Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Minh Khai - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Quân Đội – Chi nhánh Minh Khai



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 2
PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG 2
CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1. Tín dụng ngân hàng 2
1.1. Khái niện tín dụng ngân hàng 2
1.2. Phân loại tín dụng ngân hàng 2
1.3. Vai trò tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế 5
1.4. Rủi ro tín dụng 6
2. Thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của NHTM 7
2.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của NHTM 7
2.2. Nội dung thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của NHTM 8
2.2.1. Thẩm định mức độ tin cậy của các báo cáo tài chính 8
2.2.2. Thẩm định các báo cáo tài chính 10
2.3. Chỉ tiêu phán ánh chất lượng công tác thẩm định tài chính trong hoạt động cho vay của NHTM 21
3. Hoạt động cho vay DNV&N của NHTM 23
3.1. Khái niệm và đặc điểm của DNV&N 23
3.1.1. Khái niện DNV&N 23
3.1.2. Đặc điểm của DNV&N 24
3.1.3. Điều gì cần lưu ý trong cho vay DNV&N 28
3.2. Vai trò tín dụng của NHTM đối với DNV&N 29
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới thẩm định tài chính trong cho vay DNV&N 30
4.1. Nhân tố chủ quan 30
4.2. Nhân tố khách quan 30
CHƯƠNG II 32
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG 32
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH MINH KHAI 32
1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Minh Khai 32
1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Minh Khai 32
1.2. Những kết quả đạt được 34
2. Thực trạng công tác thẩm định tài chính trong cho vay đối với các DNV&N tại chi nhánh Minh Khai 38
2.1. Quy trình thẩm định tài chính trong cho vay đối với các DNV&N tại chi nhánh Minh Khai 38
2.2. Nội dung thẩm định tài chính trong cho vay đối với các DNV&N tại chi nhánh Minh Khai 39
3. Đánh giá chất lượng công tác thẩm định tài chính trong cho vay đối với các DNV&N tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Minh Khai 52
3.1. Kết quả đạt được 52
3.2. Hạn chế và nguyên nhân 54
CHƯƠNG III 56
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH 56
TÀI CHÍNH TRONG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI – CHI NHÁNH MINH KHAI 56
1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay DNV&N tại Ngân hàng Quân Đội – chi nhánh Minh Khai 56
2. Đề xuất nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính trong cho vay DNV&N tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi nhánh Minh Khai 57
2.1. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin 57
2.2. Hoàn thiện nội dung thẩm định 58
2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD 59
2.4. Giải pháp về trang thiết bị, công nghệ ngân hàng 61
2.5. Giải pháp về tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát 61
3. Một số kiến nghị 62
3.1. Với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan 62
3.2. Với Ngân hàng Nhà nước 63
3.3. Với Ngân hàng TMCP Quân Đội 64
KẾT LUẬN 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 66
PHỤ LỤC 67
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nghiệp đã phải thốt lên: “Nghĩ đến chuyện xin cấp đất, thuế đất tui như nhìn thấy trên con đường có những tấm rào không thể vượt qua”. Làm con đường, chỉ cho người ta đích nhưng lại xây rào quá dày, quá cao thì còn nói chuyện gì nữa”. Thực trạng này đang diễn ra và không phải cá biệt.
Một thách thức có tính nội tại nhưng không phải là nhỏ nữa là, hiện nay phần lớn công nghệ do các DNV&N đang sử dụng đã lạc hậu hàng chục năm, có khi vài chục năm. Có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ nhập thuộc thế hệ 1960 – 1970, 75% số thiết bị đã hết khấu hao, 50% là đồ tân trang... Tỷ lệ đầu tư cho đổi mới công nghệ của các DNV&N Việt Nam chỉ chiếm khoảng 0,2% - 0,3% doanh thu. Đây là một tỷ lệ quá thấp so với các nước trong khu vực như Ấn Độ là 5%, Hàn Quốc 10%. Điều này dẫn đến tình trạng sản phẩm làm ra không thể đáp ứng được mẫu mã, chất lượng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh, đến việc nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Thêm vào nữa, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý cũng như tay nghề của lực lượng lao động trong các DNV&N của chúng ta hiện nay cũng được đánh giá là thấp so với nhu cầu, chứ không phải là ưu điểm như chúng ta vẫn tưởng.
Khi nói đến các DNV&N là nói đến các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Các DNV&N chủ yếu gồm các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần có quy mô nhỏ, phân tán, khả năng liên kết với nhau kém, hoạt động trong nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực chính là thương mại và dịch vụ đời sống, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, xây dựng và dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách.
Đội ngũ quản lý, các chủ DNV&N chưa được đào tạo đầy đủ, khả năng cập nhật thông tin còn yếu. Trình độ tổ chức, quản lý, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh còn non kém. Gần 50% số chủ doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh không có bằng cấp chuyên môn và chỉ có trên 31% chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên. Chủ doanh nghiệp hoạt động dựa trên kinh nghiệm và các mối quan hệ thân quen. Đội ngũ lao động ít được đào tạo bài bản, thiếu kỹ năng (chỉ có 5,18% có trình độ đại học nhưng có tới gần 75% chưa tốt nghiệp PTTH).
