Tại sao các doanh nghiệp nhà nước cần phải cổ phần hóa và tư nhân hóa - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Tại sao các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hóa và tư nhân hóa



Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu, biến doanh nghiệp
một chủ thành doanh nghiệp của nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức sở hữu
đơn nhất sang sở hữu chung thông qua chuyển một phần tài sản cho người khác,
cổ phần hóa có thể áp dụng với tất cả các doanh nghiệp thuộc sở hữu của một
chủ duy nhất. Vì thế doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều có thể cổ phần hóa.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Kinh tế quản trị DNCN Đại học: Mỏ Địa Chất Hà Nội
Sinh Viên: Nguyễn Ngô Anh Tuấn Lớp : Địa Vật Lý – K53 Page 1
Tiểu luận: Tại sao các doanh nghiệp nhà nước cần cổ phần hóa và tư
nhân hóa ? Hãy cho biết tình hình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
những năm gần đây 2005 – 2011 ?
Bài làm:
Công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra từ Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI (1986) đã và đang diễn ra tốt đẹp. Thông qua công cuộc đổi mới
này, vấn đề phát triển một nền Kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành
phần kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai
trò chủ đạo là một mục tiêu hết sức quan trọng. Thực tế cho thấy, qua hơn 16 năm
phát triển kinh tế theo đường lối này, nền kinh tế nước ta đã bước đầu thu được
nhiều thành tựu rất đáng khích lệ, mang dấu hiệu của một nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường của chúng ta vẫn còn là một nền kinh tế thị
trường ở dạng sơ khai và trước mắt còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử
thách.
Một trong những khó khăn, bất ổn mà chúng ta cần nói tới đó là sự yếu
kém của khu vực kinh tế Nhà nước nói chung, mà nói riêng là là hệ thống các
doanh nghiệp Nhà nước. Có thể nói trong điều kiện cơ chế quản lý thay đổi, khi
hiệu quả sản xuất kinh doanh trở thành yếu tố sống còn của mỗi doanh nghiệp thì
các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế Nhà nước đã thực sự bộc lộ những yếu
kém của mình như: công nghệ lạc hậu, tài sản manh mún, cơ chế quản lý cứng
nhắc, trình độ quản lý thấp kém, tinh thần người lao động sa sút....Nói chung phần
lớn các doanh nghiệp Nhà nước đều lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ, làm ăn
cầm chừng.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có
nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Khu vực kinh tế Nhà nước
như: cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước, sắp xếp lại các doanh
Kinh tế quản trị DNCN Đại học: Mỏ Địa Chất Hà Nội
Sinh Viên: Nguyễn Ngô Anh Tuấn Lớp : Địa Vật Lý – K53 Page 2
nghiệp Nhà nước, bán khoán, cho thuê, hay giải thể các doanh nghiệp làm ăn
không hiệu quả... trong đó cổ phần hoá được coi là giải pháp hàng đầu, có khả
năng mang lại lợi ích hài hoà cho Nhà nước cũng như cho nhiều bộ phận xã hội
khác.
Hơn nữa, theo kinh nghiệm của một số nước phát triển, việc cổ phần hoá đã
đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế - xã hội, bởi nó gắn liền trách nhiệm
với lợi ích của những chủ thể kinh tế, làm cho họ cần cù hơn, năng động, sáng tạo
hơn, có trách nhiệm hơn với công việc kinh doanh của mình. Từ đó hiệu quả kinh
tế - xã hội được nâng cao rõ rệt.
Đứng trước xu thế toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ như hiện nay,
đòi hỏi Việt nam phải có những chuyển biến mạnh mẽ cả về kinh tế và chính trị,
như vậy sẽ chủ động trong vấn đề hội nhập và quan hệ quốc tế với các nước trong
khu vực và trên thế giới.
Chính vì vậy việc nghiên cứu về cổ phần hoá trong thời điểm hiện nay tuy
không phải là mới mẻ nhưng lại rất cần thiết. Thông qua việc tìm hiều nội dung
của chính sách cổ phần hoá và các vấn đề có liên quan, chúng ta sẽ có những đánh
giá khách quan hơn về hiệu quả cũng như những khó khăn hạn chế của cổ phần
hoá.
