Tổng quan nhà máy thủy điện yaly - pdf 19

Download miễn phí Tổng quan nhà máy thủy điện yaly
Vòi phun có tác dụng hướng dòng nước đến bánh xe công tác và để điều chỉnh lưu lượng cho phù hợp với yêu cầu phụ tải. Trong vòi phun có van kim (kim phun). Nhờ có cơ cấu điều khiển van kim sẽ di chuyển dọc theo trục làm thay đổi tiết diện miệng vòi, do đó điều chỉnh được lưu lượng.
Tóm lại, điều tốc cho turbine thủy lực là điều khiển lưu lượng nước vào turbine để giữ cho tốc độ quay turbine không đổi khi phụ tải thay đổi.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


+ Hành trình dịch chuyển: ±15mm;
+ Đường piston thủy lực: 100mm
- Van servo solenol điều khiển
Các cơ cấu trên liên kết với nhau theo sơ đồ hình 2-14, sự liên kết này tạo cho cơ cấu đối tượng điều chỉnh tạo thành một hệ thống có hàm truyền là các khâu tỷ lệ-vi-tích phân, trong đó:
- Van servo solenoil điều khiển là khâu có hàm truyền dạng tỉ lệ-vi phân G(s) = Kn.(Tn.s+1), với Tn là hằng số thời gian dịch chuyển con trượt phân phối.
- Van trượt chính liên kết với servomotor tạo thành khâu tỉ lệ-tích phân có hàm truyền dạng G(s) = KI/s.TI, với TI là hằng số thời gian dịch chuyển của van trượt chính
- Sự liên kết giữa servomotor và vành điều chỉnh cánh hướng thông qua tay đòn tạo thành khâu tỷ lệ với hàm truyền G(s) = Kp.
Để đáp ứng theo quy luật điều chỉnh của đối tượng điều chỉnh, khâu hiệu chỉnh (điều tốc điện) đã tạo ra các thuật toán điều khiển phù hợp với các yêu cầu trên như sau.
3.9.1 Bộ đặt tần số quay (hình 3.17)
Bộ đặt tần số quay, được chỉ ra trên hình 1, dùng để duy trì và thay đổi đại lượng giá trị đặt tần số fref, thông qua giá trị tần số đo được của máy phát hiện thời fgen., Độ lệch nhận được từ ∆f =(fgen-fref) là sai số của điều chỉnh, và được đưa đến đầu vào của bộ hình thành quy luật ổn định tần số. Ngoài ra trong bộ đặt tần số có đặt các bộ so sánh đánh giá tần số quay, thực hiện chức năng bảo vệ các thiết bị ở các chế độ của bộ điều chỉnh ở chế độ độc lập. Các bộ so sánh này thực hiện việc chuyển đổi bộ điều chỉnh chuyển sang chế độ điều chỉnh tần số từ các chế độ điều khiển công suất (hay nhóm) khi thông số DW1111=1 và khi tần số vượt quá ngưỡng đặt xác định bởi thông số DW1106 và DW1107 (giới hạn trên và giới hạn dưới của dải tần số ở chế độ điều khiển công suất và chế độ điều khiển nhóm).
Phần tử tích phân là phần chính của bộ đặt, nó có thể thay đổi như ở chế độ tổng các gia số (“Tăng - giảm” tần số), cũng như trong trường hợp chuyển đổi từ chế độ này đến chế độ khác (ví dụ khi chuyển đổi từ chế độ “tần số đến chế độ “Không tải”, điểm đặt được tự động thiết lập giá trị tương ứng với tần số 50Hz).
* Các chức năng chính của bộ đặt trước là:
Theo dõi tần số lưới fnet. Thực hiện ở chế độ duy trì đồng bộ với lưới với độ trượt cho trước;
Thiết lập tần số máy phát fgen đến giá trị 50Hz ở chế độ vận hành không tải với độ trượt là “OFF.
Làm việc ở chế độ tổng các gia số khi thay đổi bằng tay bởi các khóa điều khiển hay từ bộ hòa đồng bộ tự động.
Dải của bộ đặt trước tần số xác định bởi các giá trị DW1103 và DW1104, còn tốc độ thay đổi xác định bởi DW1109.
Khi đóng vào chế độ tự động điều chỉnh (DW1110=1), bộ đặt trước tần số lệnh “Tăng-Giảm” không thực hiện, còn giá trị đặt trước tần số bằng tổng tần số lưới và độ trượt (DW1108). Dải mà trong đó cho phép tự động điều chỉnh , được xác định bởi các thông số DW1101 và DW1102 (giới hạn trên và dưới của giá trị độ lệch tần số lưới khi thực hiện bám đuổi theo tần số).
Hình 3.17: Bộ đặt tần số quay
3.9.2 Bộ hình thành quy luật ổn định tần số quay PID (Hình 3.18)
Bộ hình thành qui luật ổn định tần số quay được chỉ ra trên hình 2-23, hình thành quy luật PID ổn định theo nguyên lý ba thành phần. Tín hiệu dao động tần số máy phát được xử lý trước trong khối các bộ lọc.