Chính vì thế các DNV&N gặp rất nhiều vấn đề khi tiếp cận các nguồn vốn. Số lượng DNV&N chiếm trên 90% tổng số doanh nghiệp, song tổng số vốn cho sản xuất, kinh doanh mới chỉ bằng 30% so với tổng vốn của các doanh nghiệp trong cả nước. vấn đề “đầu tiên” có ý nghĩa quyết định, các DNV&N còn gặp khó khăn không nhỏ, nhất là các khoản vay trung hạn, dài hạn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Đặc biệt, các khoản vay có bảo lãnh rất hiếm khi dành cho các DNV&N.
Về mối quan hệ tín dụng với ngân hàng, các DNV&N được coi là nhóm khách hàng có nhiều lợi thế của các tổ chức tín dụng là bạn hàng cùng kinh doanh giữa một bên là sản xuất hàng hoá, kinh doanh thương mại và dịch vụ, và một bên là kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nhưng, việc đầu tư cho loại hình DN này thường có độ rủi ro cao và chi phí giao dịch lớn. Do các ngân hàng vẫn nhìn nhận các DNV&N là khách hàng có nhiều rủi ro nên họ rất thận trọng và rè rặt trong việc cho vay. Hiện nay, quy mô vốn bình quân của một doanh nghiệp  quá nhỏ, để đầu tư cho công nghệ và trang thiết bị hiện đại là rất khó khăn và hạn chế, trong khi phải cạnh tranh ngày càng quyết liệt với các doanh nghiệp khác nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa nhiều doanh nghiệp thường thiếu và khó khăn về mặt bằng sản xuất không được ưu tiên, họ phải sử dụng đất nhà riêng và thuê mướn của tư nhân với giá thuê đất cao để làm mặt bằng sản xuất. Các doanh nghiệp lớn thuộc khu vực kinh tế quốc doanh thường được ưu đãi về địa điểm và diện tích nhưng về hiệu quả sử dụng thì lại kém và lãng phí.
Trong những năm gần đây, xu hướng mở rộng đầu tư tín dụng đối với loại hình DNV&N của các tổ chức tín dụng không ngừng được tăng lên, tập trung là các ngân hàng cổ phần ở đô thị, ngân hàng thương mại nhà nước.
3.1.3. Điều gì cần lưu ý trong cho vay DNV&N
Hiện nay, các DNV&N chưa thực sự quan tâm đến việc minh bạch tài chính khiến cho các ngân hàng thiếu niềm tin vào doanh nghiệp và dè dặt trong việc cho vay. Các NHTM tại Việt Nam hiện nay cho vay chủ yếu dựa trên tài sản đảm bảo. Điều này là cần thiết nhưng đôi khi lại hạn chế khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này vừa cần nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng nhà xưởng, nâng cấp máy móc thiết bị vừa cần nguồn vốn ngắn hạn để sản xuất hàng xuất khẩu. Vì vậy trong nhiều trường hợp giá trị tài sản không đủ để đảm bảo cho các khoản vay, dẫn đến việc các ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Hơn nữa, các ngân hàng còn e ngại khi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay, do hiệu quả không cao mà độ rủi ro lại rất lớn. Vì các DNV&N chưa biết cách xây dựng dự án, khả năng tài chính kế toán còn hạn chế, các bản báo cáo tài chính, sổ sách kế toán không rõ ràng minh bạch, nên nhìn vào không đánh giá được năng lực của doanh nghiệp… và đây là rủi ro rất lớn khi ngân hàng thực hiện cho vay.
Chính vì vậy mà khi muốn cho DNV&N vay vốn, các ngân hàng thường yêu cầu có tài sản thế chấp. Nhưng tài sản của DNV&N thường không lớn nên vấn đề cho các DNV&N vay là không dễ.
3.2. Vai trò tín dụng của NHTM đối với DNV&N
Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ hỗ trợ sự ra đời và phát triển của các DNV&N. Tín dụng ngân hàng không những hỗ trợ vốn cho các DNV&N trong quá trình hoạt động và phát triển mà ngay từ khi hình thành và đi vào hoạt động ban đầu, nếu không có nguồn hỗ trợ tích cực của tín dụng ngân hàng thì nhiều doanh nghiệp cực kỳ khó khăn, thậm chí không hình thành được.
Tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho DNV&N phát triển. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thường dựa vào 3 nguồn vốn chủ yếu: vốn từ ngân sách, vốn ngân hàng và vốn tự có. Tuy nhiên, đối với DNV&N nguồn vốn ngân sách cấp rất ít ỏi, vốn tự có thì hạn chế. Chính vì vậy tín dụng ngân hàng là nguồn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, trong thực tiễn không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Sự mở của của thị trường vốn tín dụng từ ngân hàng còn tùy thuộc vào môi trường đầu tư và các yếu tố liên quan khác. Các ngân hàng có khả năng huy động mọi nguồn vốn trong nền kinh tế và các tầng lớp dân cư để đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp.
Tín dụng ngân hàng giúp DNV&N nâng cao năng lực cạnh tranh vì nó cung cấp nguồn vốn cho các DNV&N có thể đổi mới thiết bị công nghệ. Nếu như trước đay, các doanh nghiệp cạnh tranh chủ yếu thông qua giá cả của sản phẩm thì ngày nay với xu thế toàn cầu hóa, cạnh tranh lại chuyển sang chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Muốn cạnh tranh được, đòi hổi doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ.
Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực đi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status