Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích hiệu quả hoạt động tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng



 Đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ,năm 2009 so với năm 2008 tăng 117,773,492,928 đồng (tỷ lệ tăng 27,45%) cụ thể tiền gửi ngân hàng tăng 63,363,733000 đồng,hàng tồn kho tăng 49,342,25,346 đồng,còn lại các khoản phải thu khác giảm.Năm 2010 so với năm 2009 tăng 224,660,187,384 đồng (tỷ lệ tăng 41.08%),nguyên nhân chính là do tiền gửi có kỳ hạn tăng 96,300,000,000 đồng,hàng tồn kho tăng gần 110,000,000,000 đồng.
 Đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng đều qua các năm,năm 2009 so với năm 2008 tăng 22.8%,năm 2010 so với năm 2009 tăng 28.4% so.Mặc dù các khoản đầu tư tài chính dài hạn và tài sản dài hạn khác tăng giảm bất thường nhưng nguyên nhân chính làm cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng là do tài sản cố định tăng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính, thực chất nó thể hiện cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Xét trong mối quan hệ giữa ROE, RE lãi suất vay r, thuế thu nhập doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính ta có công thức sau:
ROE ={ RE + ( RE – r ) * ĐBTC } * ( 1- T )
- Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lớn hơn chi phí sử dụng vốn vay thì việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên. Trong thường hợp này đòn bẩy tài chính được gọi là đòn bẩy dương, doanh nghiệp nên vay thêm vốn để mở rộng quy mô kinh doanh mà vẫn đảm bảo giữ được hiệu quả như cũ.
- Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn vay thì việc vay nợ sẽ làm giảm đi hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp này đòn bẩy gọi là đòn bẩy âm, doanh nghiệp hạn chế và không nên đi vay thêm vốn từ bên ngoài, lúc này doanh nghiệp nên xem xét lại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình có cần tổ chức lại hay chuyển sang kinh doanh trong lĩnh vực khác.
I.5.2.4. Khả năng thanh toán lãi vay
Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định nguồn để trả là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý kinh doanh và chi phí bán hàng. Công thức xác định:
LNTT + Lãi vay
Khả năng thanh toán vay =
Lãi vay
So sánh giữa nguồn để trả lãi với lãi vay phải trả sẽ cho ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả tiền đã vay tới mức độ nào.
Hệ số này dùng để đo lường mức độ lợi nhuận có được do sử dụng vốn vay để đảm bảo trã lãi cho chủ nợ. Nói cách khác, hệ số thanh toán lãi vay cho ta biết được số vốn đi vay đã được sử dụng tới mức độ nào, đem lại khoản lợi nhuận bao nhiêu có đủ để bù đắp lãi vay phải trả hay không.
Hệ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, lợi nhuận tạo ra được sử dụng để trả lãi nợ vay và một phần tích luỹ cho doanh nghiệp. Ngược lại hệ số này nhỏ hơn hay bằng 1 chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn vay không có hiệu quả.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động chủ yếu bằng nợ vay thì việc phân tích này còn có ý nghĩa đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nguồn dùng để trả lãi chính là lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó đánh giá khả năng thanh toán lãi vay được xem như là đánh giá khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
PHẦN II
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG
II.1 . khái quát chung về công ty cổ phần cao su đà nẵng
II.1.1. Quá trình hình thành,phát triển và chức năng hoạt động của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
II.1.1.1. Quá trình hình thành:
Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng thành lập vào ngày 4/12/1975 theo quyết định số 340/PTT của Hội Đồng Chính Phủ, với tên gọi ban đầu là Nhà Máy Cao Su Đà Nẵng thuộc Tổng Công ty Hóa Chất Việt Nam, tiền thân là một xưởng đắp vỏ xe ô tô của quân đội . Đến năm 1993, Nhà Máy Cao Su Đà Nẵng đổi tên thành Công Ty Cao Su Đà Nẵng theo quyết định số 320/QĐ-NSĐT ngày 20/05/1993.
- Mã chứng khoán : DRC, Tên đầy đủ: Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
- Tên giao dịch quốc tế: DANANG RUBBER JOINT - STOCK COMPANY
- Tên viết tắt: DRC, Địa chỉ : số 1 Lê Văn Hiến, thành phố Đà Nẵng.
