Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU:
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ THỰC TIỄN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 1
1.1. Lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 4
1.1.1. Khái niệm về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế 4
1.1.2. Tác động của rào cản kỹ thuật tới nước xuất khẩu 7
1.1.2.1. Tác động tích cực 7
1.1.2.2. Tác động tiêu cực 8
1.2. Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam 9
1.2.1. Rào cản kỹ thuật của Mỹ trong thương mại quốc tế 9
1.2.1.1. Quy định về sức khỏe và an toàn 9
1.2.1.2. Xuất xứ và thương hiệu hàng hóa 12
1.2.1.3. Hệ thống quản lý tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội – SA 8000 16
1.2.1.4. Các quy định bảo vệ môi trường 17
1.2.2. Rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ nhập khẩu từ Việt Nam 17
1.2.2.1. Quy định về sản phẩm tiêu dùng an toàn CPSC 20
1.2.2.2. Quy tắc xuất xứ 24
1.2.2.3. Chứng nhận vệ sinh dịch tễ 29
1.2.2.4. Quy tắc dán nhãn 29
1.2.2.5. Chứng chỉ rừng - FSC 31
1.3. Ảnh hưởng rào cản kỹ thuật của Mỹ tới đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam 35
1.3.1. Ảnh hưởng tích cực 35
1.3.2. Ảnh hưởng tiêu cực 36
1.4. Sự cần thiết phải nghiên cứu rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam 37
1.4.1. Việt Nam có tiềm năng lớn về xuất khẩu đồ gỗ 37
1.4.1.1. Việt Nam giàu tài nguyên rừng 37
1.4.1.1. Đồ gỗ Việt Nam có khả năng cạnh tranh về giá cả 38
1.4.2. Đồ gỗ trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 39
1.4.3. Mỹ là nước nhập khấu đồ gỗ lớn nhất của Việt Nam 40
1.4.4. Xuất khẩu gỗ đối mặt nhiều rào cản mới của thị trường Mỹ 43
1.5. Kinh nghiệm của một số nước trong việc đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu và bài học cho Việt Nam 44
1.5.1. Kinh nghiệm của một số nước của một số nước trong việc đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu. 44
1.5.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 44
1.5.1.2. Kinh nghiệm của Italia 45
1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 46
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 48
2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ 48
2.1.1. Phân tích tình hình hoạt động XK đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ 48
2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ 48
2.1.1.2. Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Vào Mỹ 52
2.1.1.4. Cơ cấu các mặt hàng đồ gỗ Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 56
2.1.2. Đánh giá tổng quan về hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ 59
2.1.2.1. Những thành tựu đạt được 59
2.1.2.2. Hạn chế 60
2.2. Thực trạng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 62
2.2.1. Phân tích tình trạng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ 62
2.2.1.1. Các biện pháp chung cho các tiêu chuẩn 62
2.2.1.2. Quy định về sức khỏe an toàn 65
2.2.1.3. Tình hình đáp ứng các quy định về nguồn gốc xuất xứ 66
2.2.1.4. Chứng nhận FSC 68
2.2.2. Đánh giá chung về tình hình đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Mỹ 72
2.2.2.1. Thành công 72
2.2.2.2. Hạn chế 73
2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế 75
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM 79
3.1. Xu hướng phát triển thị trường đồ gỗ Mỹ 79
3.1.1. Thị hiếu tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ 79
3.1.2. Xu hướng tiêu dùng đồ gỗ của người Mỹ 80
3.1.3. Xu hướng gia tăng các rào cản kỹ thuật 80
3.1.4. Xu hướng gia tăng cạnh tranh 81
3.2. Định hướng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ trong thời gian tới 81
3.2.1. Mục tiêu xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam trong thời gian tới 81
3.2.2. Định hướng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới 82
3.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu về rào cản kỹ thuật của Mỹ đối với đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam 83
3.2.1. Giải pháp từ phía nhà nước 84
3.2.1.1. Ban hành các biện pháp nhằm cải thiện nguồn cung ứng gỗ nguyên liệu hợp pháp. 84
3.2.1.2. Cung cấp thông tin 89
3.2.1.3. Hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn 90
3.2.1.3. Kiểm soát chuỗi cung cấp 91
3.2.1.4. Thích ứng tiêu chuẩn của Việt Nam với tiêu chuẩn quốc tế 91