Tiểu luận của em được chia làm 2 phần chính như sau:
I. Lý luận chung về cổ phần hóa, tư nhân hóa. Sự cần thiết phải tiến
hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
II. Tình hình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước những năm gần
đây 2005 – 2011.
Kinh tế quản trị DNCN Đại học: Mỏ Địa Chất Hà Nội
Sinh Viên: Nguyễn Ngô Anh Tuấn Lớp : Địa Vật Lý – K53 Page 3
I. Lý luận chung về cổ phần hóa, tư nhân hóa. Sự cần thiết phải tiến
hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước.
Trước khi đi vào phân tích nội dung cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, ta cần
phải hiểu thế nào là một công ty cổ phần & công ty tư nhân.
1. Khái niệm & đặc điểm của công ty cổ phần:
 Khái niệm: là công ty có số vốn điều lệ được chia làm nhiều phần
bằng nhau, được gọi là cổ phần. Có số lượng cổ đông tối thiểu là ba
người và không hạn chế số lượng tối đa.
 Đặc điểm:
 Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là
cổ phần. Giá trị của mỗi cổ phần gọi là cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể
mua một hay nhiều cổ phiếu.
 Cơ quan quyền lực cao nhất là đại hội đồng quản trị.
 Cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số tiền cổ phần mình
đã xuất vốn và cổ đông được quyền tự do sang nhượng cổ phần thông
qua việc mua bán các cổ phiếu.
 Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hay không ghi tên. Cổ phiếu
của sáng lập viên, của thành viên hội đồng quản trị phải là những cổ
phiếu có ghi tên.
 Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. cổ phiếu có ghi tên
chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị.
 Công ty cổ phần được tự do đặt tên, trên bảng hiệu, hóa đơn, quảng
cáo, báo cáo, tài liệu giấy tờ giao dịch khác của công ty đều phải ghi tên
kèm theo chữ “Công ty cổ phần” và vốn điều lệ.
Kinh tế quản trị DNCN Đại học: Mỏ Địa Chất Hà Nội
Sinh Viên: Nguyễn Ngô Anh Tuấn Lớp : Địa Vật Lý – K53 Page 4
2. Thế nào là cổ phần hóa:
Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu, biến doanh nghiệp
một chủ thành doanh nghiệp của nhiều chủ, tức là chuyển từ hình thức sở hữu
đơn nhất sang sở hữu chung thông qua chuyển một phần tài sản cho người khác,
cổ phần hóa có thể áp dụng với tất cả các doanh nghiệp thuộc sở hữu của một
chủ duy nhất. Vì thế doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… đều có thể cổ phần hóa.
3. Tại sao phải cổ phần hóa ?
3.1. Cơ sở lý luận:
Về thực chất hình thức công ty cổ phần đầu tiên đã được C.Mác đánh giá và
khái quát một cách khách quan và khoa học. Sự ra đời của các công ty cổ phần
là một bước tiến của lực lượng sản xuất:
 Chúng đã biến những người sở hữu tư bản thành những người sở hữu
thuần túy, một mặt chỉ giản đơn điều khiển và quản lý tư bản của người khác,
mặt khác là những nhà tư bản- tiền tệ thuần túy. Quyền sở hữu tư bản hoàn toàn
tách rời chức năng của tư bản trong quá trình sản xuất thực tế.
 Làm cho quy mô sản xuất được tăng lên, mở rộng, một điều mà đối với
các doanh nghiệp riêng lẻ rất khó thực hiện. Xuất hiện những tiền đề thủ tiêu tư
bản với tư cách là sở hữu tư nhân ở ngay trong những giới hạn của bản thân
cách sản xuất tư bản chủ nghĩa, thủ tiêu cách sản xuất tư bản
chủ nghĩa ở ngay trong lòng nó.
 Các công ty cổ phần là điểm quá độ để biến tất cả những chức năng của
quá trình tái sản xuất còn gắn liền với quyền sở hữu tư bản đơn giản thành
Kinh tế quản trị DNCN...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status