Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
Chương 1: Cơ sở lý luận 3
1.1 Hộ sản xuất và vai trò của kinh tế hộ đối với nền kinh tế 3
1.1.1 Khái niệm chung 3 1
1.1.2 Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với nền kinh tế 4
1.2 Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ sản xuất 5
1.2.1 Ngân hàng thương mại 5
1.2.2 Tín dụng ngân hàng 8
1.2.3 Vai trò của kinh tế hộ đối với nền kinh tế 10
1.3 Một số cơ chế chính sách tín dụng đối với phát triển kinh tế xã hội sản xuất 11
1.3.1 Về nguồn vốn cho vay 12
1.3.2 Đối tượng cho vay 12
1.3.3 Lãi suất cho vay 13
1.3.4 Thời hạn cho vay 14
1.3.5 Bộ hồ sơ cho vay 14
1.3.6 Bảo đảm tiền vay 15
1.3.7 Xử lý rủi ro 16
1.4 Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại Ngân hàng thương mại. 16
1.4.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay 16
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại. 17
1.4.2 Các chỉ tiêu phân tích. 19
1.4.4 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất 20
Chương 2: Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc 22
2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc 22
2.1.1 Một số nét về NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc 22
2.1.2 Khái quát hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc 2009 26
2.2 Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc 31
2.2.1 Những vấn đề chung về cho vay hộ sản xuất tại Ngân hàng 31
2.2.2 Thủ tục và quy trình xét duyệt cho vay 32
2.2.3 Kết quả cho vay đối với hộ sản xuất trong thời gian qua 34
2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng đối với hộ sản xuất 37
2.3 Những đánh giá và nhận xét trong cho vay vốn hộ sản xuất ở NHNo&PTNT huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận. 40
2.3.1 Kết quả đạt được 40
2.3.2 Những mặt tồn tại 40
2.3.3 Nguyên nhân của những mặt tồn tại trên 41
Chương 3: Những giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy mở rộng cho vay kinh tế hộ sản xuất tạo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hàm Thuận Bắc – Tỉnh Bình Thuận 43
3.1 Giải pháp 43
3.1.1 Nguồn vốn đầu tư 43
3.1.2 Cho vay đối với hộ sản xuất 44
3.1.3 Nâng cao chất lượng xây dựng và thẩm định dự án 45
3.1.4 Củng cố và mở rộng mạng lưới hoạt động 46
3.1.5 Nâng cao chất lượng thực hiện an toàn tín dụng 47
3.1.6 Tăng cương công tác tiếp thị, quảng cáo 47
3.1.7 Đào tạo và củng cố kiến thức về nghiệp vụ đối với cán bộ tín dụng 47
3.2 Một số kiến nghị 48
3.2.1 Những kiến nghị thuộc về cơ chế chính sách tạo điều kiện cho Ngân hàng và khách hàng. 48
3.2.2 Những kiến nghị đối với cấp ủy, chính quyền địa phương và ban ngành hữu quan . 48
3.2.3 Những kiến nghị và đề xuất đối với hộ sản xuất 50
Kết luận 51
Tài liệu tham khảo 52
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

rại, Ngân hàng xem xét cho vay không có bảo đảm bằng tài sản theo các mức như sau: Tối đa 50 triệu đồng đối với đối tượng là cá nhân, hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Tối đa 200 triệu đồng đối với các hộ kinh doanh, sản xuất ngành nghề hay làm dịch vụ nông nghiệp, nông thôn.
Ngoài ra, Ngân hàng xem xét cho vay tín chấp đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình trên cơ sở có bảo đảm của các tổ chức chính trị – xã hội ở nông thôn theo quy định hiện hành. Tổ chức chính trị - xã hội phối hợp và được thực hiện toàn bộ hay một số khâu của nghiệp vụ tín dụng sau khi đã thỏa thuận với Ngân hàng.
Những hộ vay vượt mức quy định trên thì phải thế chấp tài sản theo quy định của Nhà nước.
1.3.7 Xử lý rủi ro:
Trường hợp khách hàng chưa trả được nợ đúng hạn cho Ngân hàng do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh…), Ngân hàng sẽ xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng theo quy định hiện hành, đồng thời căn cứ dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng trả được nợ của khách hàng để xem xét cho vay mới, mà không phụ thuộc vào dư nợ cũ của khách hàng chưa trả nợ đúng hạn.
Trường hợp thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, khi có thông báo của cấp có thẩm quyền, ngoài việc xem xét cơ cấu lại thời hạn nợ cho khách hàng, Chính Phủ có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với tổ chức, cá nhân vay vốn bị thiệt hại nặng không có khả năng trả nợ. Ngân hàng cho vay được thực hiện khoanh nợ không tính lãi cho người vay đối với dư nợ hiện còn tại thời điểm xảy ra thiên tai dịch bệnh được công bố tại địa phương.
