Phát triển thị trường tín dụng nông thôn, vai trò và gợi ý chính sách - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối




Sau khi Việt Nam gia nhập vào WTO thì nền kinh tế Việt Nam đã có sự biến chuyển mạnh, lượng vốn đầu tư từ nước ngoài và khu vực chính phủ đưa vào nền kinh tế tăng nhanh, thị trường cũng sôi động và khó khăn hơn trước rất nhiều, khu vực nông nghiệp nông thôn của nước ta cũng không thể tránh khỏi những tác động đó. Thế nhưng khu vực nông nghiệp nông thôn, nơi tập trung những lợi thế hiện nay của nước ta và cũng là nơi mà khả năng chống đỡ các tác động từ bên ngoài rất yếu, nơi tập trung tới gần 70% dân số cả nước lại có mức tăng trưởng yếu kém, khả năng cạnh tranh không cao và quan trọng là chưa phát huy được lợi thế của mình so với nước ngoài. Bên cạnh những lý do về quy hoạch, quản lý, kỹ thuật… thì vốn cũng là một yếu tố quan trọng để khu vực nông nghiệp nông thôn có thể chuyển đổi thành cơ chế hàng hóa thị trường, phát huy được lợi thế của mình. Thế nhưng nguồn vốn đầu tư cho khu vực này lại chưa tương xứng với khả năng của nó, tỷ trọng vốn đưa vào khu vực này có khi còn giảm tương đối so với các khu vực khác. Vậy làm thế nào để khu vực kinh tế nông thôn có đủ sức mạnh để chống đỡ các rủi ro bên ngoài, và phát huy đươc thực lực của mình với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Do đó nhóm đã chọn đề tài “ Phát triển thị trường tín dụng nông thôn, vai trò và gợi ý chính sách” qua đó cho thấy được sự quạn trong của vốn tới sự phát triển kinh tế khu vực nông thôn và bức tranh thị trường vốn khu vực này.


A. NỘI DUNG CHÍNH


I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Lý thuyết ảnh hưởng của vốn sản xuất với tăng trưởng kinh tế
1.1. Mô hình Harrod-Domar (1940)
a. Luận điểm cơ bản
Harrod-Domar tranh luận rằng: nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế chính là lượng vốn sản xuât tăng thêm có được từ đầu tư và tiết kiệm của quốc gia.
Mô hình này cho rằng đầu ra (Y) của bất kỳ đơn vị kinh tế nào hay toàn bộ nền kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn sản xuất (K), (K: quy mô vốn sản xuất hay vốn dự trữ hay lượng tư bản).
Sự thay đổi của quy mô vốn sản xuất (∆K) sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi tổng sản lượng quốc gia hay đầu ra (∆Y). Mối quan hệ tỉ lệ giữa sự thay đổi vốn và đầu ra được gọi là ICOR ( ICOR= (∆K/∆Y))
Có được vốn sản xuất tăng thêm là do thực hiện các hoạt động đầu tư. Nói cách khác đầu tư chính là cơ sở để gia tăng vốn sản xuất.
Vốn đầu tư quốc gia có nguồn gốc từ tiết kiệm. Tiết kiệm là phần dành lại từ đầu ra hay tổng sản lượng quốc gia. Như vậy, tăng trưởng GDP có quan hệ thuận với tỉ lệ tiết kiệm và quan hệ nghịch với ICOR.
b. Ứng dụng trong hoach định chính sách
Để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng cần tăng tiết kiệm để gia tăng đầu tư. Nhưng nếu GDP/người thấp thì khó mà nâng cao tỉ lệ tiết kiệm. Đây là trở ngại của nhiều quốc gia có thu nhập thấp. Hướng khắc phục chính là thu hút thêm nguồn đầu tư nước ngoài.
Công thức tăng trưởng cho thấy để đẩy nhanh tăng trưởng cần giảm hệ số ICOR, nhưng việc này thường khó khăn cho các nước đang phát triển vì xu hướng ICOR ngày càng tăng theo giai đoạn phát triển kinh tế ngày càng cao. Lý do ICOR ngày càng tăng là năng suất biên của vốn sản xuất giảm dần.
Mô hình Harrod-Domar cũng ứng dụng vào trong khu vực nông nghiệp, tăng trưởng nông nghiệp phụ thuộc vào vốn đầu tư hàng năm tăng thêm cho khu vực nông nghiệp. Để duy trì tốc độ tăng trưởng cho nông nghiệp cần quan tâm đến tăng đầu tư hơn nữa.

1.2 David Ricardo (1772-1823) và Lewis (1955)
Lợi nhuận của nhà sản xuất nông nghiệp, công nghiệp là nguồn tích lũy để mở rộng đầu tư vào sản xuât, mở rộng quy mô vốn sản xuất sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Do đó chính sách khuyến khích người sản xuất mở rộng đầu tư vào sản xuất nông nghiệp là cần thiết nhằm đẩy nhanh tăng trưởng nông nghiệp.

