Nghiên cứu mô hình Chaebol Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho tập đoàn kinh tế Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu mô hình Chaebol Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho tập đoàn kinh tế Việt Nam



Mục lục
Phần I. Hàn Quốc
I.Giới thiệu về Hàn Quốc
1.1. Đất nước - con người
1.2.Chính trị
1.3.Kinh tế
II.Mô hình Chaebol Hàn Quốc
2.1.Khái niệm
2.2.Lịch sử hình thành và phát triển của Chaebol
2.3. Đặc điểm Chaebol
III. Ưu nhược điểm và tác động của Chaebol tới nền kinh tế Hàn Quốc
3.1.Chế độ tập trung hoá và tính hình thức cao trong việc ra quyết định
3.2.Vị trí độc quyền trong nước
3.3.Khuynh hướng đa dạng hoá của Chaebol
IV. Đánh giá hoạt động của mô hình Chaebol từ sau khủng hoảng năm 1997
4.1.Những thành tựu đạt được sau cải tổ
4.1.1.Về cơ cấu kinh doanh
4.1.2.Về cơ cấu vốn
4.1.3.Về quản lý công ty
4.2.Những tồn tại chủ yếu
4.2.1.Trên phương diện vĩ mô
4.2.2.Trên phương diện vi mô
4.3.Tình hình hiện nay
4.3.1.Nguy cơ tan rã
4.3.2.Cơ cấu sở hữu thay đổi
4.3.3.Chaebol thâm nhập vào các ngành, lĩnh vực kinh doanh khác
 
 
Phần II. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
I.Khả năng vận dụng kinh nghiệm Hàn Quốc trong việc quản lý các tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam
1.1.Bài học kinh nghiệm thực tiễn từ việc cải tổ Chaebol
1.1.1. Định hướng lại vai trò của chính phủ - một điều kiện then chốt cho thành công của cải tổ
1.1.2. Đảm bảo tính ổn định và nhất quán của chính sách
1.1.3.Chính phủ cần tạo dựng được sự đồng thuận cao trong giới kinh doanh và xã hội đối với công cuộc cải tổ
1.1.4.Tăng cường tính rõ ràng và mềm dẻo trong việc hoạch định chính sách
1.1.5.Tiếp tục tạo dựng môi trường vĩ mô thuận lợi cho khu vực tổng công ty
1.2.Khả năng vận dụng bài học kinh nghiệm Hàn Quốc vào quản lý các tổng công
ty Việt Nam
1.2.1.Tổng quan về các tổng công ty Việt Nam hiện nay
1.2.2.Vận dụng vào Việt Nam
II.Sự phù hợp của mô hình Chaebol vào Việt Nam
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