Các bộ lọc có tác dụng làm giảm các nhiễu tần số cao (Tf), gây ra các lỗi ngẫu nhiên và tính không đồng bộ các số liệu nhận được lúc khởi động các chương trình điều khiển, cũng như giới hạn phạm vi lấy vi phân của tín hiệu (T1v) trong bộ hình thành quy luật ổn định.
Sơ đồ chức năng của bộ hình thành ổn định tần số được thể hiện trên hình 3.18.
Hình 3.18: Bộ hình thành quy luật ổn định tần số quay
Trong đó:
Kp: Hệ số tỉ lệ
Td: Hằng số thời gian chống rung (xác định bởi thông số DW19205)
Tv: Hằng số thời gian vi phân
T1v: Hằng số thời gian kết thúc lấy vi phân
a = Tv/Td.
Tf: hằng số thời gian của bộ lọc (xác định bởi thông số DW19203)
Bp: Hệ số ổn định tĩnh (xác định bởi thông số DW19201)
Các thông số hiệu chỉnh được thiết lập trong chương trình điều khiển khi thực hiện thử nghiệm hiệu chỉnh thực tế.
Từ sơ đồ khối chức năng của hàm truyền hình 3.18, bằng phương pháp rút gọn hàm truyền ta được như sau:
Với Kp = 1/bt và a = Tv/Td, ta được:
Chọn các giá trị Td, Tv, T1v và Kp (Kp=1/bt) khi hiệu chỉnh bộ điều chỉnh, có thể biểu diễn hàm truyền chức năng của bộ điều chỉnh tần số Wgov (khi không tính đến Bp và hằng số thời gian của bộ lọc đầu vào Tf) như sau:
* Kiểm tra tính ổn định của hệ thống
Từ sơ đồ hàm truyền của bộ điều chỉnh, thay các thông số hiệu chỉnh trong chương trình: Kp = 2; Td = 8,5; T1v = 0,11; Tv = 0,5, ta được:
Phương trình đặc trưng: 1+WGOV = 0
8,75.s2 + 19,435.s + 10,5 = 0
Dùng tiêu chuẩn Routh để đánh giá ổn định, ta thấy các hệ số của phương trình đặc trưng đều cùng dấu và khác không, do đó điều kiện cần thoả.
Lập bảng Routh:
8,75
10,5
0
S2
19,435
0
0
S1
10,5
0
0
S0
Từ kết quả bảng Routh, các giá trị ở cột 1 của bảng Routh đều cùng dấu nên nghiệm của phương trình đều nằm bên trái mặt phẳng phức nên thoả mãn điều kiện đủ, vì vậy theo tiêu chuẩn Routh hệ thống ổn định.
Trong thực tế vận hành nếu trường hợp dao động tần số trong lưới lớn có thể dẫn đến tình trạng sự cố, bộ điều chỉnh từ mức điều khiển trên chuyển qua chế độ “ Ổn định 2” khi đó các thiết bị điều chỉnh không ghi nhận được các dao động tần số vì ở chế độ này đáp ứng với độ lệch tần số của bộ điều chỉnh thấp hơn nhiều (bp2=50%).
* Để có cái nhìn trực quan về sự làm việc của khối ổn định tần số, có thể diển tả bằng sơ đồ khối đơn giản như hình 3.19:
Hình 3.19: Sơ đồ khối về sự làm việc của khối PID
Độ lệch tần số ∆f trước khi đưa vào bộ ổn định tần số PID được đi qua bộ tạo vùng chết (Deadband) về tần số nhằm giảm sự mài mòn cho các chi tiết cơ khí trong hệ thống thủy lực khi phải tác động liên tục khi có sự dao động về tần số (đặc biệt đối với hệ thống kém ổn định).
Trong chế độ không tải thì bộ ổn định tần số PID sẽ được thiết lập bởi các thông số điều chỉnh Kp0, Tv0, Td0, T1v0. Mà cho phép đáp ứng ở tần số cho việc hòa đồng bộ, lúc này Bp=0 do đó khi có độ lệch ∆f nhỏ, bộ BEP sẽ tác động dịch chuyển servomotor cánh hướng để sao cho ∆f =0. Chế độ này gọi là tĩnh (bộ điều tần tĩnh).
Trong chế độ điều chỉnh tần số thì các thông số điều chỉnh được thiết lập là Kp1, Tv1, Td1, T1v1, độ ổn định tĩnh (Bp) được xác định bởi thông số DW19201 đảm bảo ổn định tần số với các đáp ứng quá độ cũng như sai số xác lập cho phép. Khi ở chế độ tần số thì tín hiệu phản hồi công suất và tín hiệu từ bộ tạo dáng PI cũng bị khoá (BLOCK).
* Quan hệ giữa moment và tốc độ turbine theo cột áp có dạng sau:
Đặc tính moment và tốc độ theo c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status