quay số có dạng Sin, tần số trong khoảng 350 ÷ 440 Hz, phát liên tục. Lúc này người ở máy A sẽ nhấn các phím số trên bàn phím để xin liên thông với máy cần gọi.( Ví dụ xin liên thông với máy B).
Nếu máy điện thoại bên A đang đặt ở mode Tone, thì mỗi phím số sẽ tương ứng với một tín hiệu âm thanh song tần, tín hiệu nhận dạng số này sẽ theo dây nối gửi về tổng đài điện thoại.
Nếu máy điện thoại đặt ở mode Pulse, thì mỗi phím số, mạch điều khiển bàn phím sẽ cho ngắt dây nối bằng số lần của phím số. Tổng đài sẽ ghi nhận số điện thoại mà máy A gửi về. Tổng đài sẽ tiến hành tìm số điện thoại mà máy A xin liên thông.
Nếu tổng đài điện thoại điện tử phát hiện máy B đang bận ( như đang nhấc tay thoại), thì tổng đài sẽ phát tín hiệu báo bận đến máy A. Tín hiệu báo bận này có dạng Sin, tần số khoảng 480Hz ÷620Hz, phát theo nhịp 0.5s ngưng 0.5s (nhịp nhanh)
Nếu tổng đài điện thoại điện tử phát hiện máy B không bận ( chưa nhấc tay thoại), thì tổng đài sẽ gửi tín hiệu báo chuông đến máy B. Lúc này bên máy B sẽ đổ chuông. Cùng lúc tổng đài cũng gửi tín hiệu hồi chuông đến máy A. Tín hiệu hồi chuông có tần số khoảng từ 440Hz ÷ 480Hz, phát theo nhịp 2s ngưng 4s. Tín hiệu này cho biết máy B đang trong trạng thái đổ chuông và chờ người đến nhấc tay thoại.
Khi ở máy B đã có người nhấc tay thoại: Lúc này dòng điện chạy trên dây sẽ báo cho tổng đài điện thoại điện tử biết là máy B đã có người đến tiếp nhận. Tổng đài điện thoại sẽ cho ngắt ngay tín hiệu báo chuông và cho nối dây, tạo sự liên thông giữa máy A và máy B.
Bảng 3 – 3: Các tín hiệu thường nghe thấy trên đường dây điện thoại để bàn
Tín hiệu mời quay số
350 Hz ÷ 440 Hz
Phát liên tục
Tín hiệu báo bận
480 Hz ÷ 620 Hz
Phát theo nhịp 0.5 s ngưng 0.5 s
Tín hiệu đổ chuông
440 Hz ÷ 480 Hz
Phát theo nhịp 2 s ngưng 4 s
Tín hiệu hồi chuông
440 Hz ÷ 480 Hz
Phát theo nhịp 1 s ngưng 3 s
Tín hiệu báo chuông
25 Hz
Phát theo nhịp 2 s ngưng 4 s
3.4. Lý thuyết về mạch khuếch đại:
Bộ khuếch đại thuật toán và các bộ khuếch đại thông thường về cơ bản không có sự khác nhau. Cả hai loại này đều dùng để khuếch đại điện áp, dòng điện hay công suất. Trong khi tính chất của bộ khuếch đại thông thường phụ thuộc vào kết cấu bên trong của mạch thì tác dụng của bộ khuếch đại thuật toán có thể thay đổi được và chỉ phụ thuộc vào các linh kiện mắc ở mạch ngoài. Để thực hiện được điều đó, bộ khuếch đại thuật toán phải có độ khuếch đại rất lớn, trở kháng vào rất lớn và trở kháng ra rất nhỏ.
Hình 3 – 10: Bộ khuếch đại thuật toán (BKĐTT)
Bộ khuếch đại thuật toán được biểu diễn như hình vẽ trên. Trong đó:
V+ , I+:điện áp và dòng điện ngõ vào không đảo.
V- , I- :điện áp và dòng điện ngõ vào đảo.
Vd :điện áp vào hiệu.
Bộ khuếch đại thuật toán khuếch đại hiệu điện áp:
Vd=V+ - V- ,với hệ số khuếch đại Ao > 0.
Do đó, điện áp sẽ là :
Vo=AoVd=Ao (V+ - V-)
Nếu V- = 0 thì Vo=AoV+, lúc này điện áp ra đồng pha với điện áp vào V+. Vì vậy người ta gọi ngõ (+) là ngõ vào không đảo hay ngõ vào thuận của bộ khuếch đại thuật toán.
Nếu V+=0 thì Vo= -AoV- , dấu trừ thể hiện điện áp ra ngược pha với điện áp vào nên người ta gọi cửa (-) là cửa vào đảo của bộ khuếch đại thuật toán.
Ngoài ra, một bộ khuếch đại thuật toán thường có 3 tính chất để trở thành một OP-AMP lý tưởng:
Độ lợi vô hạn.
Trở kháng vào vô cùng lớn.
Trở kháng ra bằng 0..
Theo lý thuyết, nếu op-amp có độ lợi vô hạn thì một điện áp ngõ vào cực nhỏ thì ngõ ra tương ứng phải có điện áp ra lớn vô hạn. Thực sự thì độ lợi cũng không thể nào vô hạn, ngay cả trường hợp độ lợi rất lớn cũng không thể có. Tuy nhiên, nếu nó đúng khi ngõ vào rất nhỏ sẽ tạo điện áp ngõ ra đến gần giá trị cực đại (dương hay âm). Trong thực tế, chúng ta ít khi được như vậy mà thường dùng th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status