Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Thực trạng cán cân tài khoản vãng lai Việt Nam và bài học từ Trung Quốc



Số khách quốc tế đến nước ta năm 2008 ước tính đạt 4,3 triệu lượt người, tăng 0,6% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 2,6 triệu lượt người, tăng 1%; đến vì công việc 844,8 nghìn lượt người, tăng 25,4%; thăm thân nhân đạt 509,6 nghìn lượt người, giảm 15,2%; khách đến với mục đích khác đạt 267,4 nghìn lượt người, giảm 23,3%. Số khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không đạt 3,3 triệu lượt người, giảm 0,5% so với năm 2007; đường bộ 813,3 nghìn lượt người, tăng 15,6%; đường biển 157,2 nghìn lượt người giảm 30,1%.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m 2007, nâng tổng số thuê bao Internet có đến cuối tháng 12 năm 2008 lên 6,7 triệu thuê bao, tăng 28,4% so với tổng số thuê bao có tại thời điểm cuối năm trước. Số người sử dụng Internet tính đến cuối năm 2008 ước tính 20,8 triệu người, tăng 12% so với thời điểm cuối năm 2007.
Do số thuê bao điện thoại và Internet phát triển mạnh nên kết quả kinh doanh của ngành bưu chính, viễn thông tiếp tục tăng cao. Tổng doanh thu thuần bưu chính, viễn thông năm 2008 ước tính 69,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm 2007. Doanh thu của Tập đoàn Bưu chính, Viễn thông chiếm tỷ trọng lớn nhất với 72%, đạt 49,8 nghìn tỷ đồng, tăng 17,7% so với năm 2007, trong đó doanh thu viễn thông đạt 45,8 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2%; doanh thu bưu chính đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, tăng 24%.
c.Du lịch
Số khách quốc tế đến nước ta năm 2008 ước tính đạt 4,3 triệu lượt người, tăng 0,6% so với năm trước, trong đó khách đến với mục đích du lịch, nghỉ dưỡng đạt 2,6 triệu lượt người, tăng 1%; đến vì công việc 844,8 nghìn lượt người, tăng 25,4%; thăm thân nhân đạt 509,6 nghìn lượt người, giảm 15,2%; khách đến với mục đích khác đạt 267,4 nghìn lượt người, giảm 23,3%. Số khách quốc tế đến nước ta bằng đường hàng không đạt 3,3 triệu lượt người, giảm 0,5% so với năm 2007; đường bộ 813,3 nghìn lượt người, tăng 15,6%; đường biển 157,2 nghìn lượt người giảm 30,1%.
Trong tổng số khách quốc tế đến nước ta năm 2008, khách đến từ Trung Quốc đạt 650,1 nghìn lượt người, tăng 13,1% so với năm 2007; Hoa Kỳ 417,2 nghìn lượt người, tăng 2,2%; khách đến từ Thái Lan 183,1 nghìn lượt người, tăng 9,6%; khách đến từ Xin-ga-po 158,4 nghìn lượt người, tăng 14,6%; một số nước có lượng khách đến nước ta giảm là: Hàn Quốc 449,2 nghìn lượt người, giảm 5,5%; Nhật Bản 393 nghìn lượt người, giảm 6,1%; Đài Loan 303,5 nghìn lượt người, giảm 4,9%.
I.1.3.Cán cân thu nhập.
Trong cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam thì cán cân thu nhập cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể,trong đó nổi lên là thu nhập từ kiều hối và thu nhập từ đầu tư ra nước ngoài.
Lượng kiều hối là một trong những nguồn ngoại tệ vào Việt Nam lớn nhất và có mức tăng liên tục trong một số năm gần đây. Đây là lượng ngoại tệ ròng, góp phần giảm bớt sự mất cân đối trong cán cân thanh toán, cải thiện dự trữ ngoại hối, giảm sức ép tăng tỷ giá.
Kiều hối Việt Nam qua một số năm:
Năm
Số tiền (tỉ USD)
2000
1,75
2001
1,82
2002
2,2
2003
2,6
2004
3
2005
3,8
2006
4,5
2007
5,5
2008
7,2
Dẫn nguồn tư liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bài báo cho biết từ năm 2001 đến hết năm 2008, lượng kiều hối gửi về Việt Nam hàng năm đã tăng gấp ba lần, lên tới 7,2 tỷ USD vào năm 2008, tương đương khoảng 8% .Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam.
Theo ước tính, hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 3 triệu người đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài, chủ yếu tập trung ở một số nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người cao như Mỹ khoảng 1,5 triệu người, Pháp khoảng 350.000 người, Canada khoảng 200.000 người, Úc khoảng 250.000 người. Ngoài ra, số còn lại ở rải rác khắp các nước khác trên thế giới.
