Mối quan hệ giữa chế độ thủ trưởng (trách nhiệm quyền hạn cá nhân) với chế độ tập thể quản lý( hội đồng quản trị, trong quan hệ với các phó thủ trưởng) và nhưng phương pháp đảm bảo tốt mối quan hệ trong hoạt động của doanh nghiệp - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Mối quan hệ giữa chế độ thủ trưởng (trách nhiệm quyền hạn cá nhân) với chế độ tập thể quản lý( hội đồng quản trị, trong quan hệ với các phó thủ trưởng) và nhưng phương pháp đảm bảo tốt mối quan hệ trong hoạt động của doanh nghiệp



- Sơ bộ đề ra nhiệm vụ (vấn đề cần giải quyết): Trước hết cần xác định: vì sao phải đề ra nhiệm vụ đó? nhiệm vụ đó thuộc loại lâu dài hay cấp bách.
- Thu nhập thông tin (đi làm rõ nhiệm vụ): lượng thông tin cần thiết phụ thuộc tính phức tạp của nhiệm vụ và trình độ, kinh nghiệm của người ra quyết định. Phải đầy đủ, chính xác. Nếu chưa đầy đủ, phải tìm hiểu biện pháp để bổ sung thông tin về tình huống cần xem xét.
- Chính thức đề ra nhiệm vụ: Bước này có ý nghĩa rất quan trọng để ra quyết định đúng đắn. Chỉ có thể chính thức đề ra nhiệm vụ sau khi đã xử ly các thông tin thu thập được (qua nghiên cứu về tính chất của vấn đề cần giải quyết, tình huống phát sinh, việc xác định mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời mở đầu
Trong quá trình quản lý công việc tổ chức được hiểu và triển khai theo hai nghĩa: tổ chức một quá trình hoạt động nào đó (ví dụ hoạt động kinh doanh) và tổ chức một hệ thống bộ máy điều khiển (lãnh đạo và quản lý).
Sự phân chia một tổ chức quản lý các cấp và các khâu thể hiện sự phân công chuyên môn hóa theo chiều dọc và chiều ngang, các bộ phận đó bao giờ cũng nằm trong một mối quan hệ nhất định nhằm tạo ra sự liên kết chặt chẽ, hài hoà trong tổ chức. Việc xác lập và sử lý đúng đắn các mối quan hệ về tổ chức là yếu tố trọng yếu để vận hành bộ máy ăn khớp nhịp nhàng, tạo ra hiệu lực tổ chức . Khi đề cập khái niệm tổ chức ở trạng thái động, ta cũng đã nhấn mạnh vai trò cực ký quan trọng của các mối quan hệ về tổ chức, nếu sử lý đúng sẽ tạo ra động lực và kỷ cương cho tổ chức, ngược lại sẽ gây vướng mắc, sung đột trong nội bộ tổ chức, có thể làm rối loạn, vô hiệu hoá tổ chức.
Khi xác lập các mối quan hệ về tổ chức, cần xác định rõ các yếu tố: như quan hệ dọc hay quan hệ ngang; quan hệ lâu dài, thường xuyên hay quan hệ đột xuất; quan hệ chính thức hay không chính thức. Khái quát lại có hai loại quan hệ cơ bản: quan hệ điều khiển – phục tùng và quan hệ phối hợp – hợp tác. Nhưng bài viết này em muốn đề cập tới là : “Mối quan hệ giữa chế độ thủ trưởng (trách nhiệm quyền hạn cá nhân) với chế độ tập thể quản lý( hội đồng quản trị, trong quan hệ với các phó thủ trưởng) và nhưng phương pháp đảm bảo tốt mối quan hệ trong hoạt động của doanh nghiệp.”
Phần thân
Để nghiên cứu toàn bộ đề tài, em chia đề tài thành những phân nhỏ để nghiên cứu rồi khái quát lại:
A.Mối quan hệ ( quyền hạn trách nhiệm) giữa thủ trưởng với các phó thủ trưởng.
* Thế nào là trách nhiệm, quyền hạn?
Có 4 loại trách nhiệm:
1. Trách nhiệm tập thể: thực hiện trong cơ chế quyết định tập thể( ví dụ chế độ làm việc của hội đồng quản trị) trong đó mọi thành viên tham gia quyết định phải cùng chịu trách nhiệm, kể cả thiểu số bất đồng.
2. Trách nhiệm cá nhân: trong chế độ thủ trưởng( hệ thống điều hành) phải xác định trách nhiệm cá nhân của người phụ trách cung như người được phân công. Đối với những bộ phận
3. Trách nhiệm liên đới: nhưng người có liên quan cần xác định trách nhiệm liên đới tức là bộ phận tráh nhiệm gián tiếp.
4. Trách nhiệm cuối cùng: là sự sẻ chia trách nhiệm chung đối với kết quả thực hiện cuối cùng theo mục tiêu của cả doanh nghiệp, chủ yếu nhằm động viên tinh thần ý thức làm chủ hơn là trách nhiệm cụ thể. Trách nhiệm cụ thể có nghĩa là phải chịu xử lý về hành chính hay về pháp lý, có trường hợp phải bồi thường thiệt hại gây ra.
