Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ - TKV - pdf 18

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ - TKV



Doanh thu thuần là một chỉ tiêu hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp nhưng cái mà doanh nghiệp quan tâm cuối cùng không phải là doanh thu thuần mà là phần lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận sau thuế). Để đánh giá sự đóng góp của tài sản lưu động trong việc tạo ra lợi nhuận sau thuế ta sử dụng chỉ tiêu hệ số sinh lời của tài sản lưu động.
Hệ số sinh lời TSLĐ = LNST /TSLĐBQ
Năm 2006: 0,22
Năm 2007: 0,1
Năm 2008: 0,2
Ta thấy hệ số sinh lời của tài sản lưu động giảm và không ổn định. Năm 2006, một đồng tài sản lưu động tạo ra được 0,22 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng sang năm 2007 một đồng tài sản lưu động chỉ tạo ra 0,1 đồng lợi nhuận sau thuế (giảm 54% so với năm 2006) và đến năm 2008 có 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng tài sản lưu động (giảm 9% so với năm 2006 nhưng tăng 50% so với năm 2007). Nguyên nhân là do năm 2007 lợi nhuận sau thuế của công ty giảm mạnh.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ãng phí” đối với doanh nghiệp, vì doanh nghiệp không thể sử dụng loại TSLĐ này hay nói chính xác hơn là không sử dụng như một loại tài sản có tính thanh khoản tốt. Đến 2 năm tiếp theo, lượng tiền này đã giảm đáng kể, như vậy doanh nghiệp đã có tìm ra cách vận chuyển tiền hiệu quả hơn.
* Khoản phải thu: Công ty Công nghiệp hoá chất mỏ là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, có nhiều khách hàng nên các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn, cả 3 năm đều trên 40%. Trong các khoản phải thu ngắn hạn, phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng cao nhất (năm 2006 là 88%, năm 2007 là 81% và đến năm 2008 tăng lên 93%). Như vậy, công tác thu hồi nợ của công ty chưa thực sự hiệu quả. Riêng tỉ trọng phải thu khách hàng so với tổng tài sản lưu động năm 2008 tăng lên so với cả 2 năm 2006 và 2007, đạt 39%, con số này ở mức cao, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do tiền nhàn rỗi bị các khách hàng chiếm dụng.
So sánh các khoản phải thu của khách hàng và doanh thu thuần ta thấy.
Bảng 2.4 : So sánh doanh thu thuần và phải thu khách hàng
Đơn vị: tỉ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu thuần
1487,895
1678,531
2960,210
Phải thu khách hàng
108,305
112,338
217,903
Phải thu khách hàng
Doanh thu thuần
7,28%
6,69%
7,36%
Nguồn: Phòng thống kê - kế toán - tài chính
So với doanh thu thuần, thì số tiền khách hàng còn nợ doanh nghiệp chỉ chiếm từ 6.69% đến 7,36%, nghĩa là 100 đồng doanh thu có khoảng 6 đến 7 đồng khách hàng nợ. Như vậy, doanh nghiệp không bị ảnh hưởng quá nhiều do các khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn, tuy nhiên xét về lâu dài, doanh nghiệp cần quan tâm hơn nũa đến việc giảm luợng tiền nhàn rỗi này.
* Hàng tồn kho: cũng vì là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên khoản mục này trong tổng tài sản lưu động chiếm tỉ trọng lớn.
Bảng 2.5: Giá trị các thành phần trong hàng tồn kho các năm
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Hàng tồn kho
135771494
133153780
314423444
Hàng mua đang trên đường
1405009
4113432
15192956
Nguyên vật liệu
22145718
11462150
93137041
Công cụ, dụng cụ
2935723
2803339
5248856
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
19926610
15596043
8113687
Thành phẩm
5386507
7388358
9978510
Hàng hoá
83971927
91790458
182752394
Nguồn: Phòng tổng hợp – thống kê – kế toán
Trong các thành phần của hàng tồn kho, năm 2008 đều tăng so với cả 2 năm trước đó. Năm 2007 có giá trị hàng tồn kho nhỏ nhất trong 3 năm. Nguyên nhân là do nguyên vật liệu, công cụ công cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang giảm. Tuy vậy, giá trị thành phẩm và hàng hoá năm 2007 cao hơn năm 2006, như vậy là công ty đang gặp khó khăn trong việc bán hàng. Năm 2007, không những sản xuất kém mà lượng hàng tiêu thụ cũng không được nhiều. Sang đến năm 2008, có thể thấy nền kinh tế lạm phát đã ảnh hưởng lớn đến giá trị mua nguyên vật liệu của doanh nghiệp, công cụ công cụ và đặc biệt là lượng hàng hoá cũng tăng cao, duy chỉ có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là giảm đi.
