Tiêu thức, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Tiêu thức, đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép Việt Nam



Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu thiết yếu về ăn mặc được tăng cao, tạo điều kiện mở rộng thị trường trong nước. Tuy nhiên, do chưa tập trung khai thác và đáp ứng thị hiếu của số đông, nên hàng năm chỉ có khoảng 6-8 triệu đôi giầy da và 20 triệu đôi giầy nữ, giày vải, giầy thể thao được tiêu thụ tại thị trường nội địa. Trong khi đó, giầy dép Trung Quốc với mẫu mã đa dạng, kiểu dáng phong phú được bán với giá rẻ do nhập lậu, trốn thuế đã khiến cho giày dép Việt Nam bị cạnh tranh gay gắt và tỏ ra yếu thế trên sân nhà.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ện nay.
1.2.4.Các dịch vụ trước, trong và sau khi bán
Khi đánh gía khả năng cạnh tranh của một sản phẩm, không thể không
nhắc đến một nhân tố, đó là các dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán. Trong thời đại ngày nay, các dịch vụ bán và dịch vụ sau khi bán ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Một doanh nghiệp có các dịch vụ bán và sau khi bán hợp lý, sản phẩm của doanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh cao hơn trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Trong quá trình bán hàng, khâu quan trọng nhất là chào mời khách hàng. Điều này đòi hỏi người bán hàng phải thật sự tôn trọng khách hàng, lịch sự, ân cần, và chu đáo. Việc tiếp theo là doanh nghiệp cần tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất trong thanh toán, có chính sách tài chính và tiền tệ hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc mua bán với khách hàng. Sau khi bán hàng, phải có những dịch vụ như bao bì và giao hàng đến tận tay người mua, các dịch vụ bảo hành, sửa chữa hàng hoá…Những dịch vụ này nhằm tạo sự tin tưởng, uy tín của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Tuy nhiên để các dịch vụ trên phát huy được hiệu quả, doanh nghiệp cần cung cấp một cách nhanh nhất, chính xác nhất, kịp thời nhất….Hiện nay, các doanh nghiệp còn sử dụng rất rộng rãi các biện pháp như:tổ chức các chương trình khuyến mại, chiết khấu hàng hoá khi mua với số lượng lớn, tăng gía..nhằm thu hút khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm các nhân tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp và các nhân tố thuộc về môi trường. Dưới đây xin nêu một vài nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm
1.3.1.Các nhân tố thộc về nội bộ doanh nghiệp
1.3.1.1.Công nghệ
Có thể hiểu công nghệ là tổng hợp của rất nhiều các phương tiện kỹ thuật, kỹ năng, phương pháp được dùng để chuyển hoá các nguồn lực thành một loại sản phẩm hay một loại dịch vụ nào đó.
Thế kỷ XX là thế kỷ của khoa học và công nghệ. Do đó việc phân tích và phán đoán sự biến đổi công nghệ là rất quan trọng và cấp bách hơn lúc nào hết. Những ví dụ thường được dẫn ra với sự xuất hiện của điện tử, tin học và công nghệ sinh học.
Sự thay đổi của công nghệ đương nhiên ảnh hưởng tới chu kỳ sống của một sản phẩm hay một dịch vụ. Thực tế trên thế giới đã chứng kiến sự biến đổi công nghệ làm chao đảo, thậm chí mất đi nhiều lĩnh vực nhưng đồng thời cũng lại xuất hiện nhiều lĩnh vực kinh doanh mới, hay hoàn thiện hơn. Do vậy, các doanh nghiệp phải tính tới sự tác động của môi trường công nghệ mà có thái độ ứng xử phù hợp. Bước sang thế kỷ XXI, là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Thời đại kinh tế tri thức sẽ thay thế thời đại công nghiệp. Vậy thì các doanh nghiệp phải có đường đi nước bước như thế nào? là câu hỏi không phải dễ trả lời.
1.3.1.2.Nguồn nhân lực
Chất lượng nguồn nhân lực có ý nghiã quan trọng đối với cơ cấu sản xuất, khả năng cạnh tranh, xuất khẩu của sản phẩm.Đây là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm . Cho dù trình độ khoa học công nghệ có hiện đại đến đâu thì nhân tố con người vẫn được coi là nhân tố căn bản nhất tác động tới chất lượng các hoạt động sản xuất sản phẩm và các hoạt động dịch vụ . Trình độ chuyên môn, tay nghề kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tính kỷ luật, tinh thần hiệp tác phối hợp, khả năng thích ứng với sự thay đổi, nắm bắt thông tin của mọi thành viên trong doanh nghiệp tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó, phát triển hơn nữa nguồn nhân lực là yếu tố chủ yếu quyết định tốc độ tăng trưởng công nghiệp, kinh tế và là yếu tố để tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào, người lao động khéo léo, chăm chỉ, tiền công tiền lương của lao động lại rất thấp. Đó là một lợi thế trong cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực càng rẻ không còn là một lợi thế so sánh của các doanh nghiệp Việt Nam nữa. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các chính sách nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp của giám đốc, nâng cao trình độ tay nghề của lao động,trình độ và kiến thức về tiếp thị, tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin, chú trọng đến những sáng kiến cải tiến của người lao động ở các khâu khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần có các hình thức khuyến khích lao động cả về vật chất lẫn tinh thần, góp phần nâng cao năng suất lao động, khả năng sáng tạo của người lao động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp.
1.3.1.3.Uy tín, thương hiệu của sản phẩm
Uy tín doanh nghiệp, thương hiệu của những sản phẩm là những tài sản vô hình rất quan trọng của doanh nghiệp.
Uy tín của doanh nghiệp tạo nên sự tin cậy của các nhà cung ứng, và sự tin tưởng của khách hàng. Điều đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc giành giật khách hàng về phía mình, đặc biệt thực hiện linh hoạt trong khâu hợp đồng, thanh toán như: quy ước về giá cả, số lượng, kích cỡ, mẫu mã bằng văn bản hay bằng miệng hay thanh toán với các hình thức như bán trả góp, bán chịu, bán gối đầu…Do vậy uy tín của doanh nghiệp trở thành sắc bén trong cạnh tranh, tạo cơ hội mở rộng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Cùng với uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm cũng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó. Một thương hiệu mạnh có thể giúp cho các doanh nghiệp đạt được vị thế dẫn đầu trong ngành. Thương hiệu càng nổi tiếng thì khả năng tăng thị phần của sản phẩm trên thị trường càng cao. Nhờ đó doanh nghiệp có thể điều tiết thị trường, định gía cao hơn, chi phối làm cho các đối thủ phải nản lòng khi muốn chia thị phần với họ. Do đó, để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh. Đây là một công việc rất khó khăn đòi hỏi rất nhiều nỗ lực của các doanh nghiệp.
1.3.1.4.Nguồn lực về tài chính
Khả năng về tài chính có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp. Khả năng tài chính được hiểu là quy mô tài chính của doanh nghiệp và tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tài chính hàng năm như tỷ lệ thu hồi vốn,khả năng thanh toán…Nếu một doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt, khả năng huy động vốn là lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có nhiều vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị …Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.
1.3.2.Các nhân tố thuộc về môi trường
1.3.2.1.Nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu của khách hàng về sản phẩm hàng hoá là một trong những yếu tố quyết định cường độ cạnh tranh của sản phẩm h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status