Phương pháp tính và hạch toán thuế giá trị gia tăng hiện nay - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Phương pháp tính và hạch toán thuế giá trị gia tăng hiện nay



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 3
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THUẾ 3
I. Khái niệm 3
II. Vai trò của thuế trong nền kinh tế thị trường 3
1. Vai trò đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước 4
2. Vai trò làm công cụ điều tiết vĩ mô cơ bản của nhà nước 4
2.1. Thuế góp phần bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát 4
2.2. Thuế là công cụ để định hướng sản xuất, định hướng tiêu dùng 5
2.3. Thuế là công cụ quan trọng để điều tiết thu nhập: 5
2.4. Thuế là một công cụ có hiệu quản nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế 5
III. Phân loại thuế 6
1. Căn cứ vào đối tượng chịu thuế 6
1.1. Thuế trực thu 6
1.2. Thuế gián thu 6
2. Căn cứ vào đối tượng thuế 6
1.1. Thuế thu nhập 6
1.2. Thuế tài sản 7
1.3. Thuế đánh vào hoạt động bán và hàng hóa 7
IV. Sự cần thiết phải nghiên cứu phương pháp tính và hạch toán thuế 7
PHẦN II: NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HẠCH TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 9
I. Khái quát chung về thuế GTGT 9
II. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng 9
1. Phương pháp khấu trừ thuế 9
2. Phương pháp trực tiếp 11
III. Nguyên tắc hạch toán thuế GTGT 13
IV. Sổ sách, chứng từ kế toán thuế GTGT 14
1. Hoá đơn GTGT 14
2. Hóa đơn bán hàng 14
3. Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 14
4. Bảng kê thu mua nông sản, lâm sản, thủy sản của người trực tiếp sản xuất 15
5. Sổ theo dõi thuế GTGT 15
6. Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại 15
7. Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm 15
V. Hạch toán thuế GTGT 15
1. Tài khoản sử dụng 15
2. Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ 16
PHẦN III: TÌNH HÌNH ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TÍNH VÀ HẠCH TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG HIỆN NAY 24
I. Đánh giá tình hình 24
1. Những thành tựu đạt được 24
2. Những vướng mắc tồn tại 25
II. Một Số giải pháp 27
1. Giải pháp 27
2. Giải pháp chung 29
KẾT LUẬN 30
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

vào hoạt động bán và hàng hóa
Là loại thuế có đối tượng đánh thuế là việc bán hàng và hàng hoá.
Việc bán hàng là thực hiện một giao dịch nghiệp vụ vì vậy người ta còn gọi là thuế giao dịch nghiệp vụ, cơ sở đánh thuế là giá trị bằng tiền của từng nghiệp vụ. Thực chất của loại thuế này là đánh vào tiêu dùng hàng hóa. Trong thuế bán hàng, người ta còn đánh vào việc tiêu dùng một số hàng hóa đặc biệt và được gọi là thuế hàng hóa.
IV. Sự cần thiết phải nghiên cứu phương pháp tính và hạch toán thuế
Xét về mặt lý luận, bất kỳ một sắc thuế nào cũng bao gồm nhiều nội dung như đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, kê khai thu nộp quyết toán thuế,... trong đó phương pháp tính thuế là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của pháp luật thuế. Phương pháp tính thuế do Nhà nước đặt ra dựa trên các căn cứ tính thuế (giá tính thuế và thuế suất) và một số điều kiện khác có liên quan để xác định số thuế mà đối tượng nộp thuế cụ thể phải nộp. Thông qua phương pháp tính thuế, các căn cứ tính thuế được chuyển thành các đối tượng cụ thể và rất có ý nghĩa thực tiễn. Đó là số thuế mỗi nhóm nhất định phải nộp. Số thuế này sẽ được các đối tượng nộp thuế đưa vào ngân sách qua con đường là chế độ kê khai, thu nộp, miễn giảm thuế. Điều đó có nghĩa là phương pháp tính thuế đã cụ thể hoá, liên kết các nội dung của pháp luật thuế với nhau và qua đó thể hiện bản chất của thuế. Vì vậy, việc đưa ra một phương pháp tính thuế đúng đắn, khoa học và phù hợp với tình hình thực tiễn hay không là vô cùng quan trọng. Còn kế toán tổng hợp nói chung và kế toán thuế nói riêng với chức năng giúp chủ doanh nghiệp trong công tác tổ chức kế toán, thống kê nhằm cung cấp được những thông tin về hoạt động kinh tế - tài chính của doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời do đó cần tổ chức hạch toán các loại thuế theo các qui định của chế độ kế toán cũng như của pháp luật hiện hành.