àn Quốc. Các công ty được tự do vay ngắn hạn từ nước ngoài và từ các tổ chức tài chính khác. Đến cuối tháng 11 năm 1997, tổng nợ nước ngoài của Hàn Quốc lên tới 156,9 tỷ USD. Khoảng hơn 70% tổng số nợ nước ngoài là của các tổ chức tài chính. Vào thời điểm trước khủng hoảng một số Chaebol lớn đã có tổng số nợ vượt quá 1000% vốn tự có của chúng. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản trung bình của 30 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc vào thời điểm cuối năm 1997 là 518,9%. Tỷ lệ mức nợ này không chỉ lớn về quy mô mà còn trong quan hệ so sánh với tổng giá trị tài sản của mỗi tập đoàn và trong quan hệ so sánh với tổng GDP của nền kinh tế.
Biểu đồ 1: Tỷ lệ nợ của các tập đoàn Hàn Quốc trong mối quan hệ so sánh với GDP
Đơn vị tính: 1000 tỷ won
Nguồn: Hahm (1998)
Chú thích: Màu xanh biểu thị số
Màu đỏ là GDP
Biểu đồ trên cho thấy tỉ lệ nợ của các Chaebol của Hàn Quốc so với GDP đạt mức thấp nhất thời kỳ 1987-1988 và có xu hướng tăng dần.
Dươí đây là Biểu đồ 2 thể hiện tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của 10 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc
Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản của 10 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc năm 1997 (%)
Nguồn Kim Joon Kyung, 1998
Để giảm sự phụ thuộc về vốn vào chính phủ, các Chaebol lớn đã thực hiện đa dạng hoá vào các ngành như tài chính phi ngân hàng, thương mại là những ngành không phải là lĩnh vực công nghiệp trọng điểm trong quá trình công nghiệp hoá. Ở thời điểm đầu năm 1980, mỗi Chaebol trong số 10 Chaebol lớn nhất đều sở hữu ít nhất một công ty trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đầu năm 1994, mỗi Chaebol đã có trung bình 4 công ty hoạt động trong lĩnh vực này với số vốn ngày càng tăng. Chaebol LG đầu những năm 70 chỉ có một công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nhưng đến năm 1994 con số này là 13 trong đó có 5 công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính phi ngân hàng. Sam Sung cũng là một Chaebol đã đầu tư lớn vào lĩnh vực này. Nếu năm 1980, Sam Sung đã đầu tư 22% tổng số tài sản của mình nhưng đến năm 1988 con số này là 44,9%. Đến năm 2002, 30 Chaebol hàng đầu đã sở hữu 18 trong số 30 công ty bảo hiểm và 13 trong số 38 ngân hàng thương mại. Nhiều Chaebol đã đạt được mức độ tăng trưởng cao nhờ đầu tư vào lĩnh vực tài chính phi ngân hàng, nhờ đó sức mạnh kinh tế của chúng ngày càng lớn. Do vậy, các Chaebol có thể gây áp lực đối với chính phủ cả trên phương diện kinh tế lẫn chính trị.
3.3.Khuynh hướng đa dạng hoá của các Chaebol
Khuynh hướng đa dạng hoá của các Chaebol xuất hiện khi chính sách công nghiệp hoá chú trọng vào công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất của tổng thống Park Chung Hee được thực hiện. Để khuyến khích các Chaebol tham gia đầu tư vào hai ngành này, chính phủ đã đưa ra những ưu đãi đặc biệt về thuế và tài chính: các công ty được vay vốn thông qua ngân hàng nhà nước với lãi suất thấp, nếu công ty không có khả năng thanh toán thì chính phủ sẽ can thiệp để công ty tiếp tục hoạt động. Chính những điều kiện thuận lợi này khiến các Chaebol chạy theo việc đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, tham gia vào những ngành trọng điểm được chính phủ bảo trợ. Samsung là ví dụ tiêu biểu, nổi tiếng trong ngành công nghiệp nhẹ với tổng số vốn đầu tư vào ngành này chiếm 66% tổng giá trị tài sản nhưng đầu những năm 70 Samsung đã đầu tư vào ngành công nghiệp nặng. Đến năm 1984, giá trị đầu tư vào ngành này chiếm 33% tổng tài sản trong khi đầu tư vào ngành công nghiệp nhẹ chỉ còn 17% ( Koo và Kim, 1992).
Đa dạng hoá một mặt tạo nên công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động. Đến năm 2006, số lượng nhân viên của Samsung lên đến 138.000 người. Việc mở rộng quy mô các công ty có thể làm giảm chi phí giao dịch vì giao dịch giữa các công ty trong cùng Chaebol thấp hơn là giao dịch trên thị trường. Chi phí giao dịch thấp sẽ tiết kiệm được chi phí kinh doanh.
Nhưng bên cạnh đó việc đa dạng hoá nhằm theo đuổi mục đích mở rộng quy mô đã khiến các Chaebol chỉ chú trọng mở rộng quy mô và mở rộng thị trường mới chứ không chú trọng đầu tư nâng cao năng suất. Để xâm nhập thị trường hàng tiêu dùng quốc tế mà vốn không có lợi thế về kỹ thuật và công nghệ cao, các Chaebol đa dạng hoá vào những ngành có thể khai thác những lợi thế về nguồn lao động và mức thuế thấp để cạnh tranh bằng mức giá thấp chứ không đầu tư lớn vào nghiên cứu kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm. Ở Đông Nam Á và Ấn Độ, công ty LG hiện đang có mặt trong ngành công nghiệp hoá dầu, lọc dầu và phát triển địa ốc cùng lúc với các ngành nghề truyền thống của họ về điện tử và các loại máy thu hình, sản phẩm nghe nhin, điện gia dụng, máy tính và thiết bị văn phòng tự động. Gần đây, LG đã bỏ ra 351 triệu USD để mua lại 58% cổ phần của công ty sản xuất máy tính truyền hình Zenith Electronics. Trên thị trường được bảo hộ ở quê hương, LG vẫn thương hiệu số một về máy truyền hình, tủ lạnh và máy giặt nhưng trên thị trường quốc tế các giòng sản phẩm mở rộng của họ đang nằm trong tình trạng bất lợi nặng nề.
IV.Đánh giá hoạt động của mô hình Cheabol từ sau khủng hoảng 1997
Trong số những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế Hàn Quốc năm 1997, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng là do tỷ lệ nợ trên tổng tài sản quá cao và các kết quả hoạt động kinh doanh không lành mạnh của nhiều công ty lớn. Điều này đòi hỏi phải thực hiện tái cơ cấu Chaebol. Dưới sự giám sát chặt chẽ của IMF, chương trình cải tổ nền kinh tế bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể.
4.1.Những thành tựu đạt được sau cải tổ
Công cuộc cải tổ một số Chaebol đã đạt được những thành tựu nhất định, thể hiện ở những khía cạnh sau:
4.1.1.Về cơ cấu kinh doanh
Vài năm đầu tiên sau khi công cuộc cải tổ được bắt đầu, số lượng các chi nhánh bình quân của các Chaebol đã giảm 22,9%. Năm 2000 Daewoo chỉ còn lại hai chi nhánh so với năm 1999 có 34 chi nhánh, còn Hyundai đã giảm chi nhánh của mình từ 62 xuống còn 35.
4.1.2.Về cơ cấu vốn
Nhờ thay đổi đáng kể của môi trường kinh tế vĩ mô từ sau khủng hoảng, tác động hỗ trợ của Chính Phủ cũng như những cố gắng của các tập đoàn. Chương trình tái cơ cấu nợ đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đến cuối năm 2000 tỷ lệ nợ của 30 Chaebol hàng đầu Hàn Quốc giảm xuống còn 171%. Tuy nhiên theo kết quả khảo sát của Uỷ ban Tư vấn tài chính (FSS) thực hiện tháng 6 năm 2001 thì tỷ lệ nợ trên tổng tài sản trung bình của bốn Chaebol lớn nhất năm 2001 vẫn còn rất cao là 327%. Mức chi tài chính của các công ty không giảm và mức doanh thu thì tăng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu của sự tăng doanh thu là do chính sách giảm lãi suất vay vốn của chính phủ và sự cho phép sa thải lao động dư thừa ở các doanh nghiệp khiến chi phí sản xuất giảm. Và để giảm tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, các Chaebol đã tăng cường phát hành phiếu nợ và tăng cường đầu tư chéo giữa các công ty thành viên của Chaebol hơn là giảm tổng nợ.
4.1.3.Về quản lý công ty
Trong khu vực quản lý công ty nói chung và đối với các Chaebol nói riêng, quan điểm " quy mô lớn đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status