Nguồn kiều hối có thể được chuyển vào Việt Nam thông qua kênh chính thức và kênh không chính thức. Các kênh chuyển kiều hối chính thức bao gồm các công ty kiều hối, các ngân hàng thương mại được phép làm dịch vụ chuyển tiền quốc tế, các công ty chuyển tiền, công ty bưu chính. Các tổ chức này chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước.Còn các kênh chuyển tiền không chính thức cũng rất đa dạng. Thực tế là có một lượng không nhỏ kiều hối chảy vào Việt nam do kiều bào trực tiếp cầm về hay nhờ bè bạn, người thân cầm về giúp. Một nguồn khác được chuyển phi pháp bởi các phi công, tiếp viên hàng không hay những người thường xuyên di chuyển giữa các nước. Tuy nhiên, kênh chuyển kiều hối không chính thức nhiều nhất là qua các đường dây chuyển tiền, trong đó, người gửi tiền chỉ cần chuyển tiền mặt kèm địa chỉ hay số điện thoại người nhận cho một cơ sở nào đó nhận tiền ở nước ngoài, cơ sở đó sẽ làm việc với cơ sở trong đường dây của họ ở Việt Nam, sau đó, người nhận ở Việt Nam có thể được nhận tiền ngay tại nhà hay qua đường bưu điện.
-Theo Vụ quản lý ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, lượng kiều hối chuyển về nước năm 2005 đạt kỷ lục với gần 4 tỷ USD, tăng từ 20 đến 25% so với năm 2004.
Những năm gần đây, chính sách kiều hối được điều chỉnh theo hướng cởi mở hơn, tạo thêm thuận lợi cho cả người gửi và người nhận. Đây được coi là nguyên nhân chính tạo nên sự tăng trưởng ngoạn mục về lượng kiều hối chuyển về nước. 
 Đặc biệt, từ năm 2003, Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập công ty kiều hối trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập bằng vốn tự có, và điều kiện thành lập các văn phòng thay mặt ở nước ngoài để xúc tiến các kênh kiều hối cũng thuận lợi hơn.
-Vào năm 2006, số kiều hối đổ về Việt Nam khoảng hơn 4 tỷ đô la, gia tăng 22% so với năm 2005..
- Năm 2007, lượng kiều hối được chuyển về nước để trợ giúp thân nhân bị lũ lụt, hay người đi xuất cảng lao động gửi tiền về người thân tăng mạnh, nhất là từ Đài Loan, Hàn Quốc…
- Năm 2008 : Mặc dù tình hình kinh tế thế giới đang hết sức khó khăn, đặc biệt là ở Mỹ, nhưng lượng kiều hối gửi về nước vẫn tiếp tục tăng mạnh. Theo con số của Ủy ban người Việt ở nước ngoài cung cấp, năm 2008, lượng kiều hối đã đạt gần 8 tỉ USD. Trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái, lượng tiền mỗi người gửi về có thể không nhiều hơn nhưng số người gửi đã tăng lên đang kể.
Trước đó, hãng chuyển tiền Western Union nhận định những người Việt Nam, đặc biệt là những công nhân xuất khẩu lao động ra nước ngoài, luôn mong muốn gửi tiền về hỗ trợ gia đình. Vì vậy, cho dù trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, bà con việt kiều vẫn cố gắng dành dụm tiền để gửi về.
Theo lãnh đạo các ngân hàng, nguyên nhân của việc bội thu kiều hối năm nay c ũng là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng Việt Nam đang khá cao so với các nước khác nên đã thu hút được lượng tiền của Việt kiều gửi về. Bên cạnh đó, những chính sách cởi mở với Việt kiều như cho phép họ mua nhà tại Việt Nam,khuyến khích đầu tư về các lĩnh vực kinh tế khác nhau trong nước với những ưu đãi về thuế, thủ tục thông thoáng hơn... của Chính phủ Việt Nam cũng là nguyên nhân khiến kiều hối về nhiều. Trong nước, giá bất động sản đã xuống thấp, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh cũng là nguyên nhân khiến nhiều Việt kiều gửi tiền về nhờ người thân mua nhà đất giúp hay đầu tư vào kênh chứng khoán
Trong những năm gần đây,thu nhập từ đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam cũng tăng khá mạnh.Tính đến ngày 19/12/2008,tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài của nước ta đạt 2,386 tỉ USD:
STT
Năm
Số dự án
Tổng vốn đầu tư (USD)
1
1989
1
563,318
2
1990
1
-
3
1991
3
4.000.000
4
1992
3
5.282.051
5
1993
5
690....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status