Biểu đồ 2.6: Tỉ trọng các thành phần của hàng tồn kho
Nguồn: Phòng tổng hợp kế toán thống kê
Nhìn vào biểu đồ trên, ta thấy rõ 3 chỉ tiêu nguyên vật liệu, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và hàng hoá là 3 khoản mục có tỉ trọng cao nhất trong các thành phần của hàng tồn kho của doanh nghiệp. Cao nhất vẫn là chỉ tiêu giá trị hàng hoá cũng bởi vì doanh nghiệp sản xuất ngành hàng vật liệu nổ công nghiệp cần nhiều nguyên vật liệu cũng như lượng hàng hoá lưu kho nhiều. Trong khi tỉ trọng hàng đang mua trên đường, thành phẩm và hàng hoá tăng dần qua các năm thì tỉ trọng công cụ công cụ và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lại giảm dần do vào thời điểm cuối năm công ty có nhiều đơn đặt hàng.
* Tài sản ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng TSLĐ của doanh nghiệp. Năm 2006 là 2.5%, năm 2007 chiếm 5.1%, năm 2008 là 3%. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp chủ yếu bao gồm thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, do doanh nghiệp phải mua nhiều nguyên vật liệu để sản xuất.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình sử dụng tài sản lưu động của công ty chưa hợp lý. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động, đây là một điều mà bất kỳ một nhà quản lý kinh doanh nào cũng không mong muốn, vì tài sản lưu động nằm trong khâu này đều không những không sinh lời mà ngược lại có nguy cơ mất vốn lớn. Nguyên nhân của hiện tượng này là do chưa làm tốt công tác thu hồi nợ do khách hàng chiếm dụng, vì vậy doanh nghiệp cần tích cực thu hồi để tăng nguồn thu, quay nhanh vòng vốn và tăng lượng tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán.
Nguồn đầu tư cho tài sản lưu động
Trong một doanh nghiệp, nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành nên TSCĐ, phần còn lại của nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn đầu tư hình thành TSLĐ. Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên.
VLĐ thường xuyên là một chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó thể hiện nguồn đầu tư cho TSLĐ.
Ở công ty công nghiệp hóa chất mỏ, nguồn vốn ngắn hạn bao gồm vay ngắn hạn, nợ phải trả ngắn hạn và các khoản chiếm dụng vốn ngắn hạn khác hay chính là khoản mục tổng Nợ ngắn hạn.
Biểu đồ 2.7 : Vốn lưu động thường xuyên của công ty công nghiệp hoá chất mỏ
Đơn vị: tỉ đồng
Nguồn: Phòng thống kê – kế toán
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, năm 2007 do nợ ngắn hạn tăng nhiều hơn về số tuyệt đối so với TSLĐ nên lượng vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn 2 năm còn lại. Nhưng cả 3 năm, vốn lưu động thường xuyên của công ty luôn dương chứng tỏ nợ ngắn hạn được sử dụng toàn bộ để tài trợ cho TSLĐ. Đây là mức cân bằng tài chính được coi là “cân bằng tốt”, an toàn và bền vững, tức là nguồn vốn ngắn hạn của doanh nghiệp không những được sử dụng để tài trợ cho TSCĐ mà còn được sử dụng để tài trợ một phần cho TSLĐ. Vốn lưu động thường xuyên được tài trợ chủ yếu cho các tài sản có tính thanh khoản cao. Vì vậy, công ty có đủ vốn để thanh toán các khoản nợ đến hạn và dự trữ được nhiều hàng tồn kho hơn, giúp cho việc sản xuất không bị gián đoạn.
Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty công nghiệp hoá chất mỏ
Thay đổi về quy mô, tỉ trọng TSLĐ so với tổng tài sản
* Sự thay đổi quy mô TSLĐ
Bảng 2.8: Thay đổi quy mô của TSLĐ của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số tiền
Số tiền
Tăng so 2006(%)
Số tiền
Tăng so 2006(%)
Tăng so 2007(%)
Tổng tài sản lưu động
301523
337166
11.8
558908
85.36
65.77
Nguồn: phòng tổng hợp – thống kê – kế toán.
Quy mô TLSĐ tăng qua các năm. Đặc biệt là năm 2008, tăng gấp 85,36% so với năm 2006 và 65,77% so với năm 2007. Sự thay đổi này góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo nên giá trị lợi nhuận rất cao trong năm 2008 như đã trình bày ở trên.
*Tỉ trọng TSLĐ trong tổng tài sản
Bảng 2.9: Tỉ trọng TSLĐ trong tổng tài sản
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tài sản
410730071 ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status