Xét về mặt thực tiễn, bắt đầu từ ngày 1/1/1999 hai luật thuế mới là thuế giá trị gia tăng (còn gọi là VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp được đưa vào áp dụng thay thế cho luật thuế lợi tức và thuế doanh thu. Sự thay thế này có nghĩa là đã có một số sự thay đổi so với hai luật thuế trước đây như thay đổi về phương pháp tính thuế trong “thuế giá trị gia tăng” hay mở rộng đối tượng đánh thuế trong “thuế thu nhập doanh nghiệp”. Và khi đưa vào thực thi trong giai đoạn đầu này thì không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc nhất định. Ngoài ra, một số loại thuế khác trong doanh nghiệp cũng có một vài sửa đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế đất nước và thông lệ quốc tế như thuế tiêu thụ đặc biệt (Luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới; Sửa đổi, bổ sung thuế xuất nhập khẩu - có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999) nhằm giúp cho Việt Nam dễ dàng hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Như vậy, cả lý luận và thực tiễn đều cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề “phương pháp tính và hạch toán thuế” mà trong phạm vi bài viết này chỉ là một số loại thuế trong doanh nghiệp, đó là thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Hơn nữa, qua các cách phân loại thuế đã nêu trên thì cách “phân loại theo đối tượng nộp thuế” là đơn giản, dễ hiểu và thấy rõ được ưu nhược điểm của từng loại thuế hơn cả nên bài viết sẽ được trình bày theo cách phân loại này.
Phần II - Nội dung phương pháp tính và hạch toán thuế giá trị gia tăng
I. Khái quát chung về thuế GTGT
- Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
- Đây là một điển hình của loại thuế gián thu bởi vì thuế này do các nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ người tiêu dùng thông qua việc tính gộp vào giá bán mà người tiêu dùng phải thanh toán tức là người nộp thuế không đồng nhất với người chịu thuế. Mục đích của thuế GTGT là nhằm “góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hóa, dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước” (trích Lời nói đầu của Luật thuế giá trị gia tăng).
- Đối tượng nộp thuế GTGT bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh (gọi chung là cơ sở kinh doanh) và các tổ chức cá nhân khác có nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu).
- Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam trừ các đối tượng thuộc diện không phải chịu thuế giá trị gia tăng (đã được qui định chi tiết tại Điều 4 - Nghị định số 28/1998/NĐ - CP).
II. Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Hiện nay tại Việt Nam, chúng ta áp dụng cả hai phương pháp tính thuế GTGT , đó là phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (phương pháp trực tiếp) và phương pháp khấu trừ. Đối tượng áp dụng và việc xác định thuế phải nộp theo từng phương pháp sau:
1. Phương pháp khấu trừ thuế
- Đối tượng áp dụng:
Các đơn vị, tổ chức kinh doanh, bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, các công ty cổ phần, hợp tác xã và các đơn vị tổ chức kinh doanh khác, trừ các đối tượng áp dụng tính thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
- Xác định thuế GTGT phải nộp:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào
Trong đó:
=
x
Thuế GTGT Giá tính thuế của hàng hoá, Thuế suất thuế GTGT
đầu ra dịch vụ chịu thuế bán ra của hàng hóa, dịch vụ đó
=
Thuế GTGT Tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa,
đầu vào dịch vụ hay chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hóa nhập khẩu.
Giá tính thuế là giá của hàng hóa dịch vụ chưa có thuế GTGT . Đối với hàng hóa, dịch vụ có tính đặc thù dùng các chứng từ như tem bưu chính, vé cước vận tải, ... ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì giá chưa có thuế được xác định như sau:
Giá chưa có thuế GTGT
=
Giá thanh toán (tiền bán vé, bán tem,...)
1+(%) thuế suất của hàng hóa, dịch vụ đó.
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
+ Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.
+ Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng nào được kê khai khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã xuất dùng hay còn để trong kho.
Riêng đầu vào của tài sản cố định (TSCĐ) được khấu trừ lớn thì được khấu trừ dần hay hoàn thuế theo qui định của Chính phủ.
+ Thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
+ Trường hợp cơ sở sản xuất, chế biến mua nông sản, lâm sản, thuỷ sản chưa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status