1.3 Park S.S (1992)
Đối với một quốc gia, tổng số vốn vật chất tích lũy qua thời gian, được gọi là tài sản quốc gia (TSQG). TSQG bao gồm: công xưởng, nhà máy (1); trụ sở cơ quan của các đơn vị sản xuất- kinh doanh (2); máy móc thiết bị, phương tiện vận tải (3); Cơ sở hạ tầng (4); tồn kho của tất cả hang hóa (5); các công trinhg công cộng (6); các công trình kiến trúc quốc gia (7); nhà ở (8); các căn cứ quân sự và phương tiện quốc phòng (9). TSQG được chia thành 2 nhóm: bộ phận của TSQG được dùng trực tiếp trong sản xuất, được gọi là TSQG sản xuất, bao gồm từ loại (1)-(5). Bộ phận sản TSQG không dùng trực tiếp vào quá trình sản xuất, được gọi là TSQG phi sản xuất, bao gồm( 6)-(9). Như vậy, vốn sản xuất là một bộ phận của TSQG.
Theo Park, quy mô vốn sản xuất quyết định quy mô sản lượng quốc gia. Đầu tư vào mở rộng vốn sản xuất chính là mở rộng quy mô GDP của nền kinh tế và như vậy thực hiện được tăng trưởng kinh tế. Trong khu vực nông nghiệp cũng tương tự, quy mô vốn sản xuất nông nghiệp quyết định quy mô sản lượng nông nghiệp (giả định các yếu tố khác không đổi).

2. Vai trò của tín dụng trong phát triển kinh tế
Tín dụng đóng vai trò là công cụ tài trợ đáp ứng các nhu cầu về vốn để duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh :
Tín dụng góp phần giúp cho doanh nghiệp có thể tạo nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, quá trình sản xuất diễn ra liên tục không bị gián đoạn khi doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn.
Tín dụng là một trong những công cụ đáp ứng nhu cầu vốn một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất, để phục vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh của danh nghiệp mà không cần bỏ thờí gian trông chờ vào nguồn vốn tích lũy hay vốn tự có.
Tín dụng góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả :
Thông qua các chức năng tập trung và phân phối lại vốn trong nền kinh tế, thì lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội được tận dụng và xác định làm giảm khối lượng tiền, giảm áp lực lạm phát, nhờ vậy góp phần ổn định tiền tệ.
Thông qua vốn tín dụng, doanh nghiệp có thể đạy được các mục tiêu sản xuất kinh doanh, làm đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, nhờ vậy mà tín dụng góp phần ổn định giá cả thị trường.
Tín dụng thúc đẩy thị trường tài chính phát triển :
Thông qua hoạt động tín dụng cho ra đời các loại chứng từ có giá như kỳ phiếu thương mại, trái phiếu, công trái… làm đa dạng sản phẩm cho thị trường tài chính và việc mua bán các loại chứng từ này làm tăng doanh số giao dịch trên thị trường tài chính, làm cho thị trường tài chính ngay càng sôi động và hấp dẫn hơn.
Mặc khác, lãi suất trên thị trường sẽ điều tiết hoạt động trên thị trường. Do vậy, các nhà đầu tư và lĩnh vực đầu tư có lãi suất lớn hơn lãi suất tiền gửi, ngược lại người cần vốn có thể lựa chọn nguồn vốn với chi phí thấp nhất có thể.
Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội :
o Khi tín dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển, sẽ làm tăng tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc doanh làm đời sống của người dân được nâng cao. Bên cạnh đó, vốn tín dụng cung ứng đã tạo khả năng cho việc khai thác các tiềm năng sẵn có trong xã hội về tài nguyên thiên nhiên, về lao động, đất đai…nên có thể thu hút nhiều lực lượng lao động của xã hội để giải quyết công ăn việc làm.
o Hoạt động tín dụng còn cung ứng vốn cho đại bộ phận dân cư để đáp ứng nhu cầu trong sinh hoat cuộc sống.
Ngoài ra, tín dụng còn có vai trò quan trọng để mở rộng phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại giao lưu quốc tế.

3. Các lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng
3.1 Các lý thuyết về lãi suất
• Quan điểm của McKinnon và Shaw (1973) : Sự suy thoái tài chính là kết quả của việc áp dụng lãi suất thực âm vì ảnh hưởng của sự mất cân bằng cung cầu tín dụng.
• Các nhà kinh tế học thuộc trường phái Ohio (Adams 1973, Gonzales – Vega 1982, Von Pichke 1978), cho rằng :
(1) Lãi suất thực thấp không phải là cách hiệu quả của việc phân phối lại thu nhập cho nông dân cùng kiệt ở vùng nông thôn.
Lý do :
a. Không huy động được tiết kiệm dẫn đến suy thoái nguồn vốn cho vay.
b. Sự khống chế của chính sách lãi trần dẫn đến hạn chế khả năng sinh lời của các định chế.
Hệ quả :
a. Phân bổ lượng tiền cho vay theo đối tượng chọn lọc.
b. Nhằm giảm thiểu chi phí thu nhập thông tin đối với khách hàng nên các định chế tín dụng sẽ phải lựa chọn khách hàng vừa đảm bảo ít rủi ro và quy mô lượng tiền vay lớn. Hệ quả nông dân nghèo, sản xuất nhỏ bị loại ra và người hưởng lợi là nông dân giàu.
(2) Sự ngộ nhận của việc ứng dụngquan điểm Keyn “ Lãi suất thấp la cần thiết để khuyến khích đầu tư vào sản xuất ’’.
Trong thời kỳ những năm 30 ở Mỹ lãi suất thực rất cao, nên việc giảm lãi suất là cần dể khuyến khích mở rộng đầu tư. Nhưng hiện nay đối với các nước đang phát triển lạm phát rất cao nhưng áp dụng lãi suất danh nghĩa thấp rồi lãi suất thực âm không có nghĩa là khuyến khích đầu tư. Do đó, ngộ nhận ở chỗ: giảm lãi suất không có nghĩa là lãi suất thực âm.


vzK1Xv2bqkU4ckn
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status