3.2.1.5. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ nhóm đối tượng có liên quan 93
3.2.1.6. Thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ và linh hoạt giữa các bên hữu quan, tăng cường hợp tác xúc tiến xuất khẩu 93
3.2.2. Giải pháp từ phía hiệp hội 94
3.3.2.1. Thực hiện tốt chức năng thay mặt cộng đồng. 94
3.3.2.2. Chức năng cung cấp dịch vụ 96
3.2.3. Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 97
3.2.3.1. Các doanh nghiệp phải tích cực và chủ động tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ 97
3.2.3.2. Các Doanh nghiệp cần đầu tư và chuẩn bị tốt về nhân sự và tài chính để thực hiện các đạo luật 99
3.2.3.3. Đầu tư vào đổi mới công nghệ, cải tiến chất lượng sản phẩm 100
3.2.3.4. Tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước 101
3.2.3.5. Xây dựng thương hiệu 102
3.2.3.6. Nên có luật sư tư vấn 103
3.2.3.7. Cần thiết lập được các kênh phân phối phù hợp sản phẩm 103
3.2.3.8. Nhận thức được tầm quan trọng của những ngành phụ trợ và cải thiện hiệu suất của những ngành này 104
KẾT LUẬN
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

uồn gốc xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm: các doanh nghiệp cần đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại cải tiến kỹ thuật sản xuất. Thực hiện chuyên môn hóa sản phẩm trong các doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu. Đặc biệt chú trọng khâu thiết kế mẫu mã tạo sự đa dạng của sản phẩm.
Đặc biệt chú trọng công tác xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu trên thị trường thế giới.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐỒ GỖ XUẤT KHẨU VIỆT NAM
2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ
2.1.1. Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ
2.1.1.1. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ
Sau gần 10 năm thực thi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, từ chỗ chưa có tên trong danh sách nguồn nhập khẩu đồ gỗ của Mỹ những năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam đã trở thành nhà xuất khẩu đồ gỗ nội thất và các sản phẩm từ gỗ lớn thứ 6 trong năm 2005 và xếp thứ 3 trong năm 2008 sau Trung Quốc và Canada với kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này là 1,049 tỷ USD
Vào giai đoạn từ 2001 tới năm 2003 kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ vẫn còn rất khiêm tốn. Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ năm 2001 chỉ đạt 16,1 triệu USD điều này cho thấy thị trường Mỹ có tiềm năng nhập khẩu sản phẩm gỗ rất lớn nhưng trong những năm này chúng ta vẫn chưa khai thác được thị trường này.
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Mỹ
Đơn vị: Triệu USD; %
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Kim ngạch
16.11
44.7
115.5
318.9
567
744.1
902.5
1063
1100
Tỷ trọng trong tổng KNXK đồ gỗ VN
4.81
10.28
20.37
27.95
36.28
38.55
37.6
35.43
34.38
(Nguồn: Bộ Công thươngViệt Nam)
Nhưng cho tới năm 2004 kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ đã được cải thiện lên mức 38,9 triệu USD. Lúc này thị trường Mỹ đã được chú ý đến.
Trong 2006 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tiếp tục tăng trưởng so với năm 2005 đưa tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vào Mỹ là 744,1 triệu USD làm cho đồ gỗ là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ tư vào thị trường Mỹ
Đơn vị: Triệu USD
(Nguồn: Bộ Công thương Việt Nam)
Cho tới cuối năm 2006 và đầu những năm 2007 thì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ luôn đạt được mức cao, Mỹ trở thành thị trường chiến lược (năm 2006 tỷ trọng xuất khẩu gỗ vào Mỹ là 38,6%). Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Mỹ tháng 11/07 đạt kim ngạch trên 83 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang Mỹ chiếm tới 38,12% tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam. Như vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Mỹ 11 tháng năm 2007 đạt 855,148 triệu USD, tăng 27,76% so với cùng kỳ năm 2006 và chiếm 40% tỷ trọng.
Năm 2008, mặc dù khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động nhập khẩu Nông Lâm Thủy sản nói chung của Hoa Kỳ, nhưng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn thu được những thắng lợi nhất định. Theo số liệu thống kê, năm 2008, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1,063 tỷ USD, tăng 18,87% so với năm 2007.
