Phân tích tháp nhu cầu của người lao động do Abraham Maslow đưa ra và những giải pháp chủ yếu thoả mãn các nhu cầu trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU------------------------------------------------------Trang 1
NỘI DUNG---------------------------------------------------------Trang 2
I. NHẬN THỨC CHUNGVỀ TRƯỜNG PHÁI “QUAN HỆ CON NGƯỜI”
1. Trường phái “Quan hệ con người”----------------------------Trang 2
2. Tháp nhu cầu người lao động của Abraham Maslow----Trang 2-4
3. Vận dụng lý thuyết của Maslow trong quản trị-----------Trang 5-6
II. THỰC TIỄN VẬN DỤNG QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG THỨ BẬC NHU CẦU VÀO ĐIỀU KIỆN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. Những chính sách của nhà nước đối với yếu tố con người trong doanh nghiệp Việt Nam.--------------------------------------------------------------Trang 7-8
2.Một số vấn đề nào đã được đáp ứng cho người lao động trong các doanh nghiệp. -----------------------------------------------------------------Trang 8-9
3. Những vấn đề còn tồn đọng hiện nay----------------------------Trang 10
III.GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THOẢ MÃN CÁC NHU CẦU TRONGĐIỀU KIỆN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Các cấp cần quản lý thường xuyên tiến hành các công việc sau:------Trang 11
2. Không ngừng tạo điều kiện cho người lao động--------------Trang 11
3. Phải làm cho tập thể công nhân tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho công nhân tự đánh giá thành tích của họ.----------Trang 11
4. Tiến tới có quy định thống nhất về bảo hiểm cho người lao động----Trang11
5. Tăng cường vai trò công đoàn trong các doanh nghiệp-------Trang11- 12

KẾT LUẬN-------------------------------------------------------Trang 13
lời mở đầu

Nền kinh tế của khu vực Châu á trong vài thập kỉ vừa qua đã cho thấy sự phát triển của họ là đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực. Có thể nói, chìa khoá sự thành công của mỗi doanh nghiệp chính là con người.
Kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng đến nay, nền kinh tế đã chuyển dần từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII Đã đề ra chiến lược: lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố căn bản cho sự phát triển nhanh, bền vững và khẳng định rằng: “ Để nền kinh tế đất nước phát triển cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt là đối với nước ta khi nguồn lực vật chất và tài chính còn hạn chế. ”
Để phát triển nguồn nhân lực, các nhà doanh nghiệp cần quan tâm đến các nhu cầu của người lao động, để giúp người lao động thêm gắn bó với công việc. Đây là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả của mọi hoạt động sản xuất.
Với mục đích hiểu rõ thêm về nhu cầu của người lao động, em xin được trình bày qua bài tiểu luận : “Phân tích tháp nhu cầu của người lao động do Abraham Maslow đưa ra và những giải pháp chủ yếu thoả mãn các nhu cầu trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”.







Nội dung
I/ Nhận thức chung về trường phái: “Quan hệ con người”
1. Trường phái “Quan hệ con người”
Trường phái này nghiên cứu những động cơ tâm lý thuộc hành vi của con người trong quá trình sản xuất, trong quan hệ tập thể đặc biệt là các vấn đề về hợp tác- xung đột trong quá trình này.
Qua thực nghiệm, người ta chứng minh được rằng việc tăng năng suất lao động không những phụ thuộc vào các điều kiện ngoại cảnh (như điều kiện lao động, chế độ nghỉ ngơi...) mà còn phụ thuộc tâm lý người lao động và bầu không khí trong tập thể lao động (vd trong phong cách ứng xử của đốc công, sự quan tâm của nhà quản lý doanh nghiệp đối với sức khoẻ, hoàn cảnh riêng của người lao động...). Lý thuyết quản lý của trường phái này được xây dựng chủ yếu dựa vào những thành tựu của tâm lý học. Họ đưa ra các khái niệm “Công nhân tham gia quản lý”,”Người lao động coi doanh nghiệp là nhà của mình ”...Tư tưởng quản lý này được nhiều nước áp dụng, đặc biệt là nước Nhật.
Đại diện của trường phái này là Abraham Maslow (1908-1970).Maslow cho rằng những người bình thường thích được làm việc và tiềm ẩn những khả năng rất lớn, được khởi động và khai thác. Có khả năng sáng tạo lớn và bất cứ ở cương vị nào cũng có tinh thần trách nhiệm và muốn làm việc tốt.
2. Tháp nhu cầu người lao động của Abraham Maslow
Lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow đã được nhiều người chấp nhận ngay từ khi nó được đưa ra. Lý thuyết của ông về động cơ nhấn mạnh hai tiền đề cơ bản:
- Chúng ta là những động vật luôn có ham muốn, với những nhu cầu phụ thuộc vào những gì chúng ta đã có. Chỉ những nhu cầu chưa được thoả mãn mới có thể ảnh hưởng đến hành vi. Nói cách khác, một nhu cầu đã được thoả mãn không phải là một động cơ.
- Các nhu cầu của ta được sắp xếp theo thứ bậc ý nghĩa quan trọng. Một khi một nhu cầu đã được thoả mãn thì những nhu cầu khác lại xuất hiện và đòi hỏi phải được thoả mãn.
Maslow giả thiết có 5 cấp nhu cầu: sinh lý, an toàn, xã hội, tôn trọngvà tự thể hiện mình. Ông đã sắp xếp chúng trong một hệ thống gọi là thứ bậc của các nhu cầu do có mức độ quan trọng khác nhau. Theo Maslow con người đều cố gắng thoả mãn 5 nhu cầu cơ bản của mình.

Các nhu cầu cấp cao Tự thể hiện mình
Cấp nhu cầu cao nhất,
nhu cầu tự khẳng định
mình, phát triển và sử
dụng các khả năng 1
cách đầy đủ và sáng
tạo nhất.

Tôn trọng



0wp3KO5cf8M6aV2
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status