- Vốn điều lệ: 307.692.480.000
- Điện thoại: 0511.3847408, Fax : 0511.3836195
- Email : [email protected], Website : www.drc.com.vn
II.1.1.2. Quá trình phát triển
Quá trình phát triển của công ty có thể chia thành 3 giai đoạn như sau:
Giai đoạn I :Từ khi thành lập đến năm 1989:
Đây là giai đoạn phát triển theo cơ chế quản lý kinh tế bao cấp, do đó vốn xản xuất được nhà nước cấp và thực hiện sản xuất theo kế hoạch của nhà nước, do đó hiệu quả sản xuất không cao, năng suất lao động thấp…
Giai đoạn II:Từ năm 1989 đến 31/12/2005:
Đây là giai đoạn quản lý kinh tế theo thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Để phù hợp với cơ chế mới, lúc này công ty thực sự quan tâm tới việc cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả hoạt động…Bước đầu công ty còn nhiều bỡ ngỡ nhưng với sự nhiệt tình sáng tạo của đội ngũ cán bộ, kỹ sư của Công ty đã lãnh đạo công ty đứng vững trên thị trường, tốc độ phát triển năm sau cao hơn năm trước, sản phẩm được thị trường chấp nhận, đời sống cán bộ công nhân viên luôn ổn định và là doanh nghiệp được Bộ Công nghiệp đánh giá cao trong ngành cao su.
Giai đoạn III: Bắt đầu từ ngày 01/01/2006 đến nay:
Ngày 01/01/2006 công ty chuyển từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần.
Cơ cấu cổ đông của DRC tại thời điểm 04/10/2006 bao gồm 50,5% thuộc sở hữu của Nhà nước, do Tổng Công ty hoá chất Việt Nam nắm giữ; 25,07% sở hữu thuộc CBCNV công ty và 24,43% thuộc sở hữu của các cổ đông ngoài công ty. Hiện Công ty cũng đang nắm giữ 30% vốn điều lệ của Công ty liên doanh Sovitcom (tương đương 716.296.330 đồng).
Hiện nay cơ cấu đã có sự thay đổi như sau: Sở hữu nhà nước 50,5% ( 7.769.925 cổ phần, sở hữu ngoài nhà nước 8,12% (1.249.398 cổ phần), sở hữu khác 41,37% (6.365.301 cổ phần).
Quá trình tăng vốn điều lệ của công ty:
+ Vốn điều lệ năm 2006 sau khi cổ phần hóa: 49.000.000.000 đồng.
+ Tháng 08/2006: Tăng vốn điều lệ thêm 34.000.000.000 đồng bằng cách phát hành cổ phiếu bổ sung cho cổ đông hiện hữu nâng vốn điều lệ lên 83.000.000.000 đồng.
+ Tháng 10/2006: Tăng vốn điều lệ thêm 9.475.000.000 đồng bằng cách tạm ứng cổ tức cho cổ đông nâng vốn điều lệ lên 92.475.000.000 đồng.
+ Hiện nay vốn điều lệ công ty là: 307.692.480.000
Trong những năm gần đây, công ty được đánh giá là một trong những đơn vị hoạt động hiệu quả nhất tại Đà Nẵng với nhiều thành tích, được chủ tịch nước khen tặng…
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRONG VÀI NĂM QUA
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Tổng số vốn
609.246.673.617
785.049.058.825
1.064.193.223.594
Doanh thu thuần
1.290.517.642.994
1.815.041.122.354
2.160.139.221.701
Lợi nhuận trước thuế
51.789.163.866
394.526.859.893
260.947.930.378
II.1.1.1.3. Chức năng hoạt động và nhiệm vụ của công ty
- Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao
- Chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su
- Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp
II.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng
II.1.2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty
BAN KIỂM SOÁT
P.T GIÁM ĐỐC
KỸ THUẬT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
P. Tổ chức LĐTL
P. Hành chính
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÔNG TY
Ban đầu tư
XN Cơ khí & NL
Đội kiến thiết nội bộ
Ban bảo hộ lao động
P. KT Cơ năng
Ban ISO
P. KT Cao su
XN Săm lốp xe đạp XM
XN Đắp lốp Ô tô
XN Cán luỵện
P. KCS
P. Kế hoạch - Vật tư
XN Săm lốp Ô tô
P. Dịch vụ sau bán hàng
P. Bán hàng
CN Miền Bắc
CN Miền Nam
Trung tâm Miền Trung
P. Tài chính Kế toán
P.T GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
P.T GIÁM ĐỐC
ĐẦU TƯ
P.T GIÁM ĐỐC
BÁN HÀNG
KẾ TOÁN TRƯỞNG
II.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status