Phân tích thực trạng hoạt động logistic tại Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Phân tích thực trạng hoạt động logistic tại Việt Nam



Việt Nam có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi cho phát triển hoạt động Logistics, nằm trong khu vực có mạng lưới vaanjc chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động và bậc nhất trên thế giới. Biển Đông là cửa ngỏ vào khu vực Asean, và các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc, Hàn Quốc. Mặc khác, với 3.260 km bờ biển, với nhiều cảng nước sâu và sân bay quốc tế, hệ thống đường sắt xuyên xuốt quốc gia, thu hút được nhiều vốn ODA và các nguồn vốn phi chính phủ hỗ trợ Việt Nam nhằm phát tiển cơ sở hạ tầng, tạo sức hấp dẫn cho Việt Nam trở thành điểm trung chuyển hàng hóa thuận lợi trong các tuyến đường vận chuyển quốc tế. Thêm vào đó, xét về đường bộ, thì Việt Nam nằm trên tuyến giao thông đường bộ xuyên Á của TNT Logistics, theo đánh giá của TNT, dịch vụ vận tải đường bộ xuyên Á của công ty giúp tiết kiệm chi phí đến 30% so với đường hàng không và nhanh gấp ba lần đường biển. Như vậy, bắt đầu từ Trung Quốc, kết nối hơn 125 thành phố với 5.000 km tại Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Lào . đã phần nào chứng tỏ vị trí địa lý Việt Nam tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động vận tải cũng như phát triển dịch vụ Logistics.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

phận phải thực hiện đúng qui trình. Đây còn gọi là qui trình khai thác tiêu chuẩn ( Standard Operating Procedure). Qui trình Logistics bao gồm các bước sau.
Booking: theo hợp đồng thương mại ký kết với khách hàng về một đơn hàng cụ thể, chủ hàng sẽ gửi chi tiết số đơn hàng theo mẫu booking qui định của công ty Logistics bao gồm số PO, số loại hàng, số chiếc, số khôi… Những chi tiết yêu cầu này thay đổi tỳ theo khách hàng, được qui định trong qui trình Logistics. Sau khi nhận booking từ chủ hàng, người phụ trách khách hàng của công ty Logistics sẽ kiểm tra những những chi tiết này trên hệ thống dữ liệu mà đã được khách hàng cập nhật. Ngoài ra, qui trình cũng qui định thời gian chủ hàng gửi booking cho công ty Logistics, chủ hàng không thể tùy tiện gởi booking theo tình hình hàng hóa.
Giao hàng: hàng sau khi được booking sẽ được xuất theo hai dạng là hàng lẻ hay container. Đối với hàng lẻ, chủ hàng phải giao hàng trước thời gian đưa ra của công ty Logistics, tại kho, công ty Logistics sẽ tiến hành quét mã vạch và tiến hành đóng hàng vào container theo kế hoạch đóng hàng và hạ bãi. Việc thực thủ tục hải quan do chủ hàng thực hiện nhưng chủ yếu vẫn là các công ty Logistics làm thay cho chủ hàng để đảm bảo thuận tiện và nhanh chóng hơn.
Chứng từ: sau khi giao hàng vào kho của công ty Logistics hay hạ bãi container, chủ hàng sẽ cung cấp thông tin chi tiết lô hàng cho công ty Logistics để làm vận đơn đường biển, chứng nhận hàng… Công ty Logistics sẽ tiến hành phân loại, kiểm tra và gửi toàn bộ chứng từ của lô hàng cho khách hàng… Sau khi hoàn thành mọi thủ tục và cập nhật chi tiết về lô hàng, công ty Logistics sẽ gởi thông báo hàng xuất kho cho khách hàng bao gồm như những thông tin cơ bản như số PO, số container, ngày tàu chạy…
Đa số các công ty Logistics tại Việt Nam đề hoạt động theo nội dung của qui trình logistics nêu trên, qui trình này bao hàm những dịch vụ được cung cấp như quản lý đơn hàng, gom hàng, quản lý chứng từ, dịch vụ tại kho… Nhưng thực ra đây chỉ mới là những khâu cơ bản nhất trong chuỗi Logistics mà các công ty Logistics Việt Nam đã và đang làm được.