Trái ngược với dự báo bị ảnh hưởng nặng do cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ, trong năm 2009, vẫn có tăng trưởng xuất khẩu gỗ vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên chỉ đạt 1,1 tỷ USD tốc độ tăng không đáng kể so với năm 2008
Trong 5 tháng đầu năm 2010, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ yếu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, đồ gỗ đứng thứ hai sau mặt hàng dệt may trong giỏ các hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ là gỗ và sản phẩm gỗ. Từ đầu năm đến tháng 8/2010, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng. Nếu như tháng 1, kim ngạch XK gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đạt 113,915 triệu USD, thì sang đến tháng 2, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này là 171,648 triệu USD (tăng 50,68% ) so với tháng trước đó. Nhưng sang đến tháng 3, thì kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ lại tăng (tăng 62,69%) so với tháng 2. Tháng 4, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lại tăng so với tháng 3 đạt 385,536 triệu USD.
Đơn vị: 1000 USD
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Tháng 5/2010, Hoa Kỳ đã nhập 495,362 triệu USD kim ngạch gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, tăng 38,49% so với tháng 4, nâng tổng kim ngạch 5 tháng đầu năm lên 3708,718 triệu USD, chiếm 39,82% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Tháng 8/2010, Việt Nam đã xuất khẩu 134,9 triệu USD gỗ và sản phẩm gỗ sang Hoa Kỳ, tăng 0,92% so với tháng 7, nâng tổng kim ngạch 8 tháng đầu năm lên 889,5 triệu USD, chiếm 9,82% trong tổng kim ngạch, tăng 33,96% so với cùng kỳ năm 2009.
2.1.1.2. Tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Vào Mỹ
Trong những năm đầu Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ có hiệu lực thì tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ liên tục tăng cao ở mức 3 con số. Năm 2002 tốc độ tăng là 177,64% so với năm 2001, năm 2003 là 142,14%, năm 2004 là 176,1%. Có thể giải thích nguyên nhân của sự tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian này là do thị trường đồ gỗ Việt Nam mới tìm kiếm được thị trường có nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ lớn là Mỹ (thị trường chiến lược cho ngành gỗ xuất khẩu phát triển). Thêm vào đó trong những năm này nề kinh tế thế giới cũng như nền kinh tế Mỹ phát triển ổn định tạo điều kiện thuân lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại giữa 2 nước.
Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giảm bởi sự suy giảm trong xây dựng địa ốc, lãi suất thị trường dài hạn cao hơn kèm theo thất nghiệp tăng. Nền kinh tế tăng trưởng thấp, hoạt động kinh doanh bất động sản đóng băng sẽ làm chững lại nhu cầu nhập khẩu gỗ trong xây dựng và nội thất trang trí. Kim ngạch 1,063 tỉ USD và mức tăng trưởng 17,784% của năm 2008 cũng đã phản ánh tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường Hoa Kỳ đang có xu hướng giảm dần so với năm 2006 và năm 2007. Năm 2009, có thể suy giảm kinh tế sẽ là nguyên nhân chính dẫn tới giảm kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam sang Hoa Kỳ.
2.1.1.3. Thị phần của đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam tại thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ cũng là thị trường mở nên cạnh tranh rất ác liệt và nước có lao động rẻ như Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị phần lớn nhất (37%) trong nhập khẩu của Mỹ, Canada đứng thứ 2 (18%) và Mehico đứng thứ 3 (17%). Nhờ có hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ từ cuối năm 2001, Việt Nam đã thâm nhập thị trường Mỹ và năm 2003 đã đứng vào danh sách 15 nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ.
Bảng 2.2. Xuất khẩu đồ gỗ (HTS94) của các nước/khu vực sang Mỹ năm 2002
(Thị phần nhập khẩu đồ nội thất và đồ gỗ của Mỹ)
Đơn vị tính: %
Nước/khu vực
Tỷ trọng (%)
Trung quốc
35.7
Canada
18.4
Mehico
16.9
Italia
3.6
Đài Loan
3.1
Indonexia
1.9
Malaysia
1.5
Thái lan
1
Philippin
0.9
Brazil
1.1
Anh
0.7
Việt Nam
0.6
Đan Mạch
-
(Nguồn: USITC)...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status