1.4 HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:
1.4.1 Khái niệm về hiệu quả cho vay:
Hiệu quả cho vay là kết quả đầu tư vốn thu được sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh, kỳ sau cao hơn kỳ trước cả về số lượng và giá trị.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại.
Hiệu quả cho vay được đánh giá bằng sự so sánh giữa hai chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chu kỳ trước chưa có sự đầu tư vốn kịp thời, thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Chu kỳ sau có sự đầu tư vốn kịp thời, thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Kết quả kinh doanh giữa hai chu kỳ được so sánh để đánh giá. Do vậy hiệu quả cho vay được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu về sản lượng hàng hóa.
Chỉ tiêu về giá trị sản lượng hàng hóa.
Lợi nhuận sau chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Vòng quay vốn tín dụng.
Số lao động được giải quyết công ăn việc làm.
Tỷ lệ quá hạn, tỷ lệ thu lãi cho vay.
Từ những chỉ tiêu trên mà ta đánh giá được hiệu quả cho vay cao hay thấp, cho vay có hiệu quả hay không có hiệu quả, đồng thời cũng đánh giá được kết quả sử dụng vốn vay của khách hàng.
1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại:
Sự ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng thương mại không chỉ chịu ảnh hưởng giới hạn của một hay hai nhân tố (người đi vay và người cho vay) mà còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác cụ thể như sau:
1.4.2.1 Chính sách của Đảng và Nhà nước (chính sách của Đảng và Nhà nước cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay):
Thực hiện Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính Phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Ngày 12/04/2010, chính phủ ban hành Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/06/2010. Như sau:
Về cơ chế cho vay, về đảm bảo tiền vay, về giao đất giao rừng.
Về hành lang quản lý.
Về tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm, trợ giá trong sản xuất nông nghiệp, đối tượng cho vay…
1.4.2.2 Chủ quan của Ngân hàng thương mại:
Đây cũng là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại như:
Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại.
Uy tín – tín nhiệm – tinh thần phục vụ của Ngân hàng thương mại.
Trình độ của cán bộ Ngân hàng trong thẩm định cho vay – trong tiếp thị, trong marketing và sự am hiểu về khoa học kỹ thuật cũng như am hiểu về pháp luật (nhất là luật kinh tế).
Tổ chức, phân công công tác phù hợp với năng lực của cán bộ.
1.4.2.3 Chủ quan của khách hàng vay vốn:
Yếu tố chủ quan của khách hàng vay vốn cũng như là những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại:
Trình độ, năng lực sản xuất kinh doanh.
Sự am hiểu hiệu quả của khoa học kỹ thuật.
Trình độ quản lý và chấp hành pháp luật cũng như sự am hiểu pháp luật.
1.4.2.4 Thị trường (sự tác động của thị trường):
Thị trường cũng là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại, yếu tố thị trường tác động đến đầu vào đầu ra của sản phẩm, của hàng hóa trong sản xuất kinh doanh. Đôi lúc nó tác động bất lợi đến tiêu thụ sản phẩm gây khó khăn cho người sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng vì người sản xuất vay vốn ngân hàng.
1.4.2.5 Thiên tai (Sự tác động của thiên nhiên):
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người sản xuất kinh doanh vay vốn Ngân hàng gặp phải rủi ro như nắng hạn kéo dài, mưa lũ, chăn nuôi bị dịch bệnh…Không được thu hoạch, không có vốn trả nợ vốn vay đã gây ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại.
1.4.3 Các chỉ tiêu phân tích:
Để thấy được bao quát tình hình hoạt động của Ngân hàng, ta tiến hành phân tích vài chỉ tiêu chính: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn dưới nhiều góc độ khác nhau căn cứ theo địa bàn, thời hạn và theo ngành nghề (lĩnh vực đầu tư).
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi lại hay chưa thu hồi lại.
Doanh số thu nợ: Là tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu về không phân biệt thời điểm cho vay.
Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định mà ngân chưa thu hồi lại.
Nợ quá hạn: Là khoản nợ mà một phần hay toàn bộ nợ gốc và/ hay lãi đã quá hạn. (Theo điều 2 – chương I Quy định chung về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD – Ban hành theo QĐ 493/2005QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN).
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng:
Dư nợ/vốn huy động:Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động (%)
=
Tổng vốn huy động
Dư nợ
x
100
Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ. Nó còn cho biết khả năng huy động vốn tại địa phương của Ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn chưa cao.
Tỷ lệ dư nợ trên tổng nguồn vốn (%)
=
x
100
Dư nợ
Tổng nguồn vốn
Dư nợ/tổng nguồn vốn:
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì mức độ hoạt động của Ngân hàng c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status