- Quyền hạn: quyền hạn là một phần quyền lực được giao để có thể thực hiện nhiệm vụ với trách nhiệm phải đảm bảo hoàn thành. Giao quyền hạn có nghĩa là sự phân định quyền hạn tương xứng với trách nhiệm, phải vừa đủ không thừa không thiếu và phải rõ ràng
Mối quan hệ giữa thủ trưởng và các phó thủ trưởng là mối quan hệ “ điều khiển – phục tùng”.
Thế nào là mối quan hệ điều khiển phục tùng và vài trò của mối quan hệ điều khiển phục tùng
I. Định nghĩa và vai trò của quan hệ điều khiển-phục tùng:
* Quan hệ điều khiển-phục tùng là loại quan hệ chủ yếu trong một tổ chức với tác động qua lại giữa cấp trên và cấp dưới (trên xuống và dưới lên),giữa người phụ trách và người thừa hành.
* Hành vi điều khiển là hành vi đơn giản nhất của quản lý để giải quyết các nhiệm vụ đơn nhất sau khi đã có những quyết định chung. Đó là hình thức tác động tích cực nhất và cũng linh hoạt nhất, nhằm thực hiện các nhiệm vụ và kiểm tra để ngăn chặn, khắc phục các sai lệch của các bộ phận thừa hành.
* Dù mang tính linh hoạt để ứng phó với mọi tình huống cụ thể nảy sinh hằng ngày, sự điều khiển vẫn phải dựa trên các cách tác động có tổ chức và dựa vào chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong thứ bậc của hệ thống tổ chức quản lý. Nếu không như vậy, sự điều khiển sẽ rơi vào tình trạng chủ quan tuỳ tiện, xử lý đối phó vụn vặt, có thể gây lộn xộn, mất đồng bộ trong hoạt động quản lý. Sự điều khiển có thể mang tính hành chính(cưỡng chế thi hành), hay mang tính hướng dẫn. Tính hành chính ở đây thể hiện qua các phương pháp hành chính:
Các phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý và kỷ luật của doanh nghiệp
Bất kỳ hệ thống quản lý nào cũng hình thành mối quan hệ tổ chức trong hệ thống.Về phương diện quản trị, nó biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng. Người xưa thường nói: quản trị con người có 2 cách, dùng ân và dùng uy. Dùng ân thì vững bền nhưng khó khăn và dễ trở thành phù phiếm, dùng uy thì nhanh chóng và dễ mất tính người. Cho nên , Quản trị trước tiên phải dùng uy sau đó mới tính đến việc ân.
Các phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh chính là các cách tác động trực tiếp của chủ doanh nghiệp lên tập thể những người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang tính bắt buộc, đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm ngặt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng.
Vai trò của các phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh rất to lớn. Nó xác lập trật tự kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp, là khâu nối các phương pháp quản trị kháclại, Phương pháp hành chính giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp rất nhanh chóng,Tác động hành chính có hiệu lực ngay từ khi ban hành quyết định. Vì vậy các phương pháp hành chính hết sức cần thiết trong những trường hợp hệ thống bị rơi vào những tình huống khó khăn, phức tạp
Các phương pháp hành chính tác động vào đối tượng quản trị theo 2 hướng :tác động về mặt tổ chức và tác động diều chỉnh hành vi của đối tượng quản trị
-Theo hướng tác động về mặt tổ chức :chủ doanh nghiệp ban hành các văn bản quy định về quy mô,cơ cấu, điều lệ, hoạt động tiêu chuẩn ...nhằm thiết lập tổ chức và xác định những mối quan hệ hoạt động trong nội bộ.
-Theo hướng tác động diều chỉnh hành vi của đối tượng quản trị :chủ doanh nghiệp đưa ra những chỉ thị , mệnh lệnh hành chính bắt buộc cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ nhất định, hay hoạt động theo những phương hướng nhất định nhằm đảm bảo cho các bộ phận trong hệ thống hoạt động ăn khớp và đúng hướng ,uốn nắn những lệch lạc ....
Sử dụng các phương pháp hành chính đòi hỏi các cấp quản trị phải nắm vững những yêu cầu chặt chẽ sau đây:
-Một là phương pháp hành chính có hiệu quả cao khi quyết định đó có căn cứ khoa học, được luận chứng đầy đủ về mặt kinh tế. Khi đưa ra một quyết định hành chính phải cân nhắc, tính toán đến các lợi ích kinh tế. Tất nhiên, các quyết định hành chính tập trung thường được tính toán xuất phát từ việc kết hợp hợp lý các loại lợi ích. Ngoài ra quyết định phải hiểu rõ tình ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status