Khách hàng/ Chủ hàng Công ty Logistics Chủ tàu/Hãng tàu
Kiểm tra số PO và quyết định
Kiểm tra số PO trong hệ thống hay xin ý kiến khách hàng
Nhập chi tiết Booking vào hệ thống
Gởi Booking cho công ty Logistics
Xác nhận Booking từ công ty Logistics/ chuẩn bị giao hàng
Xác nhận Booking với chủ tàu/ lịch tàu/ thời gian…
Booking container với hãng tàu
Cung cấp Booking container cho công ty Logistics
Chất hàng lên xe tải
Dỡ hàng, Kiểm tra, Barcode scanning
Giao hàng với chứng từ cần thiết
Nhận chứng từ và khai báo hải quan
Phân loại chứng từ và gởi cho khách hàng
Kiểm tra chứng từ
Gởi Shipping Advice lo khách hàng
Nhận B/L, SWB gốc/ in PCR gốc
Gởi bản sao PCR cho chủ hàng/ xác nhận chính xác B/L, SWB
Làm B/L, SWB, gửi bản sao cho công ty Logistics
Thu chạy
Cập nhật thông tin trong hệ thống
Kiểm hàng/ Đóng hàng lẻ vào container/ Hạ bãi
Hạ bãi
Nhận bản PCR và kiểm tra nội dung
Nhận Shipping Advice
Nộp chứng từ theo yêu cầu, nhận PCR gốc
Hình 1: Qui trình Logistics
Vai trò của Logistics
Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình hoạt động này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Một nghiên cứu gần đây của trường đại học Quốc gia Michigan (Hoa Kỳ) cho thấy hoạt động Logistics chiếm khoảng 10% đến 15% GDP của các nước phát triển như Hoa Kỳ, các nước Châu Âu và một số nền kinh tế lớn ở Châu Á.
Hiệu quả hoạt động Logistics tác động trực tiếp đến khả năng hội nhập của nền kinh tế, theo nhà kinh tế học người Anh Ullman: “khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách hai nước đó”, theo PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân thì khoảng cách ở đây là khoảng cách kinh tế, khoảng cách kinh tế càng rút ngắn thì lượng hàng lưu thông giữa hai nước càng lớn điển hình là kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Thái Lan luôn cao hơn giữa Thái Lan và Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự tiến bộ của Logistics còn phản ánh trình độ phát triển và tính cạnh tranh của một đất nước thông qua cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, chi phí vận chuyển, tốc độ giao nhận hàng hóa… Quốc gia nào có hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo, hệ thống giao thông, cảng biển tốt sẽ thu hút đầu tư từ công ty hay các tập đoàn lớn trên thế giới. Sự phát triển vượt bậc của Hồng Kông, Trung Quốc, Singapore là một minh chứng sống động cho ý kiến trên.
Đối với doanh nghiệp, Logistic như là một chất xúc tác, bôi trơn guồng máy hoạt động của doanh nghiệp, giúp cải thiện chi phí, rút ngắn vòng đời và tăng khả năng thu hồi vốn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Logistics còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động Marketing, đặc biệt là Marketing hỗn hợp, nó đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng, rút ngắn thời gian, giảm chi phí góp phần làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VIỆT NAM
Tình hình chung
Theo Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á – Thái Bình Dương thì Logistics là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, ở nước ta theo định nghĩa trong Luật Thương mại Việt Nam 2005, thì định nghĩa Logistics vô tình gắn hoạt động Logistics với hậu cần hay đơn thuần là vận tải và lưu kho. Vì thế, đa phần doanh nghiệp đăng ký hoạt động Logistics Việt Nam chỉ hoạt động trên lĩnh vực vận tải cũng như lưu kho. Bắt đầu với một vài doanh nghiệp giao nhận quốc doanh đầu những năm 90 thì nay có hơn 2000 công ty giao nhận hoạt động từ Bắc, Trung, Nam. Nổi bật hơn cả là Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) với 111 hội viên chính thức, 13 thành viên liên kết đang đóng vai trò tiên phong trong hoạt động mới mẻ này. Với tốc độ phát triển trung bình 20%/năm, Logistic Việt Nam là ngành dịch vụ đầy tiềm năng. Năm 2009, theo World Bank, Việt Nam đứng thứ 53/155 quốc gia trên thế giới và hạng 5 trong khu vực Asean về chỉ số LPI (chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động Logistics).
Bảng 1: Chỉ số năng lực Logistics của Việt Nam năm 2007 và 2009
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năng lực thông quan
2.89
2.68
Cơ sở hạ tầng
2.50
2.56
Vận tải quốc tế
3.00
3.04
Năng lực Logistics
2.80
2.89
Khả năng truy xuất
2.90
3.10
Thời gian thông quan và dịch vụ
3.22
3.44
Tổng hợp
2.89
2.96
Nguồn số liệu: worldbank_Global LPI Ranking.
Tuy được đánh giá cao về hiệu quả hoạt động Logistics, nhưng ngành Logistics tại Việt Nam vẫn chưa được các doanh nghiệp trong nước khai thác hết tiềm năng. Cụ thể như trong lĩnh vực vận tải biển, theo Cục Hàng hải Việt Nam, hiện nay có đến 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước chỉ mới đáp ứng chuyên chở được 18% tổng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, phần còn lại do các công ty Logistics nước ngoài nắm giữ. Mặc khác, các ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status